Nữ giảng viên đam mê nghiên cứu khoa học biển
“Tìm hiểu về thế giới thủy sinh kỳ thú và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai là con đường mình đã chọn, sẽ tiếp tục bước đi và chưa bao giờ nghĩ sẽ dừng lại…”
Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Đặng Thúy Bình – giảng viên Viện Công nghệ Sinh học – Môi trường, Trường ĐH Nha Trang.
3 lần được nhận tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ
TS Đặng Thúy Bình công tác tại Trường ĐH Nha Trang đã gần được 30 năm. Tại trường ĐH Nha Trang, TS Bình là một trong những giảng viên nữ nổi bật trong công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
TS Đặng Thúy Bình tốt nghiệp cử nhân ngành Sinh học tại Trường ĐH Đà Lạt vào năm 1992, sau khi chuyển về công tác tại Trường ĐH Thủy sản (nay là Trường ĐH Nha Trang), chị tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học tập với tấm bằng thạc sĩ Khoa học sinh học biển tại ĐH Aarhus, Đan Mạch và bằng Tiến sĩ Đa dạng sinh học biển tại ĐH Bergen, Na Uy.
TS Đặng Thúy Bình (bên phải) trong công tác nghiên cứu về khoa học biển.
Theo TS Bình chia sẻ, trong thời gian học tiến sĩ, chị đã hình thành niềm đam mê đối với công tác nghiên cứu khoa học nên ngay sau khi trở về trường tiếp tục công tác, chị dồn hết tâm huyết vào công việc nghiên cứu.
Hiện nay chị đã thực hiện 18 đề tài/dự án nghiên cứu các cấp và có gần 70 bài báo trong nước và quốc tế được đăng trên các tạp chí uy tín.
Ngoài ra, điểm nổi bật phải kể đến, đó là chị đã 3 lần được nhận tài trợ của Chương trình Quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy tham gia nghiên cứu (PEER).
Đây chương trình do USAID tài trợ phối hợp với một số cơ quan khác của chính phủ Hoa Kỳ và do Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) quản lý.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, TS Bình còn thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học từ Cộng đồng Châu Âu (EU), Bộ Ngoại giao Na Uy (NORAD), Mạng lưới châu Á – Thái Bình Dương (APN) và đào tạo (Erasmus ).
Chị công nhận mình đến với khoa học khá muộn khi đến năm 30 tuổi mới học xong thạc sĩ, 40 tuổi học xong tiến sĩ.
Chị kể: “Đặc biệt kể từ khi học xong tiến sĩ, sự hấp dẫn của ngành khoa học biển đã nhen nhóm đam mê khoa học trong mình. Tìm hiểu về thế giới thủy sinh kỳ thú và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai là con đường mình đã chọn, sẽ tiếp tục bước đi và chưa bao giờ nghĩ sẽ dừng lại. May mắn trên con đường đó, đồng hành cùng mình là những cộng sự và đối tác đầy tận tâm và đam mê”.
Đối với TS Đặng Thúy Bình, khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tiên ở lưu vực sông Mekong, nhóm nghiên cứu tiếp cận với kỹ thuật hoàn toàn mới, không chỉ mới với bản thân chị, mà còn mới với cả các đối tác trên thế giới.
Vậy nên tất cả mọi thứ đều phải học hỏi dần dần, người học trước hướng dẫn người học sau, trao đổi qua email, qua Skype, tổ chức các khóa tập huấn, cứ liên tục như vậy trong suốt 4 năm để tiếp cận cho được kỹ thuật và phương pháp xử lý số liệu chính xác.
TS Bình trong một chuyến đi thực tế, thu thập mẫu tại Lào
Trong quá trình thực hiện dự án, chị cùng cộng sự phải đi thu mẫu ở nhiều nơi, từ Việt Nam, đến Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar. Quả thật nếu không có một ý chí kiên định, tình yêu đối với khoa học, những nhà nghiên cứu như chị Bình thật khó có thể tiếp tục.
Khi tất cả số liệu thu thập được trong thực tế và phòng thí nghiệm đã đặt sẵn trên bàn, chị Bình chia sẻ còn một thứ cực kỳ “khó nhằn” nữa mà những nhà nghiên cứu phải vượt qua, đó chính là giai đoạn “viết bài báo”.
Điều đó đòi hỏi một thời gian dài dành cho việc đọc, cách viết như thế nào để vừa chuyển tải được thông tin khoa học lại vừa hấp dẫn người đọc, xử lý kết quả làm sao để thể hiện nhiều hàm lượng khoa học nhất.
Lời khuyên của chị Bình dành cho các giảng viên trẻ đang chưa định hướng được con đường khoa học của mình là hãy tích cực tham gia vào các nhóm nghiên cứu uy tín, xác định hướng nghiên cứu mà mình thích, tìm kiếm các cơ hội học tiến sĩ ở nước ngoài.
Ngoài chuyên tâm với công việc của dự án, TS Bình còn rất quan tâm đến việc hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học. Chị tham gia hướng dẫn luận văn cho sinh viên đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh, có lúc một lần hướng dẫn đến 10 sinh viên.
Giờ đây chị vẫn mong mình có thể làm được nhiều hơn, công bố được nhiều kết quả nghiên cứu hơn, có nhiều thời gian hơn để chuyên tâm vào công việc nghiên cứu khoa học.
Giảng viên cơ sở giáo dục đại học: Trách nhiệm gắn liền quyền lợi
Dự thảo Quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học (dự thảo) vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.
Hoạt động NCKH tại Khoa CNSH Trường ĐH Quốc tế TPHCM. Ảnh: NTCC
Dự thảo có quy định về: Giờ chuẩn giảng dạy, thời gian giảng dạy, định mức giờ chuẩn; Định mức giờ chuẩn đối với giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm công tác đảng, đoàn thể; và nghiên cứu khoa học đối với giảng viên (GV)... tạo được sự đồng tình của GV và các cơ sở GDĐH.
Bảo đảm giờ chuẩn
Theo ThS Đoàn Thị Kiều Oanh - Giảng viên Tiếng Anh (Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Văn Lang - TPHCM), ở khía cạnh GV, những quy định trong dự thảo không gây khó khăn bởi so với quy định hiện tại của trường không khác nhau là mấy.
"Chẳng hạn, dự thảo quy định giờ giảng của GV từ 200 - 400 tiết, hiện trường chúng tôi là 270 tiết. Đây chủ yếu là cái khung, tôi nghĩ các trường sẽ linh hoạt trong triển khai" - ThS Đoàn Thị Kiều Oanh cho biết.
Theo TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, Đồng Nai (LHU), nhà trường đã triển khai góp ý dự thảo xuống các đơn vị, giảng viên trong trường. Tuy nhiên, nhìn tổng thể theo quy định của dự thảo, trường không phải điều chỉnh nhiều so với quy chế hiện hành.
"Đối với giảng viên, LHU quy định một năm phải hoàn thành: 280 tiết giảng, 150 tiết nghiên cứu khoa học (NCKH), 360 giờ tham gia các hoạt động khác. Đồng thời, đối với NCKH, nhà trường có chính sách hỗ trợ lớn nên các GV nhiệt tình tham gia. Mức hỗ trợ 1 bài báo khoa học chất lượng lên đến 180 triệu đồng/bài và 1 đề tài NCKH cấp bộ lên đến 250 triệu đồng/đề tài..." - TS Nguyễn Vũ Quỳnh chia sẻ.
ThS Nguyễn Thị Lại Giang - Phó Trưởng phòng Tổ chức Hành chính (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE)) trao đổi: Nhà trường hoạt động theo mô hình tự chủ nên có những quy định chế độ làm việc của GV riêng. So với những quy định trong dự thảo, tiêu chuẩn của HCMUTE đã đi trước một bước.
"Trường tự chủ nên mọi thứ gần như tự lo, nhất là kinh phí nên các hoạt động, chế độ làm việc đều phải thật sự khoa học và đạt năng suất lao động cao mới bảo đảm được sự thông suốt cho cả hệ thống. Do đó, nhà trường đã sớm xây dựng cơ chế chính sách mở nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH của GV" - ThS Nguyễn Thị Lại Giang chia sẻ.
Phát huy thế mạnh
Theo ThS Đoàn Thị Kiều Oanh, trong dự thảo quy định: Các vị trí khác như trưởng khoa, chủ nhiệm... đều phải làm NCKH là cần thiết, vì từ đó sẽ góp phần nâng cao năng lực NCKH của GV. Đồng thời, dự thảo cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của GV ĐH được rõ ràng hơn.
"Một trong những điểm tiến bộ của dự thảo là quy định về nghĩa vụ NCKH, nó cụ thể cho từng nhóm đối tượng. So với công việc hiện tại của tôi, các chỉ tiêu về NCKH vẫn bảo đảm theo dự thảo. Nhìn chung, nó khuyến khích GV phải NCKH" - ThS Đoàn Thị Kiều Oanh chia sẻ.
Đồng thời, ThS Đoàn Thị Kiều Oanh cũng cho rằng: NCKH góp phần mở ra cơ hội giao lưu giữa GV với cơ sở GD nước ngoài. "Chẳng hạn, VLU liên kết với 1 trường ĐH ở Anh Quốc, nên các GV được hỗ trợ đào tạo về NCKH, học xong còn được đi Anh nữa..." - ThS Oanh chia sẻ.
Mặc khác, dự thảo cũng nêu việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH cho GV phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên. Từ thực tiễn LHU, TS Nguyễn Vũ Quỳnh thông tin: GV LHU chỉ cần có 1 bài báo trong hội thảo khoa học trong nước hoặc đăng trên tạp chí có ISSN đã đủ 150 tiết, tạp chí nằm trong danh mục ISI có mức quy đổi lên đến 800 tiết NCKH (ngoài chuyện khen thưởng vẫn tính tiết quy đổi để tính mức độ hoàn thành nghĩa vụ NCKH của GV).
Ngoài ra, TS Nguyễn Vũ Quỳnh cũng chia sẻ thêm: "Là trường tư nên các hoạt động của LHU đều có thù lao tương xứng, đối với cán bộ quản lý, không quy định định mức giờ chuẩn (không có tiết nghĩa vụ). Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, cán bộ tham gia giảng dạy sẽ tính thù lao đầy đủ... còn các chỉ tiêu chỉ dùng để tính khi xét phong hàm hoặc các chức danh".
Đối với phép năm, LHU có khác một chút so với dự thảo. Hiện GV của LHU được nghỉ 26 ngày phép/năm, không tính Chủ nhật và các ngày khác theo quy định; Nhân viên, cán bộ quản lý, trợ giảng được nghỉ 12 ngày/năm (không tính Chủ nhật và các ngày khác theo quy định). Nếu thời gian làm việc trên 5 năm cộng thêm 1 ngày, 10 năm thêm 2 ngày...
Hoạt động KHCN của GV LHU đều có định mức để quy đổi qua tiết NCKH cho phù hợp, kể cả việc viết giáo trình, biên soạn tài liệu, ngồi hội đồng, hướng dẫn đề tài, hỗ trợ các trường THPT nghiên cứu, tổ chức hội thảo... nhằm mục đích đa dạng hóa các hoạt động KHCN trong trường đồng thời cũng phát huy tối đa năng lực, thế mạnh của từng GV. - TS Nguyễn Vũ Quỳnh
Trường ĐH Luật Hà Nội khai mạc Tuần nghiên cứu khoa học năm 2020 Với mong muốn khuyến khích sinh viên, giảng viên tích cực nghiên cứu khoa học, hôm nay ngày 18/5, Trường ĐH Luật Hà Nội tổ chức khai mạc Tuần nghiên cứu khoa học năm 2020. Tuần lễ nghiên cứu khoa học 2020 chính thức được khởi động tại trường ĐH Luật Hà Nội. Từ năm 2014, Việt Nam ghi nhận và công bố...