Nữ giám đốc với hành trình 30 năm kiên định làm miến sạch, đưa hàng sang Âu – Mỹ
Lập nghiệp với nghề làm miến dong – một đặc sản của quê hương Côn Minh (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), chị Nguyễn Thị Hoan – Giám đốc HTX Tài Hoan đã gặp phải không ít khó khăn.
Thế nhưng với tâm huyết và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, thương hiệu miến dong Tài Hoan ngày càng được nhiều người biết đến.
Nữ giám đốc tận tâm với nghề làm miến dong
Bắc Kạn được mệnh danh là thủ phủ của dong riềng. Côn Minh (huyện Na Rì) là nơi có nghề làm miến dong lâu đời nhất tỉnh Bắc Kạn. Miến được làm thủ công với nguyên liệu hoàn toàn từ tinh bột củ dong riềng nên sợi miến dai, giòn, vị ngọt mát, thơm ngon rất đặc trưng.
Thấy được tiềm năng của sản phẩm này, năm 1991, chị Nguyễn Thị Hoan cùng gia đình bắt tay vào trồng cây dong riềng và mua sắm dụng cụ để làm miến.
Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, chị Hoan cho biết sản phẩm của chị làm ra rất được ưa chuộng, nhưng do làm thủ công nên công suất mỗi ngày chỉ đạt được 40 – 50kg, không đủ đáp ứng nhu cầu của người mua.
Bằng sự quyết đoán, chị Hoan thành lập HTX sản xuất miến dong Tài Hoan để có thể tăng năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ, chị Hoan mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư thêm máy móc, thuê nhân công.
Chị Nguyễn Thị Hoan giới thiệu sản phẩm miến dong. Ảnh: C.L
Đến nay, sau hơn 30 năm gắn bó với công việc này, chị Hoan vẫn kiên định với tiêu chí chất lượng.
Theo chị Hoan, khi đã chọn sản xuất bất kỳ mặt hàng thực phẩm nào, người sản xuất cũng phải quan tâm đến vấn đề an toàn, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Đó cũng là lý do vì sao HTX Tài Hoan luôn chú trọng làm tốt từng khâu trong chuỗi sản xuất, từ chọn nguyên liệu, quy trình sản xuất đến phân loại, đóng gói.
Để có được nguồn nguyên liệu tốt nhất, HTX liên kết với các vùng trồng tại địa phương để canh tác dong riềng theo quy trình an toàn. Miến dong Tài Hoan được sản xuất theo phương pháp truyền thống, quy trình khép kín với 100% từ tinh bột dong riềng, tuyệt đối không pha trộn thêm bất cứ loại bột nào khác.
Miến dong Tài Hoan được sản xuất theo phương pháp truyền thống, quy trình khép kín với 100% từ tinh bột dong riềng, không pha trộn thêm bất cứ loại bột nào khác. Ảnh: C.L
Video đang HOT
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn, những năm qua HTX Tài Hoan xây dựng thêm nhà xưởng mới trên diện tích 6.000m2, đẩy mạnh cơ giới hóa với nhiều loại máy móc hiện đại. Thành viên làm việc trong HTX là những người có tay nghề, nhiều kinh nghiệm và nghiêm túc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động. Sản phẩm miến dong được quan tâm đầu tư hoàn thiện từ bao bì, nhãn mác, mã vạch đến chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.
Đưa hương miến bay xa
Hơn 3 thập kỷ giữ nghề truyền thống, chị Hoan có biết bao lần khóc, cười cùng nghề. Khi nhắc lại kỷ niệm lần đầu tiên sản phẩm miến dong của HTX được xuất khẩu sang châu Âu, chị Hoan vẫn không khỏi xúc động, bởi với chị, đó là một cột mốc vô cùng quan trọng trên hành trình tạo dựng thương hiệu miến dong Tài Hoan.
Sản phẩm miến dong của HTX đã được xuất khẩu sang châu Âu.
“Tôi hy vọng sản phẩm miến dong Tài Hoan sẽ luôn được thị trường đón nhận, tạo động lực để người nông dân yên tâm sản xuất. Qua đó, giúp phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống cho bà con cũng như góp phần gìn giữ nghề làm miến truyền thống của địa phương”.
Chị Nguyễn Thị Hoan
- Giám đốc HTX Tài Hoan
Cuối năm 2019, theo chân lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, sản phẩm miến dong Tài Hoan được chính thức giới thiệu với người tiêu dùng tại châu Âu.
“Tiếng lành đồn xa”, một doanh nhân đã đến tận nơi để tìm hiểu hoạt động sản xuất của cơ sở. Chứng kiến quy trình làm ra sản phẩm, vị doanh nhân này đã ngỏ lời hỗ trợ đưa miến dong Tài Hoan ra thị trường quốc tế.
Việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục vốn phức tạp, với người lần đầu tiên tiếp xúc lại càng thêm rối ren. Chị Hoan nhiều lúc nản chí, nhưng được lãnh đạo địa phương động viên, nhiệt tình hỗ trợ, chị lại cố gắng đi tiếp.
Ngày 15/7/2020, hợp đồng cung cấp miến dong cho Cộng hòa Séc chính thức được ký kết với tổng giá trị đơn hàng gần 15.000 USD. Giữa tháng 8/2020, hơn 5 tấn miến dong của HTX Tài Hoan đã được xuất khẩu sang Cộng hòa Séc.
Đây là sản phẩm OCOP đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn vươn tới thị trường châu Âu. Đến tận bây giờ, chị Hoan vẫn còn nhớ như in cảm giác thấp thỏm hồi hộp vào trước ngày xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
Sự kiện sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe để vào thị trường châu Âu là khởi đầu tốt đẹp để sản phẩm này tiếp tục thâm nhập những thị trường khó tính. Mới đây, HTX Tài Hoan cũng đã thông qua một trung gian để xuất khẩu 1,5 tấn miến dong sang thị trường Mỹ để thăm dò thị trường.
Tại thị trường trong nước, HTX đã ký hợp đồng phân phối với 30 doanh nghiệp, đại lý trên cả nước, đồng thời sản phẩm miến dong Tài Hoan cũng có mặt trên nhiều sàn thương mại điện tử lớn. Với sự nhạy bén của vị nữ giám đốc, HTX chú trọng đẩy mạnh đa dạng kênh bán hàng để đưa sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng. Năm 2020, sản lượng miến dong tiêu thụ trên thị trường của HTX đạt 250 tấn.
Năm 2021, HTX dự kiến nâng sản lượng miến dong gần 300 tấn. HTX còn tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập đạt 6 – 7 triệu đồng/người/tháng. Dẫu vậy, chị Hoan vẫn luôn trăn trở làm thế nào để có thể giúp đỡ thêm nhiều người hơn nữa.
Với quyết tâm đưa thương hiệu miến dong Tài Hoan đến gần hơn với người tiêu dùng, lại là người có tinh thần ham học hỏi, chị Hoan luôn cố gắng cập nhật thông tin để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thêm về bao bì, mẫu mã sao cho đa dạng, tiện lợi, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Mặt khác, nâng cao năng lực quản lý, tiếp thị nhằm đáp ứng các yêu cầu mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Từng bước, từng bước, miến dong Tài Hoan đang ngày càng vươn xa.
Thứ sợi dài ngoằng, màu trong hơi xám, khi nấu sợi dẻo, mềm, dai, không nát giúp nông dân ở đây khấm khá
Theo người dân trong thôn kể lại, nghề làm miến dong ở thôn Vạn Thành, xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện từ năm 1960 do ông Nguyễn Văn Đông khởi xướng.
Trải qua nhiều thăng trầm, nghề vẫn gắn với đời sống người dân làng Vạn Thành đến ngày nay.
Người dân thôn Vạn Thành, xã Thăng Long, huyện Nông Cống phơi miến dong.
Với hình thức sản xuất thủ công 100%, ban đầu chỉ có ít hộ trồng dong làm miến phục vụ nhu cầu của gia đình. Nhiều năm trở lại đây, nhận thấy xu hướng của thị trường yêu thích những sản phẩm thủ công đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư mua máy móc hiện đại đưa vào sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường.
Khâu đánh bột để sản xuất miến dong.
Hàng năm, hoạt động sản xuất miến dong ở thôn Vạn Thành thường nhộn nhịp từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Một số hộ dự trữ đủ nguyên liệu thì sản xuất quanh năm theo đơn đặt hàng của khách. Nhờ sản phẩm miến sạch, ngon mà miến dong nơi đây chiếm được lòng tin của khách hàng, bà con đã có thu nhập khá hơn, góp phần đem lại cuộc sống ấm no, khá giả và diện mạo nông thôn mới khang trang.
Khâu lọc bột để sản xuất miến dong.
Ông Nguyễn Văn Hào, thôn Vạn Thành, xã Thăng Long, Tổ trưởng Tổ Hợp tác miến dong cho biết: Trước đây miến làm thủ công, tráng bằng tay. Sau này, nhờ đưa máy móc vào một số khâu sản xuất nên bà con đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, hiện cũng mới chỉ có máy nghiền nguyên liệu và máy đảo bột ngâm, máy cắt miến. Hiện nay, mỗi vụ gia đình tôi làm khoảng 50 tấn nguyên liệu. Thị trường tiêu thụ ở khắp nơi.
Miến ra khuôn được phơi nắng trên các giàn tre.
Quy trình làm miến dong ở làng Vạn Thành hoàn toàn bằng dong riềng nguyên chất, không pha trộn các loại bột khác và không sử dụng hóa chất để tẩy trắng.
Để có sợi miến ngon, ở mỗi công đoạn người làm miến phải cẩn thận và tỉ mỉ. Miến ra khuôn được phơi nắng trên các giàn tre sao cho không bị nắng quá để miến không bị giòn, gãy. Sợi miến nhỏ có màu trong hơi xám, khi nấu sợi dẻo, mềm, dai, không nát, có vị thơm ngon của dong riềng.
Để làm thành một sợi miến khô phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ trồng dong riềng đến thu hoạch củ, xay bột, lọc bột loại bỏ tạp chất, tráng bột chín và cho vào khuôn cắt thành từng sợi mới mang đi phơi khô. Tất cả những công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo của đôi bàn tay người làm nghề.
Toàn xã Thăng Long hiện có 30 ha dong riềng.
Bí thư Đảng ủy xã Thăng Long Nguyễn Xuân Khanh cho biết: Xã có làng nghề miến gạo Thăng Long, được công nhận làng nghề năm 2016 và có sản phẩm OCOP 3 sao từ năm 2018. Đối với nghề sản xuất miến dong Thôn Vạn Thành, xuất hiện từ năm 1960. Mỗi năm bán ra thị trường hàng trăm tấn miến dong.
Toàn xã hiện có 30 ha dong riềng với khoảng 30 hộ gia đình trồng và sản xuất miến dong. Hiện đã có 18/30 hộ tham gia vào Tổ Hợp tác miến dong.
Với lợi thế về đồng đất, vườn hộ nhiều, chất đất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây dong nên cho năng suất, chất lượng cao.
Sợi miến nhỏ có màu trong hơi xám, khi nấu sợi dẻo, mềm, dai, không nát, có vị thơm ngon của dong riềng.
Thời gian tới, xã Thăng Long tiếp tục vận động Nhân dân chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dong để đảm bảo nguồn nguyên liệu; Hỗ trợ cho người dân vay vốn để mua sắm máy móc, mở rộng sản xuất; nâng cấp hệ thống điện; Hỗ trợ đất đai, khu trưng bày sản phẩm, nhà xưởng, hồ sơ pháp lý; Chỉ đạo Nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, cam kết sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm...
Nhiều hộ sản xuất miến còn tích trữ bột khô từ vụ sản xuất trước để làm miến bán quanh năm.
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Nông Cống Nguyễn Thị Tình cho biết: Huyện sẽ chỉ đạo UBND xã Thăng Long tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm miến dong Vạn Thành để phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời, tăng cường quảng bá sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, để người dân cả nước biết đến và tin dùng sản phẩm.
Toàn tỉnh Khánh Hòa có 252 cơ sở sản xuất giống thủy sản Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 252 cơ sở sản xuất giống thủy sản, với năng lực sản xuất hơn 6,2 tỷ con giống/năm. Trong đó, có 17 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm sú giống, mỗi năm sản xuất hơn 400 triệu con; 51 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm thẻ chân trắng giống, mỗi năm sản...