Nữ giáo viên xin ra khỏi biên chế vì ‘lương quá thấp’
Bảy năm công tác trong ngành giáo dục, nữ giáo viên Ngữ văn ở Thanh Hóa xin ra khỏi biên chế, đi học nghề lấy thuốc nam.
Ngày 9/10, cô giáo Nguyễn Thị Thành (30 tuổi, ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) gửi đơn đến trường THPT Mường Lát và Sở Giáo dục và Đào tạo xin được ra khỏi biên chế.
“Gia đình bên ngoại và chồng đều làm nghề giáo nên khi tôi đưa ra quyết định, người thân suy sụp. Bố mẹ tiếc nuối, buồn phiền và khuyên tôi suy nghĩ lại, song tôi đã quyết tâm rẽ theo nghề khác”, cô Thành tâm sự.
Trong đơn thôi việc, cô Thành trình bày gần bảy năm công tác ở huyện biên giới Mường Lát là quãng thời gian cô phải vượt qua nhiều khó khăn. “Gia đình cách xa trường hơn 250 km, bố mẹ ở quê đều có tuổi trong khi hai con còn thơ dại, cần người chăm sóc, dạy dỗ. Trong khi đó đồng lương quá ít ỏi, không đủ lo cho cuộc sống gia đình”, nữ giáo viên chia sẻ.
Một lý do khác khiến cô Thành rẽ sang con đường khác là hơn một năm nay cô tìm được nghề lấy thuốc Nam và dược liệu. “Mặc dù còn rất yêu nghề giáo với bao trăn trở, nhưng tôi còn yêu nghề thuốc nam và dược liệu hơn nhiều”, cô Thành giải thích và khẳng định sẽ quyết tâm theo nghề mới, tin là thành công.
Video đang HOT
Cô giáo Thành chụp ảnh cùng học trò ở trường THPT Mường Lát. Ảnh: NVCC.
Thầy Trần Anh Văn, Hiệu trưởng trường THPT Mường Lát cho hay, sau khi nhận đơn của cô Thành, nhà trường sẽ họp hội đồng để đưa ra quyết định. “Trường không bất ngờ bởi một tháng trước cô đã xin nghỉ để thu xếp chuyện gia đình và có ý định thôi việc”, thầy Văn nói và cho hay sẽ tôn trọng quyết định cá nhân của nữ đồng nghiệp.
Theo hiệu trưởng, bảy năm công tác ở tổ Ngữ Văn, cô Thành được đánh giá có chuyên môn tốt, học trò quý mến. Mức lương của cô khoảng 5 triệu đồng. Dù ở huyện biên giới song trường đóng ở thị trấn nên giáo viên trường THPT Mường Lát không được hỗ trợ thêm khoản thu hút hay trợ cấp nào khác. Cô Thành phải thuê nhà ở và thuê người giúp việc trông con nhỏ vì không có người thân ở gần.
Việc cô Thành xin rời khỏi biên chế được xem là đi “ngược dòng” bởi để có được vị trí công tác đúng chuyên môn, hoặc vào biên chế ngành giáo dục Thanh Hóa rất khó. Khoảng 10 năm gần đây, tình trạng sinh viên ngành sư phạm ra trường thất nghiệp trên địa bàn khá phổ biến.
Theo thống kê của UBND tỉnh, giai đoạn 2012-2016, Thanh Hóa có hơn 10.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng sư phạm hệ chính quy, nhưng chỉ khoảng 3.800 người tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Hơn 6.000 sinh viên còn lại thất nghiệp hoặc làm trái nghề. Chưa kể hàng nghìn học sinh trung cấp sư phạm và sinh viên hệ đào tạo cử tuyển, liên thông, tại chức… không thể bố trí việc làm.
Hàng trăm sinh viên, thậm chí rất nhiều thạc sĩ sư phạm ở Thanh Hóa phải xin vào các nhà máy làm công nhân như giải pháp tình thế. Hai năm gần đây, do tình trạng dôi dư giáo viên, các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thạch Thành, Cẩm Thủy… cắt giảm biên chế, chấm dứt hợp đồng đứng lớp khiến nhiều thầy cô rơi vào cảnh thất nghiệp.
Theo VNE
Tôi thương em trai thất bại khi làm nhiều nghề giờ phải về quê
Hôm nay em vừa gọi điện thông báo đã thanh lý đồ làm hàng ăn để mai về quê mà lòng tôi buồn khôn tả.
(Ảnh minh hoạ).
Chúng tôi xuất thân từ gia đình nghèo, bố mẹ đều làm nông nghiệp, nhà có 4 chị em, em trai là em út, tôi là thứ ba, còn hai chị là giáo viên ở quê, sống gần bố mẹ. Cuộc sống gia đình của ba chị em gái coi như ổn, hai chị là giáo viên dù lương thấp nhưng làm thêm nông nghiệp, chị thì buôn bán nhỏ. Còn tôi mở trung tâm giáo dục riêng, dù chưa ổn định nhưng cũng có định hướng, có tương lai phát triển. Tôi đã lập gia đình ở Hà Nội, gia đình nội ngoại không có gì phải nói, chỉ có điều làm tôi suy nghĩ và băn khoăn mãi là về em trai.
Ra trường đã lâu, cũng làm nhiều nghành nghề từ nhân viên kinh doanh trung tâm tiếng Anh, làm ở trại rau sạch đến kinh doanh riêng, đợt này lại bán hàng và bán online nhưng không ổn, làm thu không đủ chi. Mỗi lần thấy nó đi ship hàng cho khách rồi chạy tạt vào chơi với cháu mà mệt mỏi bơ phờ tôi muốn rơi nước mắt. 26, 27 tuổi cứ lông ba lông bông không định hướng, thỉnh thoảng các chị các anh thấy không có tiền lại dúi cho mấy trăm để đi lại hoặc điện thoại. Có đợt bố mẹ muốn xin cho về làm đúng ngành ở quê nó lại không muốn. Bố mẹ cũng trách nhưng chị em tôi lại bảo thôi, để em nó tự lập xem thế nào.
Hôm nay em vừa gọi điện thông báo đã thanh lý đồ làm hàng ăn để mai về quê mà lòng tôi buồn khôn tả. Tôi chưa biết giúp em thế nào vì cũng mới ra làm riêng chưa đủ kinh phí để xoay xở. Có lần tôi nói đùa với em: "Lẽ ra em không cần học đại học, cứ đi buôn từ đầu có khi giàu rồi". Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng cả, phải trải qua những gian nan vất vả nhưng ngày mai về quê tôi không biết em sẽ lại định hướng ra sao. Tất nhiên về quê thì có công việc đồng áng nhiều nhưng học bao nhiêu năm giờ về lại đi làm đồng sao? Chỉ mong sao em đủ mạnh mẽ, tự tin để có cuộc sống tốt hơn. Có lẽ sẽ có bạn nói đấy là việc của em, nhưng đúng là máu chảy ruột mềm, tôi chẳng thể nào không nghĩ về điều này.
Theo VNE
Ngành đường sắt vật lộn 'giữ chân' công nhân trước làn sóng bỏ việc Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt VN bày tỏ "rất băn khoăn, trăn trở" về thu nhập của công nhân gác chắn, duy tu, phục vụ trên tàu. Trong 6 tháng đầu năm nay, Tổng công ty Đường sắt có 130 người chấm dứt hợp đồng lao động trước một tháng đến 12 tháng khi đủ tuổi nghỉ hưu; 52 người khác...