Nữ giáo viên tâm huyết truyền cảm hứng học lịch sử cho học sinh
“Tôi không nghĩ mình sẽ là một giáo viên vĩ đại, nhưng tôi luôn muốn mình sẽ truyền được cảm hứng môn học cho học sinh của mình, truyền cả nguồn năng lượng sống yêu người, yêu nghề đến với các em”, cô giáo Nguyễn Thị Phượng, Thạc sĩ lịch sử, Tổ trưởng chuyên môn, Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1977) đã có tròn 10 năm dạy lịch sử tại Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo. Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình dạy môn lịch sử, cô Phượng cho biết: Môn học của tôi được nhiều học sinh mặc định là khô khan, khó và dài, học sinh không thích học. Do đó, nhiều năm qua tôi luôn trăn trở làm thế nào để truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích và học tốt môn học của mình.
Cô giáo Nguyễn Thị Phượng trình bày trước Hội đồng xét duyệt giải thường Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 3, năm 2018 – 2019.
Bởi cô Phượng luôn tâm đắc câu nói của nhà giáo dục William Arthur: “Một giáo viên bình thường kể chuyện. Một giáo viên giỏi giải thích. Một giáo viên xuất sắc chứng minh. Một giáo viên vĩ đại truyền cảm hứng”.
Trong quá trình giảng dạy, để chuẩn bị cho các bài giảng của mình, cô Phượng thường quan tâm cập nhật kiến thức và sưu tầm sách, báo cũng như các đoạn phim để có tư liệu từ thực tế.
Đồng thời, cô đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để phát huy năng lực của học sinh. Trong mỗi bài giảng cô thường lồng ghép các đoạn video, hình ảnh, nhạc và thơ. Bên cạnh đó, cô Phượng còn thường tạo ra các trò chơi dựa trên nội dung bài học, để bài giảng luôn sinh động, lớp học luôn vui vẻ và học sinh thấy thoải mái nhất khi học môn lịch sử.
“Tôi còn tự tham gia vào một số lớp học về “Các phương pháp dạy học tích cực”, “Sứ mệnh người thầy” để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Nhờ vậy, nhiều học sinh đã có những thay đổi tích cực, các em rất hăng hái, tích cực trong các hoạt động hoạt tập, yêu thích môn lịch sử một cách tự nhiên”, cô Phượng chia sẻ.
Đơn cử như trường hợp em Trịnh Hoàng Mĩ Dương dưới sự chỉ bảo tâm huyết của cô Phượng đã đạt giải Ba học sinh giỏi cấp Thành phố môn lịch sử. Trước đó, em Dương chỉ là một học sinh có lực học rất bình thường môn lịch sử, cô Phượng đã truyền cảm hứng, đã ôn luyện cùng em trong đội tuyển học sinh giỏi cấp Thành phố và em đạt giải, cao, hiện nay em là sinh viên Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Không chỉ chú trọng trong công tác giảng dạy, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, cô Phượng còn luôn quan tâm tới học sinh, từ đó hỗ trợ nhiều em học sinh cả trong học tập và cuộc sống.
Video đang HOT
Cô Phượng chia sẻ: Tôi nhận ra rằng con đường giáo dục học sinh nhanh nhất và hiệu quả nhất đó là sự chia sẻ và tình yêu thương đối với học sinh. Bởi vậy, vừa là giáo viên, tôi cũng vừa đóng vai trò như là mẹ, là bạn để học sinh có thể thoải mái gửi gắm tâm tư, tình cảm cũng như những khó khăn trong cuộc sống của mình. Tôi luôn quan tâm đến học sinh từ những điều nhỏ nhất, qua đó hiểu được tính cách, hoàn cảnh học sinh của mình để kịp thời kết hợp với phụ huynh giáo dục các em.
Cô Phượng luôn sáng tạo trong cách giảng dạy nhằm tạo sự hứng khởi cho học sinh khi học môn lịch sử.
Không những vậy, cô Phượng còn luôn hỗ trợ và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng cả vật chất lẫn tinh thần, tạo cho các em có sự tự tin để phấn đấu trong học tập. Trong các giờ sinh hoạt lớp, cô thường xen kẽ các chủ đề để dạy kĩ năng sống cho học sinh, nhiều chủ đề được các em áp dụng rất thành công trong cuộc sống, ví dụ: “Văn hóa giao thông”, “Tôn trọng sự khác biệt”, “Sống trên đời cần có một tấm lòng”, “Thầy cô của chúng em”, “Tình bạn”, “Sử dụng mạng xã hội”, “Điều con muốn nói”…
Qua các chủ đề đó, học sinh đã tự lớn dần lên trong suy nghĩ, trong ý thức và thay đổi đúng chuẩn mực trong hành động. Cũng từ những hoạt động giáo dục trên lớp, tôi đã cảm hóa được nhiều học sinh cá biệt, ham chơi, không có mục tiêu trong học tập.
Được biết, với những hiệu quả từ công tác giảng dạy đem lại, cô Phượng đã viết thành các sáng kiến kinh nghiệm và nhiều năm đạt giải B và C của Sở Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt trong luận văn năm 2018, cô Phượng đã chọn đề tài “Sử dụng bảo tàng đường Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thời kì 1954- 1975) – lớp 12 Trung học phổ thông” và luận văn được đánh giá cao, được cô áp dụng trong giảng dạy cho học sinh khối 12, cô cũng đạt giải Nhì nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Giáo dục với đề tài đó.
Với những cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi trong quá trình “trồng người”, cô Phượng đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Trong đó có: Giấy khen giáo viên giỏi cấp Thành phố môn Lịch sử; 8 năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; dạy đội tuyển khối 12 có học sinh giỏi đạt giải Ba thành phố; giải Nhì Nghiên cứu khoa học của trường Đại học Giáo dục năm 2018; đạt thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” (giai đoạn 2007- 2017)…
Để lôi cuốn học sinh trong giờ học môn lịch sử, cô Phượng đã hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu, thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, những câu nói nổi tiếng để lập nên những trang cá nhân cho các nhân vật lịch sử nổi tiếng.
Ví dụ như: Facebook của Trần Hưng Đạo, Instagram của Lê Lợi…. Nhờ vậy, các em học sinh đã vô cùng hào hứng tham gia và lồng vào nội dung lịch sử khô khan những câu nói rất hồn nhiên đúng lứa tuổi các em.
Minh Khuê
Theo laodongthudo
Xét công nhận giáo viên giỏi: Giảm áp lực nhưng không xuê xoa
Chủ trương chuyển từ thi giáo viên (GV) dạy giỏi sang hình thức xét công nhận GV dạy giỏi đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình của GV và cán bộ quản lý GD các cấp. Mục đích là nhằm giảm áp lực cho GV và tôn vinh những GV giỏi, tâm huyết với nghề.
GV dạy giỏi phải là người có ảnh hưởng tốt, góp phần bồi dưỡng đồng nghiệp
Để giáo viên thực sự được giảm tải
Bộ GD&ĐT đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo thông tư quy định việc xét, công nhận GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi các cơ sở GD mầm non, phổ thông. Với 13 năm công tác, cô N.N - GV Trường Mầm non Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) từng 2 lần được công nhận GV dạy giỏi cấp thành phố. Lần thứ nhất được công nhận theo hình thức xét và lần thứ hai là thông qua hội thi GV dạy giỏi. Cả hai lần đều có những trình tự và quy định rất rõ. Cô N.N cho rằng, dù là hình thức nào cũng nhằm tạo điều kiện để GV thể hiện phẩm chất, được cống hiến với nghề và được tôn vinh vì đã có thành tích trong giảng dạy.
Theo cô N.N, đối với bậc mầm non để đạt được GV dạy giỏi từ cấp trường đến cấp tỉnh, thành phố cần có những điều kiện rõ ràng và khác nhau về cấp bậc. Tuy nhiên, theo dự thảo thông tư thì những điều kiện để công nhận GV dạy giỏi từ cấp trường đến cấp thành phố chưa có sự khác nhau nhiều lắm. Cụ thể, điều kiện GV dạy giỏi cấp trường phải đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ mức khá trở lên. Đến cấp quận/huyện và tỉnh/thành phố cũng vẫn quy định như vậy. Nên chăng, các tiêu chí để đạt GV dạy giỏi ở các cấp này phải cao hơn để tương xứng với danh hiệu GV giỏi cấp quận/huyện hoặc GV giỏi cấp tỉnh/thành phố.
Còn theo cô Phạm Thị Vân Anh - GV Trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), cần chi tiết hơn về tiêu chí xét công nhận GV dạy giỏi. Thậm chí trong hồ sơ minh chứng cần có cả phiếu đánh giá GV được xét công nhận. Điều mà cô Vân Anh băn khoăn là, giảm áp lực cho GV bằng việc dừng những hội thi GV dạy giỏi nhưng nếu chúng ta yêu cầu quá nhiều các chỉ tiêu trong hồ sơ thì không cẩn thận lại chuyển từ áp lực này sang áp lực khác, vì khi đó GV phải mất nhiều thời gian tập hợp các minh chứng để hoàn thiện hồ sơ. Do đó, Ban soạn thảo nên chọn những tiêu chí cót lõi, quan trọng để GV thực sự được giảm tải.
Ở góc nhìn khác, cô Đào Thị Thủy - GV Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), cho rằng: Ở cấp quận/huyện và tỉnh/thành phố thì có thể xét công nhận GV dạy giỏi, nhưng ở cấp trường nên có hội thi. Mục đích là tạo động lực thi đua, phấn đấu cho GV trong trường. Khi tham gia hội thi GV giỏi cấp trường, họ sẽ có cơ hội nhìn lại quy trình dạy học của mình, có cơ hội áp dụng những phương pháp mới vào trong giảng dạy.
Ảnh minh họa
Không làm phức tạp thêm
Đồng tình với chủ trương từ thi GV dạy giỏi sang xét công nhận GV dạy giỏi, ông Nguyễn Văn Đầm - Trưởng phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT Thái Bình) cho rằng, để đạt GV dạy từ cấp quận/huyện trở lên thì bắt buộc GV đó phải được xét ở cấp trường. Theo đó phải có điều kiện: Thầy, cô giáo muốn đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp trường phải có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 3 năm trở lên. Đồng thời phải đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo từ loại khá trở lên.
Theo ông Đầm, không nên thông qua đánh giá nhận xét của phụ huynh nhưng cần lấy ý kiến của HS. "Dù không thi GV dạy giỏi cấp quận/huyện trở lên nhưng ở cấp trường cũng nên có hội giảng nhằm duy trì phong trào thi đua 2 tốt. Do đó, để được công nhận GV giỏi cấp trường phải có bài hội giảng và được đánh giá cao ở hội giảng đó. Tiếp đến, nếu đạt 2 năm GV giỏi cấp trường thì được xét ở cấp quận/huyện. Đồng thời phải có báo cáo chuyên đề cấp huyện để góp phần bồi dưỡng chuyên môn cho GV của địa phương. Tương tự lên đến cấp tỉnh/thành phố, GV phải đạt giỏi 2 năm cấp quận/huyện thì mới đưa vào xét và phải có báo cáo chuyên đề cấp tỉnh. Đây thực chất là sinh hoạt chuyên môn do hội đồng bộ môn tổ chức" - ông Đầm góp ý.
Giỏi ở đây là giỏi nghề, thể hiện gia tăng về chất lượng. Mục đích của ngành GD là giảm áp lực cho GV nhưng vẫn phải tôn vinh những nhà giáo giỏi, tâm huyết, sáng tạo. Những gì phức tạp và gây áp lực không đáng có cho GV sẽ kiên quyết loại bỏ. Tuy nhiên, cắt giảm không có nghĩa là đơn giản đến mức xuê xoa và làm cho xong. Các bước vẫn phải được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch. Tất cả phải vì sự tiến bộ của GV và học trò.
Ông Hoàng Đức Minh
Cũng theo ông Đầm, GV dạy giỏi phải là những người có ảnh hưởng tốt và góp phần vào bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Tức là phải vì sự tiến bộ của đồng nghiệp, chứ không vì bản thân mình. Ngoài ra, niên hạn công nhận GV dạy giỏi nên giới hạn trong 1 năm hoặc tối đa được bảo lưu trong 2 năm. Như vậy mới tạo ra sự phấn đấu của GV và không tạo ra áp lực cho họ.
Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Dù thi hay xét cũng nhằm mục đích tôn vinh các nhà giáo có tay nghề giỏi. Thứ nữa là tạo động lực để nhà giáo phấn đấu trong nghề nghiệp và được cống hiến, lan tỏa đến đồng nghiệp khác.
Về tiêu chí tín nhiệm của phụ huynh, ông Minh cho biết, đây không phải là phụ huynh đánh giá GV mà là lấy ý kiến tín nhiệm. Rõ ràng môi trường GD của chúng ta là: Gia đình, nhà trường và xã hội. Để GV dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi thì họ phải có rất nhiều hoạt động với phụ huynh. Vì thế, với phụ huynh cần có tín nhiệm chứ không phải đánh giá.
"Chúng ta không làm khó và cũng không làm cho tình hình phức tạp thêm. Những gì không hiệu quả thì kiên quyết không làm. Quan điểm là đúng, đủ và tôn vinh được GV theo mục đích trên. Tuyệt đối không để áp lực này thành áp lực khác" - ông Minh nhấn mạnh.
Theo GDTĐ
260 trường học ở Hà Tĩnh khai giảng năm học mới Sáng nay (9/9), 260 trường học với hơn 100 ngàn giáo viên, học sinh ở 7 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Hà Tĩnh tổ chức khai giảng năm học mới. Lễ khai giảng của các trường được thực hiện lồng ghép ngay trong giờ chào cờ đầu tuần của năm học mới. Lễ khai giảng tại Trường Tiểu học Nguyễn...