Nữ giảng viên Việt tốt nghiệp tiến sĩ xuất sắc tại New Zealand
Có luận án xuất sắc, xuất bản 6 bài báo khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI, Scopus, Đào Lê Trang Anh trở thành người rước Pounamu (hòn đá xanh lâu đời mang biểu tượng giáo dục của trường) tại lễ tốt nghiệp ĐH Lincoln (New Zealand).
Đào Lê Trang Anh sinh năm 1990 tại Nam Định và lớn lên tại Hà Nội.
Đào Lê Trang Anh từng là giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: NVCC
“Lớn lên trong gia đình bố mẹ đều làm trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, mình có một hiểu biết nhất định về ngành, cảm thấy yêu thích với việc phân tích các con số nên muốn đi sâu học hỏi và tìm hiểu lĩnh vực này”, Trang Anh chia sẻ.
Vì vậy năm 18 tuổi, Trang Anh quyết định học chuyên ngành Tài chính, chương trình Tiên tiến ở Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Nhớ về thời đại học, Trang Anh cho biết ấn tượng nhất là khoảng thời gian tham gia nhóm thuyết trình và cùng đội tuyển SIFE (Students in Free Enterprises) Trường ĐH Kinh tế quốc dân giành giải vô địch toàn quốc và tham dự cuộc thi SIFE thế giới tại Los Angeles, Hoa Kỳ năm 2020.
“Vào năm thứ 3, thứ 4 đại học, mình bắt đầu làm thực tập sinh cho hai công ty nước ngoài trong lĩnh vực Tài chính để vừa học hỏi kiến thức chuyên môn vừa nâng cao kỹ năng mềm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, mình cũng chuẩn bị hồ xin học bổng du học thạc sĩ để mở mang kiến thức”.
Năm 2012, Trang Anh là 1 trong 4 đại biểu của Việt Nam tham dự chương trình Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Hitachi 2012, cùng với 24 đại biểu được lựa chọn từ 6 quốc gia châu Á khác, trải qua các hội thảo chuyên sâu và nêu ý tưởng về chủ đề: “Giai đoạn mới cho châu Á – Góc nhìn châu Á về quản lý phát triển bền vững và hội nhập kinh tế”.
Với nhiều học bổng và thành tích cao sau 4 năm học, Trang Anh tốt nghiệp xuất sắc năm 2012 và được giữ lại làm giảng viên của trường.
“Sau khi tốt nghiệp đại học mình quyết định lên đường du học thạc sĩ tại Anh ngành Tài chính và trở về giảng dạy tại Viện Ngân hàng – Tài chính, ĐH Kinh tế quốc dân. Nhưng vì vẫn mong muốn được nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, mình tiếp tục lên kế hoạch học tiến sĩ”, Trang Anh nói.
Đi để trở về
Hai vợ chồng Trang Anh cùng tốt nghiệp Tiến sĩ tại New Zealand và sắp trở lại Việt Nam để làm việc. Ảnh: NVCC
Năm 2018, Trang Anh bắt đầu hoàn thiện và gửi hồ sơ tới 3 trường xin học bổng tiến sĩ.
Video đang HOT
“Thời điểm đó mình vẫn đi làm và con còn nhỏ (dưới một tuổi) nên không có nhiều thời gian chuẩn bị nhiều hồ sơ. Thay vì nộp nhiều, mình tập trung đầu tư cho từng hồ sơ để nhận được kết quả tốt nhất”.
Trang Anh đã chuẩn bị bản sơ yếu lý lịch cá nhân, thư giới thiệu bản thân, bản đề xuất nghiên cứu, toàn bộ bằng tốt nghiệp, bảng điểm và các minh chứng về thành tích đạt được. Theo Trang Anh, phần quan trọng nhất chính là bản đề xuất nghiên cứu. Thông qua bản đề xuất nghiên cứu, trường sẽ đánh giá được định hướng nghiên cứu, năng lực nghiên cứu và phân tích vấn đề của ứng viên.
Bên cạnh đó, để tạo ấn tượng, sơ yếu lý lịch với các thành tích đạt được trước đó cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
“Tỷ lệ chọi để nhận được học bổng toàn phần là cực kỳ cao, vì vậy ứng viên cần chứng minh được những tố chất và khả năng xuất sắc của bản thân. Một ứng viên có sơ yếu lý lịch tốt sẽ thể hiện là ứng viên có sự nỗ lực không ngừng, một yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ nghiên cứu sinh tiến sĩ nào”.
Kết quả, Trang Anh được cả ba trường nhận, trong đó có hai trường cấp học bổng toàn phần.
Đào Lê Trang Anh trong Lễ tốt nghiệp ở Đại học Lincoln. Ảnh: NVCC
Vì 2 vợ chồng đều có ý định học tiến sĩ, lại có con nhỏ, nên chị quyết định chọn ĐH Lincoln với học bổng toàn phần học phí và chi phí sinh hoạt khoảng 2 tỷ đồng. Trường nằm trong top xếp hạng cao về chất lượng giáo dục, không gian trong lành, bình yên, gần gũi với tự nhiên.
Đề tài nghiên cứu của Trang Anh là “Hiệu quả sinh lợi và hiệu quả thị trường của các doanh nghiệp chế biến chế tạo (CBCT) trong khu vực ASEAN”.
“Mình thu thập dữ liệu của 6 quốc gia trong khối ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Kết quả thu được cho thấy các doanh nghiệp CBCT của Indonesia và Singapore dẫn đầu về hiệu quả sinh lợi và hiệu quả thị trường trong khu vực, theo sau đó là các quốc gia khác. Nghiên cứu của mình cũng đưa ra những giải thích về sự khác biệt đó và đã đăng tải được 2 bài báo quốc tế “.
Nhìn lại hành trình nghiên cứu của mình, Trang Anh cho rằng trải qua không ít khó khăn như việc tìm dữ liệu nghiên cứu, vừa làm việc vừa chăm con nhỏ. Thậm chí phải đổi đề tài sau khi đã bảo vệ đề cương nghiên cứu.
“Nhờ sự động viên của giáo sư hướng dẫn, mình đã lấy lại bình tĩnh và tìm được đề tài nghiên cứu mới, kết thúc chương trình tiến sĩ đúng hạn. Chính kiến thức chuyên sâu và sự say mê khoa học của thầy đã truyền cảm hứng, thúc đẩy mình luôn phải phấn đấu hơn nữa để đạt được những mục tiêu cao hơn trong công việc và cuộc sống”, Trang Anh chia sẻ.
Kết thúc chương trình, Trang Anh được khen thưởng cho luận án tiến sĩ xuất sắc của khoa và vinh dự được trường lựa chọn là người đại diện rước hòn đá xanh Pounamu (hòn đá xanh lâu đời mang biểu tượng giáo dục của trường) trong buổi lễ tốt nghiệp vào tháng 5/2021.
Trang Anh cho biết, chị và gia đình dự định sẽ trở về Việt Nam vào cuối năm nay để tiếp tục công việc giảng dạy, nghiên cứu.
Định hướng nghiên cứu sắp tới của chị sẽ tập trung vào so sánh và phân tích kết quả hoạt động và hành vi của các doanh nghiệp trong khối ASEAN trước, trong và sau đại dịch Covid-19.
Đại học chuẩn quốc tế - lựa chọn để thích ứng với thị trường lao động hội nhập
Trong thời đại hội nhập với yêu cầu nhân lực phải đảm bảo cả yếu tố chuyên môn lẫn tiếng Anh, mô hình Đại học chuẩn quốc tế ngay trong nước đang trở thành lựa chọn học tập hợp lý cho đông đảo bạn trẻ - đặc biệt khi kế hoạch du học gặp khó khăn do Covid-19.
Với lợi thế mạng lưới hợp tác quốc tế chặt chẽ cùng nhiều trường đại học uy tín trên thế giới, mô hình Đại học chuẩn Quốc tế do Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đang được xem là một trong những cầu nối hiệu quả để thích nghi với thị trường lao động hội nhập.
Đại học chuẩn Quốc tế - lựa chọn cho những công dân toàn cầu
Hợp tác quốc tế chặt chẽ, đa dạng ngành đào tạo
Với mục tiêu trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên môn tương đương bạn bè quốc tế, chương trình đào tạo hệ Đại học chuẩn quốc tế tại HUTECH được xây dựng dựa trên tham khảo từ nhiều trường đại học uy tín trên thế giới như ĐH Lincoln, ĐH Minnesota (Hoa Kỳ), ĐH Newcastle (Anh), ĐH Cergy Paris (Pháp), ĐH Flinders (Australia),...
HUTECH ký kết MOU với Trường ĐH Minnesota (Hoa Kỳ)
Năm 2021, hệ Đại học chuẩn quốc tế tại HUTECH đào tạo 13 chuyên ngành gồm Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Logistics & quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô; mang đến cơ hội học tập đúng lĩnh vực yêu thích kết hợp với tiếng Anh trong môi trường đào tạo hiện đại. Đây cũng là những ngành có nhu cầu nhân lực hàng đầu trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.
T rải nghiệm thực tế ngay từ năm nhất , phát triển kỹ năng mềm toàn diện
Một thế mạnh khác của sinh viên hệ Đại học chuẩn quốc tế tại HUTECH là trải nghiệm nghề nghiệp đa dạng ngay từ trên giảng đường. Chương trình đào tạo gồm thời lượng lớn các học phần thực hành, trong hệ thống thực hành - thí nghiệm hiện đại ngay tại trường gồm nhà hàng thực hành Pixel, khách sạn thực hành, ngân hàng thực hành HUTECH Bank, trung tâm thực hành nghiệp vụ Kế toán - Kiểm toán, xưởng - garage ô tô để sinh viên phát triển năng lực chuyên môn, trước khi tham gia dự án thực tế tại doanh nghiệp từ năm 2.
Sinh viên tham gia làm việc tại doanh nghiệp ngay từ năm 2
Bên cạnh đó, HUTECH còn được biết đến với môi trường đại học năng động, khuyến khích sinh viên trải nghiệm và phát triển kỹ năng mềm với các hoạt động ngoại khóa đa dạng. Trường hiện có hơn 50 CLB trên nhiều lĩnh vực như học thuật, văn hóa - nghệ thuật, thể thao, tình nguyện, giao lưu quốc tế,... để sinh viên tự do lựa chọn tùy theo năng khiếu và sở thích. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa chính là cách để sinh viên phát triển nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, networking, quản lý thời gian theo đúng tinh thần mà các trường đại học tại các nước phát triển hiện nay luôn chú trọng.
Điểm cộng kỹ năng mềm từ môi trường ngoại khóa sôi động tại HUTECH
Tăng cường tiếng Anh và kỹ năng hội nhập: Tự tin học tập, làm việc ở nước ngoài
Cùng với nội dung đào tạo hiện đại, sinh viên hệ Đại học chuẩn quốc tế HUTECH còn có lợi thế bởi việc học chuyên ngành bằng tiếng Anh (riêng sinh viên chưa đạt yêu cầu tiếng Anh sẽ được đào tạo tăng cường miễn phí trước khi bước vào chuyên ngành). Quá trình trau dồi và vận dụng tiếng Anh liên tục tạo môi trường thuận lợi giúp sinh viên nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ toàn cầu này - không chỉ trong giao tiếp mà còn trong lĩnh vực chuyên môn của mình, điều được các doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh đặc biệt ưu tiên.
Môi trường học tập bằng tiếng Anh giúp sinh viên phát triển khả năng vận dụng ngôn ngữ này
Vốn tiếng Anh đáng kể cũng là nền tảng để sinh viên tự tin tham gia các chương trình giao lưu quốc tế, học tập cùng sinh viên nước ngoài trong các học kỳ trao đổi tại HUTECH hay "vi vu" nước bạn trong khuôn khổ các chương trình trao đổi sinh viên được HUTECH tổ chức thường xuyên. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể chuyển tiếp học tập và nhận bằng từ các trường đối tác ở Hoa Kỳ, Pháp, Đan Mạch,... sẵn sàng cho việc học lên Thạc sĩ hoặc làm việc lâu dài ở nước bạn.
Năm 2021, hệ Đại học chuẩn quốc tế tại HUTECH tuyển sinh 13 ngành thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Tài chính - Quản trị, Ngôn ngữ theo 04 phương thức:
- Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: 18-20 điểm
- Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM: 650-700 điểm
- Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12: Từ 18 điểm trở lên
- Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12): Từ 18 điểm trở lên.
Các phương thức xét tuyển học bạ nhận hồ sơ đợt 9 đến 10/9.
GS Nguyễn Xuân Hùng: Cần nâng chuẩn người hướng dẫn tiến sĩ Theo GS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện CIRTech, Đại học Công nghệ TP.HCM, Chủ tịch Hội Chuyên ngành Cơ học Việt Nam, thì công bố quốc tế là một cách rất hiệu quả để giáo dục Việt Nam hội nhập với thế giới. LTS: GS Nguyễn Xuân Hùng đã có hơn 170 bài nghiên cứu khoa học trên các tạp chí nằm...