Nữ hiệu trưởng xả thân cứu học trò khỏi tai nạn xe buýt
Một hiệu trưởng trường tiểu học ở Mỹ thiệt mạng sau khi cố cứu các học sinh khỏi vụ tai nạn xe buýt. Hành động của bà khiến nhiều người cảm phục.
Ngày 26/1, một chiếc xe buýt chở 25 học sinh ở bang Indiana, Mỹ, mất kiểm soát, lao lên lề đường. Bà Susan Jordan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Amy Beverland nhanh chóng đẩy các học sinh thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Sau đó, chiếc xe đâm vào bà cùng hai đứa trẻ khác, Pepple cho hay.
Vụ tai nạn khiến nữ giáo viên thiệt mạng tại chỗ. Hai nạn nhân khác được đưa đến bệnh viện. Vết thương của họ rất nghiêm trọng nhưng không đe dọa đến tính mạng. Những người có mặt trên xe đều an toàn, theo Cbs News.
Nữ hiệu trưởng chấp nhận hy sinh mạng sống để bảo vệ học sinh. Ảnh: AP.
Sáng 27/1, trang Facebook của trường chính thức xác nhận cái chết của vị hiệu trưởng đáng kính: “Chúng ta vừa mất một nhà giáo tuyệt vời. Hiệu trưởng Susan Jordan đã thiệt mạng trong vụ tai nạn xe buýt. Chúng ta hãy tưởng niệm bà và cầu nguyện cho những nạn nhân liên quan đến thảm kịch này”.
Cảnh sát bang Indiana điều tra nguyên nhân xe buýt mất kiểm soát. Họ phát hiện chiếc xe không gặp trục trặc kỹ thuật. Tài xế Rita Reith cũng trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo và không xuất hiện dấu hiệu bất thường trước khi xe lao lên lề đường.
Bà Jordan, 69 tuổi, giữ chức hiệu trưởng tại Amy Beverland trong 22 năm qua. Bà được học trò và đồng nghiệp yêu mến và coi như một huyền thoại. Năm 2015, học sinh, giáo viên và nhân viên trường cùng thực hiện một video nhằm bày tỏ lòng tri ơn và tình cảm chân thành đến nữ hiệu trưởng.
Hành động dũng cảm của bà khiến người khác cảm phục. Họ gọi bà là anh hùng. Nhiều người nhớ lại quãng thời gian bà cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và hạnh phúc của học sinh.
Video đang HOT
Phụ huynh đến đón con sau khi vụ tai nạn xảy ra. Ảnh: AP.
Theresa Benz, một phụ huynh, cho biết, khi con trai bị bạn học bắt nạt, cô trực tiếp phản ánh vụ việc lên hiệu trường. Bà nhanh chóng đưa ra giải pháp, cam đoan sẽ không để tình trạng tương tự tái diễn.
Benz và những phụ huynh khác không ngạc nhiên trước hành động xả thân cứu học trò của bà Jordan. “Đến tận cuối đời, bà ấy vẫn thực hiện công việc làm mỗi ngày – bảo vệ những đứa trẻ. Bà ấy thực sự là một anh hùng”, Reith nói.
Theo Zing
Hiệu trưởng bắt học viên đóng 300 triệu đồng trả phí taxi
Nhiều học viên bất bình vì hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Đắk Nông yêu cầu 90 người lớp lý luận chính trị cao cấp nộp hơn 300 triệu đồng trả chi phí taxi đưa đón giảng viên.
Lớp cao cấp lý luận chính trị khóa 6 của trường Chính trị tỉnh Đắk Nông đào tạo cán bộ nguồn cho các đơn vị cơ sở, từ cấp xã, đến trưởng, phó phòng ban các huyện và sở..., do trường liên kết với Học viện Chính trị khu vực III (Đà Nẵng) mở lớp.
Ngày 26/11/2015, ông Đoàn Văn Kỳ, Hiệu trưởng ký văn bản số 95/TB-TCT về việc yêu cầu nộp các khoản phí cho khóa học. Trong đó, các khoản mà 90 học viên phải đóng có tiền học phí 14,4 triệu đồng/học viên; tiền đi lại cho giảng viên gần 3,5 triệu đồng/học viên (tương đương hơn 300 triệu đồng/khóa).
Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Tiền Phong.
Các học viên không đồng tình quyết định này của lãnh đạo nhà trường. Một học viên phản ánh với phóng viên: Trừ các khoản "cứng" đã đóng, tôi cho rằng, tiền ăn ở và đi lại đều nằm trong khoản học phí. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tiền tàu xe, các thầy đã được nhà trường thanh toán riêng. Lớp có 90 học viên, thu 300 triệu chỉ để trả chi phí tàu xe cho giảng viên là bất thường.
Một giảng viên giảng dạy lâu năm ở trường Đại học Tây Nguyên cho biết, ông đi giảng dạy ngoại tỉnh, đều được trường thanh toán chi phí đi lại. Ông nói: Các khoản tiền tàu xe chúng tôi luôn được nhà trường giải quyết sòng phẳng. Đi công tác về, chúng tôi xuất trình hóa đơn chứng từ liên quan hợp lý, phòng tài vụ sẽ chi trả.
Đi dạy ngoại tỉnh đều được thanh toán chi phí đi lại
Qua việc phản ánh của học viên, PV đã tìm gặp lãnh đạo nhà trường để tìm hiểu sự việc. Ông Trần Đình Phú, Phó hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Đắk Nông nói, không biết gì về khoản thu gần 3,5 triệu mà học viên phải đóng.
"Tôi mới lên làm Phó hiệu trưởng được 2 năm. Tôi được phân công làm công tác chuyên môn. Còn chuyện học viên lớp lý luận chính trị cao cấp nộp bao nhiêu tiền để đưa đón giảng viên tôi không biết. Cái này, các anh phải hỏi thầy Hiệu trưởng mới rõ"- ông Phú nói.
Trao đổi với phóng viên, Hiệu trưởng Đoàn Văn Kỳ khẳng định, mọi việc đã được thông qua với sự thỏa thuận của ba bên: Đại diện Học viện Chính trị khu vực III, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Nông và Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Đắk Nông.
Văn bản yêu cầu học viên nộp tiền đưa đón giảng viên. Ảnh: Tiền Phong.
Đưa PV xem thông báo do ông ký tên đóng dấu, ông Kỳ nói: "Tôi căn cứ thỏa thuận giữa 3 bên là minh bạch và có cơ sở pháp lý. Cá nhân không thể tự bịa ra được. Đây là khóa thứ 2 phải nộp tiền chi phí đi đường cho giảng viên. Tiền học phí là khoản thu khác, không được tính trong chi phí đi lại, nên chúng tôi phải thu thêm.
Đây là số tiền đưa đón giảng viên, là phí chi trả xe taxi xuất phát từ Học viện Chính trị khu vực III đến sân bay Đà Nẵng, từ sân bay Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đến trường Chính trị Đắk Nông và ngược lại".
Ông Kỳ cho rằng, việc đào tạo tại chỗ đã tạo điều kiện cho các học viên tỉnh Đắk Nông đỡ chi phí đi lại. Nếu ra Đà Nẵng học, chi phí còn gấp nhiều lần.
Chúng tôi liên lạc với đại diện Phòng Tài vụ Học viện Chính trị khu vực III, được Phòng cho biết tất cả giảng viên đi dạy ở Đắk Nông hay ở các tỉnh thành khác đều được Học viện thanh toán chi phí đi lại.
"Tất cả giảng viên đi công tác ngoại tỉnh đều được Học viện thanh toán tiền tàu xe. Nếu các anh muốn biết chi tiết, hãy đề xuất bằng văn bản, chúng tôi sẽ có văn bản hồi âm cụ thể", đại diện phòng Tài vụ Học viện nói.
Thất thoát ngân sách gần 1,5 tỷ đồng
Thanh tra tỉnh Đắk Nông vừa có kết luận về những sai phạm nghiêm trọng của trường Chính trị tỉnh Đắk Nông. Theo đó, năm 2005, UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt xây dựng cơ sở hạ tầng trường này, nguồn vốn đầu tư ban đầu 48 tỷ đồng. Năm 2009, dự án được điều chỉnh nguồn vốn giai đoạn hai là 70 tỷ đồng.
Thanh tra tỉnh phát hiện quá trình đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị ở 9 gói thầu đều sai phạm, làm thất thoát gần 1,5 tỷ đồng. "Kết luận thanh tra là cơ sở pháp lý. Trường đang tập trung quyết liệt để giải quyết các tồn đọng, về cơ bản gần xong. Vừa rồi trường tôi đã nhận được cờ thi đua", ông Kỳ nói
Theo Vũ Long/Tiền Phong
Bớt khẩu phần ăn của trò, hiệu trưởng bị cách chức Hiệu trưởng và hiệu phó Trường mầm non Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị cách chức, điều chuyển công tác vì có sai phạm trong việc bớt khẩu phần ăn của học sinh. Chiều 22/1, ông Phạm Hồng Đức, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho hay, đơn vị đã ra quyết định kỷ luật đối với lãnh đạo Trường...