Nữ giáo viên cắm bản đã khóc khi đọc học bạ của học sinh

Theo dõi VGT trên

“Ngay từ khi còn là một sinh viên, tôi đã mơ ước sau này được về công tác ở vùng khó khăn, cùng các em gieo ước mơ đến con chữ”. Đó là chia sẻ của Nguyễn Vân Nhi – giáo viên trường Tiểu học – Trung học bán trú Tô Hiệu.

Khát khao được về khó công tác

Tôi gặp cô giáo Nguyễn Vân Nhi – giáo viên trường Tiểu học – Trung Học bán trú Tô Hiệu xã Cư San – huyện M’Đrăk – tỉnh Đăk Lăk tại Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2019.

Được biết, cô Nhi là một trong những cô giáo trẻ có thời gian công tác khá dài ở xã vùng khó khăn của tỉnh Đăk Lăk. Tâm sự với PV cô Nhi kể: “Khi còn trên ghế nhà trường ở trường cao đẳng, trong những chuyến đi mùa hè xanh mình được sống, chứng kiến những khó khăn của người dân đặc biệt là hành trình tìm đến với con chữ của các em người dân tộc thiểu số rất gian nan. Chính vì vậy, sau khi ra trường mình mong mỏi có thể về vùng sâu công tác”.

Và mong ước của cô đã thành hiện thực, năm 2012, huyện M’Đrăk thiếu hợp đồng giáo viên dạy Mỹ thuật ở vùng sâu cô đã đăng ký. “Thật may mắn, hồ sơ mình được chọn”, cô Nhi tâm sự.

Nữ giáo viên cắm bản đã khóc khi đọc học bạ của học sinh - Hình 1

Cô Nguyễn Vân Nhi. Ảnh Ngô Chuyên.

Ngôi trường cô về cồng tác ở cách nhà cô sống 50 km, học sinh 100% là người dân tộc thiểu số chính vì vậy các em hạn chế đủ bề. “Chưa nói đến việc học. Các kỹ năng giao tiếp cũng hạn chế chính vì vậy các em rất nhút nhát, rụt rè”, cô Nhi kể.

Để khắc phục những điểm yếu đó đồng thời tạo cơ hội cho các em môi trường giao tiếp, thể hiện mình cô Nhi thường tổ chức những cuộc thi về kỹ năng như: Thi hóa trang thành chú Cuội, chị Hằng bằng vật liệu tái chế hay tổ chức cuộc thi Tô Hiệu got talent – tìm kiếm tài năng trường Tô Hiệu. Cô Nhi cũng tâm sự thêm, con đường đến trường của các em đã khó khăn lắm rồi, chính vì vậy tôi muốn mỗi ngày các em đến trường đều được học những điều bổ ích, được thể hiện khả năng của mình.

Không đơn thuần là một giáo viên dạy mỹ thuật

Không chỉ là một cô giáo dạy môn Mỹ thuật mà cô Nhi còn là một giáo viên Tổng phụ trách đội chính vì vậy cô có cơ hội tìm hiểu sâu hơn học sinh của mình. 8 năm công tác đây cô đã chứng kiến cảnh nhiều em có hoàn cảnh khó khăn phải nghỉ học giữa chừng. “Tôi nghĩ mà xót xa”, cô Nhi nghẹn ngào nói đôi mắt ngấn lệ khủng lại.

Cô Nhi kể thêm: “Tôi từng có một học sinh, nhà có 5 anh em cha mẹ đi làm thuê ở xa. 5 anh em ở nhà tự nuôi nhau, đứa lớn nhất lúc đó học lớp 4 một mình phải lo cho 4 đứa em từ ăn uống, đến giấc ngủ”.

“Buồn hơn nữa, cha mẹ thì đi làm xa không liên lạc về nhiều hôm tôi đến thăm các em đang nhịn đói, mua cho các em đồ ăn thì nó ăn vồ vập, ngấu nghiến rất đáng thương. Thậm chí có hôm không có gì ăn các em đi ăn trộm trứng gà của nhà hàng xóm ăn vì đói quá”, cô Nhi kể.

Video đang HOT

Hay câu chuyện của Giàng Thị Hà phải bỏ học bởi gia đình khó khăn, mẹ bị tàn tật. Ngoài nuôi mẹ em còn là lao động chính của nhà. “Nếu Hà đi học thì ở nhà không có ai chăm mẹ và không có ai làm việc đồng án. Hoàn cảnh như thế buộc em phải nghỉ học. Mặc tôi và nhà trường đã xin học bổng, xin hỗ trợ cho em nhưng vẫn không thể giúp em chuyên tâm đi học được”, cô Nhi tâm sự.

Nữ giáo viên cắm bản đã khóc khi đọc học bạ của học sinh - Hình 2

Cô Nhi cùng nhóm học sinh của mình. Ảnh NVCC.

Chứng kiến cảnh học sinh của mình nghỉ học nhiều bởi vậy cô Nhi nói với gia đình mình cùng nhau hỗ trợ các em chỗ ăn ở khi đi học cấp 3. Cô Nhi kể: “Tôi khuyên các em cố gắng đi học hết đi học cấp 3 ra nhà cô ở”.

Khựng lại trước cuốn học bạ

Cụ độ đầu năm, khi cầm cuốn sổ học bạ để tìm hiểu về thông tin học sinh của mình, không ít lần cô đã khựng lại và rơi nước mắt. Cô Nhi kể, tôi vẫn nhớ mãi khi xem học bạ của hai học sinh, đó là hai chị em cùng học chung một lớp. Đọc đến phần bố mẹ tôi giật mình người đỡ đầu là ông nội. Tìm hiểu mới biết là bố mẹ đã mất, giờ chỉ nương tựa vào ông bà nội. Thấy được hoàn cảnh như vậy nên tôi đã thương xuyên đến nhà thăm hỏi, động viên hai chị em để các em có thể đến trường.

Hay câu chuyện của em Ma Văn Chương – năm nay Chương đã học lớp 11 nhưng cô Nhi vẫn dìu dắt, chăm sóc. Chương học rất giỏi nhưng gia đình khó khăn, không có điều kiện đi học tiếp. Trong khi đó trường cấp ba ở thị trấn, chính vì vậy cô Nhi đã đón Chương ra ở nhà mình để tiện đi học. “Tôi muốn rằng học sinh của mình được đến trường, được cảm nhận được tuổi học trò đẹp như thế nào. Dẫu đường đến với con chữ của các em còn gặp rất nhiều khó khăn và gian”, cô Nhi tâm sự.

8 năm ròng công tác tại một xã vùng sâu, một ngày cả đi lẫn về hơn 100km thế nhưng cô Nhi chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ xin chuyển công tác về gần nhà. Trong tâm cô luôn muốn truyền cảm hứng cho học trò thân yêu của mình.

Theo infonet

Xúc động với tâm sự nghẹn lòng của những giáo viên cắm bản

Hai con đều học nội trú xa nhà, cô Hải bảo, nhiều lúc nhìn học sinh lại chạnh lòng nhớ con. "Đồng nghiệp cứ trêu: Con mình không chăm, đi chăm con thiên hạ..."

Xúc động với tâm sự nghẹn lòng của những giáo viên cắm bản - Hình 1

Cô Nguyễn Vân Nhi, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tô Hiệu (xã Cư San, huyện M'Đrăk, tỉnh Đăk Lăk) và các học sinh. (Ảnh: NVCC)

Vượt hàng chục cây số đường rừng trơn trượt, quấn xích vào xe mà đi, bất đồng về ngôn ngữ và phong tục tập quán, phải sống xa gia đình, xa cả các con để cắm bản chăm sóc cho trẻ em miền núi, nhưng các giáo viên vẫn không hề nản lòng. Họ coi các em như con mình và hết lòng tận tụy...

"Con mình không chăm, chăm con thiên hạ"

Năm nay đã là 18 mùa khai trường cô Lường Thị Hải, Trường Tiểu học Mường Bám 1, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La gắn bó với giáo dục vùng cao. Là giáo viên cắm bản lâu nhất ở mảnh đất Mường Bám, cũng là 18 năm cô Hải gắn bó với học sinh lớp 1.

Do học sinh đều là người dân tộc thiểu số nên dạy học sinh lớp 1, thách thức lớn nhất với giáo viên là các em không biết tiếng phổ thông, chưa quen nề nếp, giáo viên phải dạy các em từ cách đi đứng, chào hỏi, từng từ tiếng Kinh đến cầm phấn, cầm bút...

"Mấy ngày đầu nhận lớp tôi cũng nản, nhưng rồi nghĩ học trò như con mình, lại thiếu ăn, thiếu mặc... thương các em nghèo khó mà cố gắng," cô Hải nhớ lại.

Xúc động với tâm sự nghẹn lòng của những giáo viên cắm bản - Hình 2

Cô Hải đã có 18 năm gắn bó với Trường Tiểu học Mường Bám (Ảnh: NVCC)

Học sinh của cô đến từ 4 bản lẻ Nặm Ún, Thẳm Đón, Pá Ban, Căm Cặn, có em nhà cách trường đến 10 cây số. Các em còn nhỏ, việc đi lại rất khó khăn vì phải lên dốc, xuống đèo, qua suối. Xa xôi là thế, nhưng những ngày đầu tiên, cứ chiều đến là có mấy em học sinh cầm túi quần áo đòi về. Cô Hải thủ thỉ hỏi lý do mới biết các em xin về để... tắm.

Thế là ngày nào cũng vậy, sau giờ học, cô Hải tắm cho hơn hai chục học sinh, giặt hai chậu quần áo đầy. Được cô tắm gội cho sạch sẽ, học sinh vui lắm, thoải mái và siêng học, tỷ lệ học sinh ra lớp và chuyên cần đạt 100%.

Hai con đều học nội trú xa nhà, cô Hải bảo, nhiều lúc nhìn học sinh lại chạnh lòng nhớ con. "Đồng nghiệp cứ trêu: Con mình không chăm, đi chăm con thiên hạ...,"nhưng tôi lại nhủ lòng, mình thương con người ta thì sẽ có nhiều người khác thương con mình. Có lần nghe con nói: "Cô giáo con bảo chưa thấy ba mẹ đi họp phụ huynh bao giờ, toàn thấy cậu mợ đi họp thay." Nghe con nói cũng nghẹn lòng, nhưng tôi cũng đành xin lỗi con vì bố mẹ đều là giáo viên cắm bản," cô Hải xúc động nói.

Xa con, thương các con bao nhiêu, cô Hải lại thương học trò nghèo khó của mình bấy nhiêu. Có những khi giữa trời nắng chang chang, thấy một học sinh mặc áo len, hỏi ra mới biết rằng em chỉ có hai bộ quần áo mà giặt chưa khô, cô lại về nhà tìm bộ quần áo của con mang sang cho học trò...

Xúc động với tâm sự nghẹn lòng của những giáo viên cắm bản - Hình 3

Cô Bàn Thị Mai trong giờ dạy học sinh mầm non. (Ảnh: NVCC)

Vượt rừng tới lớp

Với cô Bàn Thị Mai, Trường Mầm non Đồng Sơn, xã Đồng Sơn, huyện Hoàng Bồ, tỉnh Quảng Ninh, con đường mòn 23 cây số từ nhà đến trường đã trở nên quen thuộc trong suốt 12 năm qua.

Gắn bó với ngôi trường ngay từ khi tốt nghiệp, cô Mai vẫn nhớ ngày đầu tiên nhận công tác, lớp học chỉ được ghép từ những mảnh gỗ mỏng, ánh sáng xuyên qua khe gỗ. Mái trường được lợp bằng những chiếc lá cọ, nền nhà là đất đỏ. Những ngày mưa dầm, gió rét, cái lạnh buốt luồn qua từng khe gỗ. Mùa hè, những chiếc lá cọ mỏng manh không chịu được những cơn mưa xối xả ập xuống, nước mưa làm ướt cả cô trò.

Khó khăn là thế nhưng suốt 12 năm qua, tuần nào cũng vậy, mỗi buổi sáng thứ hai, trên còn đường mòn dài 23 cây số, cô Hải vẫn miệt mài đến với đàn con thân yêu. Có những ngày mưa lũ ập đến, không thể qua suối về khu tập thể của giáo viên, cô phải ở lại lớp học một mình với trang giáo án và chiếc đèn dầu nhỏ. Những lớp học trò nhờ bàn tay cô chăm sóc giờ đây đã lớn, có em đã trở thành những học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Với cô Nguyễn Vân Nhi, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tô Hiệu (xã Cư San, huyện M'Đrăk, tỉnh Đăk Lăk) ngôi trường vùng sâu vùng xa nhất của huyện M'Đrăk, quãng đường băng rừng lội suối đến trường còn xa hơn rất nhiều.

Xúc động với tâm sự nghẹn lòng của những giáo viên cắm bản - Hình 4

Cô Vân Nhi tranh thủ thời gian đến thăm các gia đình học sinh để hiểu hơn về đời sống gia đình của các em. (Ảnh: NVCC)

M'Đrăk là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Đăk Lăk, cách xa trung tâm tỉnh Đăk Lăk 90 km. Xã Cư San các trung tâm huyện hơn 50 km đường rừng. Năm 2012, nhận quyết định về dạy tại trường, cô giáo trẻ Vân Nhi vô cùng háo hức, nhưng hành trình đến trường lại quá gian nan. Vì chưa rành địa hình nên cô đi nhờ xe một thầy giáo để vào trường. Đường lầy lội sau những ngày mưa dầm, còn ổ voi ổ gà thì nhiều không đếm xuể, những vũng bùn sâu hoắm trơn trượt, những đoạn đá lởm chởm làm cho bánh xe liên tục chệch hướng. Đường trơn trượt không thể lái xe, hai thầy cô đành xuống dắt bộ hàng cây số, có đoạn cả hai phải hợp sức lôi xe lên khỏi vũng lầy.

"Sau một thời gian công tác, tôi càng có cơ hội trải nghiệm nhiều cung đường đến trường đường còn thú vị hơn. Đi băng qua rừng hoặc vòng qua huyện khác, vượt đò qua suối lớn mới đến được trường. Có lúc hỏng xe dắt bộ trong rừng hay có những ngày thời tiết quá xấu phải đi 8 tiếng mới đến nơi. Cũng có đôi lúc hoảng sợ rơi nước mắt trên đường vắng tối om nhưng chưa một lần nào tôi nản lòng hoặc muốn bỏ về thị trấn," cô Nhi chia sẻ.

Để hiểu thêm về học sinh khi hầu hết các em là người dân tộc thiểu số, sau mỗi giờ học, cô Nhi tranh thủ trò chuyện với học trò để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em. Thời gian rảnh, cô ghé thăm nhà học sinh để biết thêm về phong tục tập quán nơi đây. Cô tìm tòi những phương pháp sáng tạo mới để thu hút các em vào bài giảng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để các em thêm mạnh dạn, tự tin.

"Nhiều người bảo tôi 'ngược đời' vì đã đủ thời gian công tác ở vùng sâu mà không chịu xin về vùng thuận lợi. Nhưng tôi yêu mến mái trường, yêu mến người dân và mảnh đất khô cằn, yêu mến đàn trẻ thơ có sức sống mãnh liệt nơi đây," cô Nhi xúc động nói./.

Phạm Mai

Theo Vietnamplus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
Vợ chồng Khánh Vân, Quốc Trường cùng dàn sao đổ bộ Phú Quốc dự hôn lễ một cặp đôi Vbiz!
20:53:14 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Ca sĩ Quốc Kháng vừa bị bắt vì lừa chạy án giá 9 tỉ đồng là ai?
23:13:51 05/11/2024
Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc
23:22:24 05/11/2024
Khánh Vân là cô dâu chịu chơi nhất Vbiz: Tung ảnh cưới cực "quậy", body nét căng bỏng mắt
20:49:35 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố đối tượng đăng hơn 300 bài viết xuyên tạc trên Facebook

Pháp luật

06:49:30 06/11/2024
Đối tượng Lê Mạnh đã sử dụng Facebook cá nhân đăng tải hơn 300 bài viết sai sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm các nguyên lãnh đạo.

Động thái của Huyền Lizzie và Phanh Lee giữa nghi vấn xích mích nghỉ chơi

Sao việt

06:45:51 06/11/2024
Phanh Lee chia sẻ khoảnh khắc trong bữa tiệc mừng sinh nhật bạn thân. Huyền Lizzie cũng xuất hiện trong sự kiện đặc biệt này

Cặp đôi hoàng tử và công chúa đẹp khuynh đảo Đêm hội Weibo 2024: Nhà gái xinh sang chưa bao giờ lỗi mốt

Sao châu á

06:42:22 06/11/2024
Điền Hi Vi và Vương Hạc Đệ cùng nhau xuất hiện trên sân khấu Đêm hội Weibo 2024 . Cả hai được khen đẹp như một cặp hoàng tử và công chúa.

Mẹ chồng té xỉu khi biết tôi vứt con gấu bông cũ vào xe rác, vừa tỉnh dậy, bà đã gào lên một câu khiến tôi bủn rủn chân tay

Góc tâm tình

06:40:57 06/11/2024
Cũng do mẹ chồng không hề nói trước cho tôi biết nên mới ra nông nỗi này. Chuyện là hôm kia, tôi dọn dẹp nhà cửa, thấy trong phòng mẹ chồng có một con gấu bông cũ kĩ.

Hà Nội: Sống dọc cung đường 'quái xế' đua xe, thấy tiếng gầm rú là tim ngưng đập

Tin nổi bật

06:35:27 06/11/2024
Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị cảnh sát xử phạt vì giao xe máy cho con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

4 tháng sau chia tay, "ngọc nữ Thái Lan" khoe eo mỏng như giấy, cơ bụng đẹp chưa từng thấy

Người đẹp

06:19:07 06/11/2024
Baifern Pimchanok là một trong những mỹ nhân hàng đầu xứ chùa Vàng với nhan sắc xinh đẹp cùng lượng người hâm mộ đông đảo.

Con trai nuôi Ngọc Sơn: "Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi"

Tv show

06:13:29 06/11/2024
Lần đó tôi về quê biểu diễn, bà con ùa lên sân khấu mấy trăm người để tặng hoa tôi, tới mức sập sân khấu. Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi

Bí quyết làm món bánh ăn sáng từ cà rốt giòn tan, ngọt ngào, bổ dưỡng với công thức cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

06:04:02 06/11/2024
Đây là một món ăn nhẹ lý tưởng cho bữa sáng, bữa xế chiều hoặc bất kỳ lúc nào bạn muốn thưởng thức một món ăn ngon miệng và dễ làm.

Liên hoan phim Berlin rời bỏ mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk

Hậu trường phim

06:02:16 06/11/2024
Liên hoan phim Berlin đưa ra quyết định rời khỏi nền tảng mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk sau động thái tương tự của giám đốc Liên hoan phim Venice, Alberto Barbera.

Nữ luật sư lên tiếng về tin đồn hẹn hò Johnny Depp

Sao âu mỹ

06:00:36 06/11/2024
Luật sư của Johnny Depp, Camille Vasquez nói cô thấy tài tử phim Cướp biển vùng Caribe đáng yêu nhưng anh không phải là mẫu người cô muốn hẹn hò.

Qatar trưng cầu ý dân về việc bãi bỏ bầu cử Quốc hội

Thế giới

05:48:43 06/11/2024
Chính quyền Qatar gọi đây là "cuộc thử nghiệm" và đề xuất thay đổi Hiến pháp. Theo đề xuất, toàn bộ số ghế trong Hội đồng Shura sẽ lại do Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani bổ nhiệm.