Nữ giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội đạt danh hiệu Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2022
Tại Hội nghị tổng kết công tác Đoàn – Hội và phong trào thanh niên khối trường học thủ đô năm học 2021 – 2022, TS.Cao Thị Huyền Trang – Giảng viên Khoa Kế toán Kiểm toán vinh dự nhận danh hiệu ‘ Nhà giáo trẻ thủ đô tiêu biểu’ năm 2022.
Nữ giảng viên trẻ Cao Thị Huyền Trang – Phó Bí thư LCĐ Khoa Kế toán Kiểm toán – Đại học Công nghiệp Hà Nội vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2022
Từ niềm đam mê và khát vọng cống hiến cho giáo dục, cô Cao Thị Huyền Trang đến với nghề giáo và Đại học Công nghiệp Hà Nội đã được 11 năm. Tình yêu, tâm huyết với sự nghiệp trồng người đã giúp cô Huyền Trang luôn giữ ngọn lửa nhiệt huyết, tận tâm và đam mê. Mỗi bài giảng, mỗi hoạt động gắn với nghề giáo đều được cô nghiên cứu, vun đắp cả về tri thức, đạo đức nhân cách, với năng lực sáng tạo, trách nhiệm xã hội, cộng đồng cao nhất. Nhờ đó, cô luôn nhận được rất nhiều tình cảm, sự quý mến của sinh viên và đồng nghiệp. Cô Huyền Trang chia sẻ: Để có những giờ lên lớp chất lượng và hiệu quả, bản thân mình luôn tìm hiểu những phương pháp giảng dạy tiên tiến, phù hợp, để sinh viên hào hứng, sôi nổi, mình sẽ là người huấn luyện viên để các học trò là những vận động viên đam mê và sáng tạo.
Cô Huyền Trang luôn nhận được sự kính trọng, yêu mến của các lớp sinh viên bởi sự tận tình, sáng tạo trong mỗi giờ lên lớp
Bên cạnh công tác giảng dạy, cô Huyền Trang còn làm tốt vai trò của một Phó bí thư liên chi đoàn năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác Đoàn – Hội của Khoa Kế toán Kiểm toán. Cô luôn chủ động nghiên cứu, tìm hiểu sâu rộng về công tác đoàn thanh niên, tổ chức triển khai các hoạt động đoàn hội đa dạng, thiết thực, hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên trong khoa.
Nhiều năm liền cô Huyền Trang được tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, danh hiệu lao động tiên tiến, Công đoàn viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt năm học 2020 – 2021 cô được trao tặng bằng khen của Công đoàn Công Thương Việt Nam về những đóng góp trong hoạt động công đoàn.
Video đang HOT
Cô Huyền Trang luôn làm tốt vai trò của một Phó Bí thư Liên chi đoàn năng động, nhiệt tình
Cô Huyền Trang chia sẻ: Dù là hoạt động Đoàn hay công việc nghiên cứu, giảng dạy, mình đều làm bằng tất cả niềm đam mê. Đam mê có vẻ khá trừu tượng và nhiều người nói đam mê không phải là cái quyết định. Nhưng theo mình, với công việc chuyên môn nói chung, hoạt động Đoàn- Hội nói riêng, nếu không có đam mê thì công việc mình làm sẽ hời hợt, không hiệu quả. Sự đam mê, sự nhiệt huyết sẽ là nguồn động lực là cảm hứng để mình làm việc tốt hơn.
Nữ giảng viên trẻ Cao Thị Huyền Trang trong nắng thu sân trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Khi được nhận danh hiệu Nhà giáo trẻ thủ đô tiêu biểu 2022, cô Huyền Trang xúc động cho biết: Mình thực sự biết ơn và tự hào, bởi những cố gắng, nỗ lực và đóng góp của bản thân trong công việc, trong hoạt động Đoàn – Hội, đã được ghi nhận. Lúc nghe tên Đại học Công nghiệp Hà Nội vang lên trong buổi lễ trang trọng đó, mình thấy thật xúc động, tự hào, thầm nhắc bản thân phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu mà mình vinh dự nhận được.
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, việc đầu tiên cần làm là chuẩn hóa chất lượng của giảng viên, nhà giáo trong các cơ sở đào tạo.
Đây được xem là trọng tâm trong công tác đổi mới phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh mới.
Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò then chốt
Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, hiện cả nước có 1.909 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó có 399 trường cao đẳng, 458 trường trung cấp và 1.052 trung tâm với gần 84.000 giảng viên, giáo viên dạy nghề. Trong đó, có 37.235 giảng viên cao đẳng, 13.295 giáo viên trung cấp và 33.429 nhà giáo tại các trung tâm GDNN và các cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN. Hầu hết, đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, trình độ đào tạo, chức danh nghề theo quy định (trong đó 31,7% có trình độ trên đại học, 60,1% có trình độ đại học, cao đẳng hoặc cao đẳng nghề và 8,2% có trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề). Khoảng 70% nhà giáo đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề để dạy thực hành.
Là lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy, rèn luyện học sinh, sinh viên, vì thế cần phải tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy.
Thực tế, trong những năm qua, lực lượng giảng viên, giáo viên dạy nghề phát triển nhanh về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ kỹ năng nghề, từng bước được chuẩn hóa, đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển.
Bên cạnh những cơ sở GDNN bảo đảm tốt về chất lượng đào tạo, vẫn còn tồn tại những cơ sở thiếu hụt đội ngũ giảng dạy có trình độ kỹ năng nghề cao, đặc biệt ở các ngành nghề chuyển giao cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN. Ngoài ra, năng lực quản lý, quản trị và trình độ đào tạo của nhiều cán bộ trong các trường trung cấp, trung tâm GDNN còn bất cập, chưa chuyên nghiệp, chưa thích ứng với sự thay đổi của khoa học - công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Ánh - Giảng viên của trường Cao đẳng cơ khí Nông nghiệp Việt Nam cho biết, việc phát triển nhanh GDNN đòi hỏi công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong GDNN cũng phải phát triển theo. Điều này góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Vấn đề này được xác định là giải pháp đột phá trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 định hướng tới năm 2045.
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo gắn với kinh nghiệm và năng lực trong kỷ nguyên số là điều cốt lõi để phát triển giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Quang Anh
Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nhà giáo
Để phát huy vai trò đội ngũ nhà giáo GDNN, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong các trường cao đẳng, thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Theo đó việc phát triển đội ngũ nhà giáo GDNN không chỉ đơn thuần là giáo dục để trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho người học mà cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo có trình độ kỹ năng nghề thành thạo. Các nhà trường phải trang thiết bị dạy nghề, đào tạo nghề hiện đại phục vụ rèn luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường cao đẳng.
Đồng thời, hoàn thiện các chuẩn và chuẩn hóa nhà giáo, chú trọng kinh nghiệm thực tiễn và năng lực nghề nghiệp trong kỷ nguyên số, phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp các kỹ năng cốt lõi mà thế kỷ 21 đòi hỏi cùng kỹ năng mềm, kỹ năng số, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp; xây dựng và triển khai cơ chế định kỳ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo.
Theo ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, để nâng cao chất lượng GDNN, ngoài các yếu tố như đầu vào, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất trang thiết bị, quản trị nhà trường thì đội ngũ nhà giáo đóng vai trò then chốt, quyết định.
Nhận thức được điều này, trong chiến lược phát triển dạy nghề với 9 giải pháp, thì giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo đóng vai trò trọng tâm. Theo đó, đội ngũ nhà giáo GDNN cần được sắp xếp lại theo hướng tăng quy mô, có cơ cấu cân đối và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Ông Trương Anh Dũng cho biết, trong thời gian qua Tổng cục GDNN đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giảng viên trong các cơ sở GDNN.
Theo đó, Tổng cục GDNN huy động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ về việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong các cơ sở GDNN theo phương pháp tiếp cận năng lực. Thời gian tới, tổng cục sẽ tích cực phối hợp với các ban ngành chức năng, các cơ sở đào tạo để đẩy mạnh đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, cập nhật những kỹ năng mới cho giáo viên, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đồng quan điểm với ông Dũng, nhiều chuyên gia về lĩnh vực GDNN cho rằng, cần đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo tại các cơ sở GDNN. Đặc biệt là nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN, quốc tế. Thực hiện công nhận kỹ năng, trình độ đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ ở ngành nghề khác chuyển sang làm giáo viên, giảng viên trong các trường cao đẳng. Phát triển mạnh đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề đủ năng lực tham gia đào tạo. Triển khai hiệu quả các cộng đồng, mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong các cơ sở GDNN. Thực hiện liên kết, liên thông trong đào tạo... nhằm đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần hoàn thành sứ mệnh đào tạo đạt chuẩn, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
Thêm một giải pháp rất quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong các trường cao đẳng, GDNN đó là cần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở GDNN theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ.
Ngày 20/11 đặc biệt của những giảng viên ngành y Nghề giáo vốn đã là nghề cao quý trong xã hội. Với những y bác sĩ kiêm nhà giáo thì ngày kỷ niệm 20/11 càng ý nghĩa và hạnh phúc khi họ cả xã hội tôn vinh vừa với trọng trách cứu người vừa với trọng trách trồng người. Chúng tôi xin chuyển tải những chia sẻ của các thầy cô giáo trong...