Nữ giáo viên Trần Thị Thuỳ Dương và chia sẻ đặc biệt thú vị dành cho học sinh giỏi Văn

Theo dõi VGT trên

Những chia sẻ về 4 yếu tố giúp học sinh làm bài thi tốt trong kỳ thi học sinh giỏi Văn của cô giáo trẻ này đang nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội.

Nữ giáo viên Trần Thị Thuỳ Dương và chia sẻ đặc biệt thú vị dành cho học sinh giỏi Văn - Hình 1

Trần Thị Thùy Dương là một trong những giáo viên dạy văn thành công nhất trên nền tảng online. Giọng giảng dịu dàng nhưng đầy nội lực, luôn căng tràn tinh thần tích cực và chiều sâu cảm xúc, cô giáo Thùy Dương đã chinh phục gần 100 ngàn học sinh yêu Văn.

Có thể nói, cô Trần Thị Thùy Dương là một giáo viên “số” rất thành công với việc chuyển đổi và mở rộng hình thức giảng dạy sang nền tảng mạng xã hội trực tuyến.

Nữ giáo viên bắt đầu dạy học online vào đầu năm 2019, quyết định xây dựng kênh bài bản từ khi cả nước thực hiện giãn cách lần 1. Cô Thùy Dương cho biết, bản thân nhận thấy một thực trạng đáng buồn là, quá nhiều em học sinh hàng ngày lên mạng nhưng lại chẳng biết làm gì hữu ích cho bản thân.

Hơn nữa, việc học qua livestream sẽ mang tới cho các em “làn gió mới”, các em có thể nghe lại bài giảng, có thể tương tác với giáo viên để ghi nhớ thông tin hơn. Phương pháp dạy Văn online phần nào giúp các em thấy yêu hơn, say sưa hơn khi nghe giảng. Có nhiều livestream của cô Thùy Dương đạt 5000 học sinh xem trực tiếp, đây là một con số ấn tượng mà nhiều thầy cô “thế hệ số” mơ ước.

Nữ giáo viên Trần Thị Thuỳ Dương và chia sẻ đặc biệt thú vị dành cho học sinh giỏi Văn - Hình 2

Nữ giáo viên Trần Thị Thuỳ Dương và chia sẻ đặc biệt thú vị dành cho học sinh giỏi Văn - Hình 3

Cô giáo dạy Văn online Trần Thị Thùy Dương.

Được biết, kế hoạch cũng như mục tiêu sắp tới của cô giáo 9x là phát hành sách ôn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và mở CLB Văn học và đời sống ngay khi thành phố hết giãn cách.

Những ngày gần đây, cô Thùy Dương còn tiếp tục có những bài chia sẻ thú vị dành riêng cho các thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi Văn. Đây đều là những bí quyết được cô giáo trẻ này tích lũy được trong quá trình giảng dạy và ôn luyện của mình.

Vấn đề đầu tiên được cô nhắc tới là tư duy viết: “Trong một bài thi học sinh giỏi, tư duy là xương sống để em xây dựng một dàn bài cụ thể. Các em có viết dào dạt câu chữ, có dẫn chứng độc lạ đến mấy mà tư duy của bài viết không sáng, không sắc, thì cũng như nước sơn đẹp trát ngoài gỗ mục.

Một số cách tư duy điểm nhấn như phản biện, mở rộng vấn đề, liên hệ vấn đề,… sẽ khiến bài viết nổi bật hơn rất nhiều. Ví dụ về việc sử dụng tư duy biện chứng: Hiểu đơn giản, phép biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, vận động và chuyển hoá, phát triển theo quy luật.

Vận dụng vào cách em tư duy: áp vấn đề vào những mối liên hệ với các đối tượng, sự vận động, chuyển hoá, phát triển của nó trong một phạm trù, địa hạt, hoặc rộng hơn là thế giới văn học. Biện pháp này rất có tác dụng lúc em bí luận điểm, và đặc biệt dễ khai thác và mở rộng ý nếu em biết cách sử dụng chúng.

Video đang HOT

Tóm lại là bất cứ vấn đề gì cũng có liên quan đến đối tượng khác hết, mâu thuẫn, phụ thuộc, bàn đẩy… đủ các loại quan hệ để các em khai thác. Với hướng này, em có thể tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow nhé!”.

Nữ giáo viên Trần Thị Thuỳ Dương và chia sẻ đặc biệt thú vị dành cho học sinh giỏi Văn - Hình 4

Cô Thùy Dương có nhiều bài giảng trực tuyến thu hút lượng lớn sự quan tâm.

Sự sáng tạo là yếu tố cô Thùy Dương đặc biệt nhấn mạnh, theo đó, cô giáo 9x cho rằng: “Giám khảo chấm bài thi của các em là những giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo có tên tuổ.i và có dấu ấn sự nghiệp. Họ là những chuyên gia trong ngành và luôn muốn nhìn thấy sự sáng tạo, mới mẻ trong bài viết của các em.

Một bí kíp nho nhỏ mà cô đã áp dụng và hướng dẫn các bạn đã đạt giải để bài viết không đóng khung là thay đổi cấu trúc bài thông thường. Ví dụ, thường thì ta sẽ trình bày luận điểm, mổ xẻ phân tích nó rồi mới đưa dẫn chứng, nhưng cô sẽ đi ngược lại: đưa dẫn chứng trước, rút ra vấn đề rồi mới mổ xẻ. Nhưng đừng làm cả bài như thế nhé, mình chỉ tạo điểm nhấn thôi, một chút thôi!”.

Đầy tỉ mẩn và chân thành chia sẻ những bí quyết giúp học sinh chinh phục kỳ thi Học sinh giỏi, cô Thùy Dương còn nhắc tới kỹ thuật xử lý dẫn chứng – một yếu tố vô cùng quan trọng.

“Các em khi lấy bất kì dẫn chứng nào cũng vậy, nếu không nhớ rõ thì không bỏ dấu ngoặc kép, còn không, bắt buộc phải chính xác. Khi đã sử dụng dẫn chứng, mình cần tiếp tục đào sâu dẫn chứng, không ai đi khơi vấn đề ra xong bỏ dở đó cả”.

Đối với những bài nghị luận xã hội, cô giáo Thùy Dương khuyến khích học sinh viết bài dưới góc nhìn rộng hơn, xa hơn, cập nhật thực tiễn lại càng hay, càng khiến bài có chiều sâu, lắng đọng và lan tỏa thông điệp nhiều hơn. “Từ một vấn đề nghị luận, nếu các em có thể liên hệ thực tiễn, chuyển hóa chúng thành những bài học của bản thân, thể hiện rõ thái độ, cách hành xử của các em trước vấn đề ấy, thì đó chính là một bài viết được đán.h giá cao.”

Những chia sẻ hữu ích, giá trị mà cô giáo Trần Thị Thùy Dương gửi tới học sinh trước kỳ thi Học sinh giỏi Văn nói riêng sẽ giúp các em thêm tự tin, thêm động lực hoàn thành tốt bài viết.

"Cây xương rồng" trên đỉnh Keo Lôm

Dáng người mảnh khảnh, hao gầy của cô giáo Hà được người ta ví như cây xương rồng vươn mình trên đỉnh Keo Lôm.

Cây xương rồng trên đỉnh Keo Lôm - Hình 1

Từ năm 2010, cô Nguyễn Thị Hà được giao phụ trách đội tuyển học sinh giỏi Văn của nhà trường. Hơn 20 học sinh giỏi Văn các cấp là niềm tự hào của cô.

Chẳng thế mà, gần 20 năm rồi, cô vẫn kiên gan bám bản, "cõng" yêu thương dựng xây tương lai cho những đứ.a tr.ẻ "khát" chữ...

2 lần "chế.t hụt"

"Đã là giáo viên vùng cao, thì có lẽ ai cũng phải trải qua vài lần chế.t hụt. Tôi đã 2 lần như thế. Vượt qua được rồi, thì chẳng còn điều gì ngăn được hành trình gieo chữ của chúng tôi" - cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên Trường PTDTBT THCS Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) từng tâm sự.

Trong kí ức, cô Hà vẫn nhớ như in 2 buổi chiều thu của năm 2007. Lần đầu, với hành trình ngược núi, để tới điểm bản nhận nhiệm vụ phổ cập. Xuất phát từ thành phố khi Mặt trời đứng bóng. Nhưng cơn mưa rừng bất chợt, khiến đoạn đường hơn 10km rẽ từ trung tâm xã lên điểm bản bỗng chốc nhão nhoét, trơn trượt.

Cô Hà tâm sự: "Đúng vào thời điểm khó khăn nhất, thì tôi bị lừa. Người ta lợi dụng hoàn cảnh của tôi, đán.h vào tâm lý khát khao được về gần nhà, gần chồng con, rồi bảo tôi đưa tiề.n xin chuyển công tác. Tôi tưởng thật nên đi vay mượn, gom góp tiề.n đưa cho họ. Rồi họ hứa hẹn vòng vo nhiều năm không thấy, tôi mới biết họ lừ.a đả.o. Sau cú sốc đó, tôi bỏ hoàn toàn ý định về gần, và ổn định tư tưởng, yên tâm ở lại vùng cao".

Đất dính vào bánh xe đặc quánh, đi không nổi. Chốc chốc, dừng lại, cô Hà cùng bạn đồng hành dùng tay, cành cây rừng cào từng lớp đất để "giải phóng" bánh xe, rồi lại đi. Đôi tay vốn yếu ớt của cô giáo trẻ, sau nhiều giờ phải gồng, ghì cũng trở nên tê dại.

Trước con dốc cao, cua gấp, tay lái loạng choạng, cả người và xe rơi vào thế chông chênh. "Lúc ấy, xe chỉ còn 1 bánh bám mép bờ vực, người thì cũng đứng giữa ranh giới sự sống và cái chế.t. Trời cứ tối sập dần, loay hoay mất vài chục phút, lúc nhìn thấy ánh đèn pin lia qua người, tôi suýt bật khóc. Nếu không có người dân, có lẽ chúng tôi chỉ biết phó mặc cho ông trời" - cô Hà tâm sự.

Lần thứ 2, cũng đi bản dạy phổ cập, nhưng là xuống núi. Ngoài chặng đường xuôi hơn 10km băng rừng, với dốc cao, vực sâu, điểm bản còn bị ngăn cách bởi con suối chừng vài chục mét. Vì là lần đầu chưa có kinh nghiệm, cô Hà liều mình lội qua suối mà không có bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào.

Ra gần giữa dòng, nước cao ngang ngực, cô Hà trượt chân bị nước cuốn trôi một đoạn. May mắn bám víu được vào đám cây lớn mọc gần bờ, cô lại chỉ biết đứng khóc. Vài chục phút sau, may mắn có thầy giáo tiểu học cũng đang trên đường vào bản bắt gặp, giúp cô vượt suối, hoàn thành hành trình.

Cô Hà bảo, mỗi lần hoảng sợ như thế cô chỉ biết gọi về cho bố. Những cuộc điện thoại chập chờn sóng, có cả nước mắt và sự sợ hãi... Chính bố là người đã động viên, tiếp sức để cô không chỉ vượt qua "giới hạn" của sức chịu đựng, mà vươn mình trở thành một Nhà giáo Ưu tú, đúng như ông kỳ vọng.

Cây xương rồng trên đỉnh Keo Lôm - Hình 2

Những lứa học trò vùng cao "thoát ly" khỏi mảnh nương, ngọn núi để theo đuổi ước mơ là hạnh phúc lớn nhất đối với cô giáo Hà.

Lương không dành nuôi con

Cô Hà kể, vì được lớn lên trong một gia đình cả cha và mẹ đều công tác trong ngành Giáo dục, nên lí tưởng cao đẹp về nghề giáo được vun đắp, theo cô suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Tây Bắc năm 2003, cô Hà về nhận công tác tại Trường THCS Keo Lôm (nay là Trường PTDTBT THCS Keo Lôm). Cho đến nay đã tròn 18 năm.

Nhắc lại chuyện cũ, cô Hà khắc khoải: "Xã có 15 điểm bản, hầu như đều ngự trên những mỏm đồi cheo leo. Mình đến được bản để dạy đã thấy khó khăn lắm rồi. Nhưng khi chứng kiến cuộc sống của các em thì thương nhiều hơn. Toàn nhà tre, mái lợp ranh, bạt, bên trong thì đơn sơ, tuềnh toàng. Trẻ nhỏ không đủ quần áo để mặc, bữa ăn chỉ vỏn vẹn có cơm trắng chan nước đun sôi".

Khi cái bụng chưa no, thì cho con đi học với họ là điều xa xỉ. Chính vì thế, để có học sinh, cô Hà đã phải cam kết với phụ huynh là sẽ lo sách vở đầy đủ cho con em họ. Từ cuốn vở viết, chiếc bút, thậm chí nhiều khi cả quần áo, dép, đồ ăn, thức uống...

Rồi ở trên những bản cao, gần như không có điện. Ngặt nỗi, người dân chỉ cho con đi học buổi tối, do ban ngày còn phải làm nương. Thế là, suốt nhiều năm, những lớp phổ cập của cô Hà chỉ diễn ra vào ban đêm.

"Để có ánh sáng cho bọn trẻ học, tháng nào tôi cũng phải mua dầu, mua nến. Mà lương ngày ấy thì thấp, ban đầu là 800 nghìn đồng, sau tăng lên hơn 1 triệu đồng. Mua sắm những thứ ấy rồi, làm gì còn tiề.n lo cho con" - cô Hà bộc bạch

Hai con của cô vì thế cũng chịu nhiều thiệt thòi. Cô Hà bảo, suốt nhiều năm ròng rã, chúng không chỉ thiếu tình thương của mẹ, mà còn phải sống trong cảnh khó khăn về kinh tế vì phụ thuộc hoàn toàn vào lương bố.

Chồng cũng là giáo viên, nhưng vì dạy ở trung tâm huyện nên lương của anh để dành cả cho con. Thế nhưng, tiề.n ăn, tiề.n học, thậm chí nhiều khi phải hỗ trợ thêm cho vợ để đổ xăng xe, nên nhiều lúc cũng phải vay mượn "giật gấu vá vai".

Cây xương rồng trên đỉnh Keo Lôm - Hình 3

Vùng cao Keo Lôm - nơi cô giáo Hà gắn bó gần 20 năm.

Học sinh "thoát ly" là thành công lớn nhất

Bước chân lên vùng cao dạy học khi tuổ.i mới hơn đôi mươi, mọi thứ cô Hà nhìn thấy về cơ sở vật chất chỉ vỏn vẹn là những mái nhà tranh, vách đất, khó khăn vô cùng. Không biết bao lần cô phải ứa nước mắt vì sự thiếu thốn về cả vật chất lẫn kiến thức của học trò.

Khó khăn nhất khi giảng dạy THCS ở vùng cao là việc duy trì sĩ số học sinh, nhất là học sinh nữ. Bởi ở đây vẫn còn nặng tư tưởng là con gái thì không cần học nhiều. Cứ bỏ dở việc học, lập gia đình, rồi sinh con. "Các em lại rất dễ tổn thương, nên với những trường hợp như vậy không thể cứng nhắc được, mà phải dùng tình yêu thương và sự bao dung của mình để khuyên bảo" - cô Hà cho hay.

Cho đến giờ, cô học trò G. T. M. vẫn thường liên lạc và tâm sự với cô giáo Hà như một "người bạn lớn". 5 năm trước, M. là học sinh lớp 9 do cô Hà chủ nhiệm. Do vướng vào chuyện tình yêu, M. nhất quyết đòi bỏ học để lấy chồng, nếu không sẽ t.ự t.ử. Bố mẹ em vì sợ nên không dám cấm cản.

Sau nhiều lần tìm đến nhà không gặp vì học sinh bỏ trốn, cô Hà đã thông qua bạn bè để nắm bắt diễn biến tâm lý, rồi hẹn gặp được em. "Vừa thấy tôi, em định bỏ chạy. Nhưng khi tôi bảo, cô đến đây không phải để bắt em đi học, thì em mới ngồi lại nghe tôi nói" - cô Hà nhớ lại.

Một phép so sánh được cô giáo Hà đặt ra, khiến M. phải thay đổi hoàn toàn suy nghĩ. Câu chuyện chân thực về cuộc sống của bố mẹ em, sớm tối quẩn quanh với mảnh nương bạc màu, cuộc sống nheo nhóc, thiếu trăm bề... Đúng là không thể đủ sức thuyết phục với viễn cảnh về nhiều điều mới lạ của cuộc sống phía trước, nếu tiếp tục theo đuổi con đường tri thức.

Giờ đây, cô học trò ngày nào đã trở thành sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. Gần 20 năm đứng trên bục giảng, giờ nhìn lại, cô Hà nhiều lần mừng rơi nước mắt. Nghĩ về những lứa học trò ngày nào chỉ biết tiếng mẹ đẻ, nay không chỉ biết đọc, biết viết mà đã vươn xa khỏi mảnh nương, ngọn núi, để theo đuổi ước mơ trên con đường học vấn. Với cô, đó là thành công!

Thầy giáo Phạm Việt Anh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Keo Lôm: Cô Hà là giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, có nhiều sáng kiến trong giảng dạy, nhất là trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Chính vì thế, nhà trường tin tưởng, giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, như: Tổ trưởng chuyên môn, Thư ký hội thi và hội đồng thi đua khen thưởng... Đồng thời, đây cũng là tấm gương để các giáo viên trong trường cùng thi đua, nỗ lực.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thông tin chính thức việc Phương Lan - Phan Đạt đã l.y hô.n sau loạt drama đấu tố 3 sao Vbiz
22:15:04 03/10/2024
Vụ cụ bà 82 tuổ.i kiện con gái ruột đòi lại nhà: Mệt mỏi kéo dài
22:02:15 03/10/2024
Gia Bảo lên tiếng về tin đồn bị Minh Dự 'chơi xấu'
22:38:44 03/10/2024
Một nữ NSƯT "lừa" đàn em đi hát, giờ đàn em trở thành NSND nổi tiếng, quyền lực
22:19:58 03/10/2024
Clip: Jennie "xịt keo" cứng ngắc khi bị nữ diễn viên đình đám bình phẩm 1 câu kém duyên, phân biệt chủng tộc ở Fashion Week?
22:10:32 03/10/2024
Một mỹ nhân 74 tuổ.i vẫn đán.h võ, chặt gạch: "Tôi sợ chế.t lắm, biết thời gian không còn nhiều"
22:23:22 03/10/2024
Giọng hát của siêu sao hết thời "chìm nghỉm" giữa 100 nghìn người?
23:33:52 03/10/2024
Quốc Thiên bị 'quay lưng' vì mất hình tượng trong show âm nhạc?
22:41:03 03/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khách quý tới nhà chơi, lời khen của bố chồng khiến con dâu sốc nặng chỉ muốn l.y hô.n

Góc tâm tình

07:37:09 04/10/2024
Lời khen của bố chồng không khác gì xát muối vào lòng khiến con dâu thất vọng, chỉ muốn rời khỏi nhà chồng. Tôi và chồng yêu nhau từ hồi còn đi học đại học.

Sao Việt 4/10: Thanh Hằng lộ ảnh 20 năm trước, Việt Trinh nhắc tới bệnh trầm cảm

Sao việt

07:24:23 04/10/2024
Thanh Hằng trẻ trung trong những bức ảnh chụp từ 20 năm trước, Việt Trinh có dòng tâm sự về căn bệnh trầm cảm từng mắc phải.

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử

Thế giới

07:19:05 04/10/2024
Hồ sơ vừa được tòa án công bố do công tố viên đặc biệt Jack Smith đệ trình cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump không nên được hưởng quyền miễn truy tố.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 6 ngày 4/10: Cự Giải nên lạc quan lên, Xử Nữ lộ điểm yếu

Trắc nghiệm

07:08:11 04/10/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 4/10 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Xử Nữ rất sợ nói ra những yếu điểm của mình trong ngày này.

Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư

Tin nổi bật

07:06:22 04/10/2024
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nam thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư IEC Residences khai nhận, thời điểm xảy ra sự việc anh này say rượu.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 47: Tưởng Pu có bầu, Chải suy sụp

Phim việt

07:05:56 04/10/2024
Cầm cuốn sổ khám thai ghi tên Pu, Chải bị sốc nặng. Không chỉ Chải, Tả cũng há hốc miệng không khép lại được. Sự thật này khiến cậu còn hơn cả choáng váng.

Hot: Lee Min Ho lộ cả tá "hint" hẹn hò ái nữ tài phiệt

Sao châu á

06:58:28 04/10/2024
Vào ngày 3/10, trên mạng xã hội lan truyền hàng loạt bằng chứng hẹn hò của Lee Min Ho và Joanna Chun - con gái chủ tịch tập đoàn Paradise.

Diva Mỹ Linh tiết lộ 53 tuổ.i sẽ làm điều bất ngờ: "Biết đâu tôi nổi hơn cả anh Thành Lộc"

Tv show

06:38:33 04/10/2024
Tôi thấy ai cũng có duyên, ăn nói duyên dáng, làm tôi áp lực lắm. Cả ngày hôm qua tôi phải ngồi nhà tập nói năng. Tôi cứ ngồi nghĩ xem phải nói gì cho hết một ngày.

Không thèm hút má.u, game hay nhất năm 2024 vẫn bị người chơi than phiền, trách móc vì quá "nghèo"

Mọt game

06:16:19 04/10/2024
Helldivers 2 đã thành công ngoài mong đợi với doanh số bán ra cao kỷ lục cũng như lượng người chơi đông đảo. Tất cả nhờ vào một cơ chế gameplay tương đối mới lạ

Màn ảnh Hàn có một cô dâu đẹp như tranh vẽ gây sốt MXH, diễn quá đỉnh khiến ai cũng thương

Phim châu á

06:08:25 04/10/2024
Nhiều bình luận cũng khen ngợi diễn xuất quá đỉnh của Lee Se Young khi khắc họa thành công sự tiếc nuối, dằn vặt của nhân vật cũng như sự đối lập cảm xúc giữa hai giai đoạn của Choi Hong.

50 triệu người sốc nặng khi chứng kiến sao nam hạng A gặp ta.i nạ.n trên phim trường

Hậu trường phim

06:07:24 04/10/2024
Ngày 3/10, Sina đưa tin một video từ phim trường Phó Sơn Hải tiết lộ việc Thành Nghị bị rơi mạnh xuống đất khi đang trong cảnh quay võ thuật.