Nữ Đảng viên trẻ xinh đẹp, sở hữu bảng thành tích đáng nể
Lê Thị Hồng Nhung – cựu sinh viên Học viện Tài chính khiến người khác khâm phục bởi sự năng động và bảng thành tích đáng nể. Hồng Nhung là một trong hơn 400 Đảng viên tham dự Chương trình gặp gỡ Đảng viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác toàn quốc năm 2019.
Thành tích của Lê Thị Hồng Nhung:
- Xếp loại sinh viên giỏi và xuất sắc trong nhiều năm liền.
- Giấy khen Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2016-2017; 2017-2018; 2018-2019.
- Khen thưởng có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2017.
- Khen thưởng đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và Phong trào sinh viên 2018.
- Giải Nhất hạng mục cá nhân tại cuộc thi hùng biện online – Mục tiêu phát triển bền vững về đa dạng sinh học và cơ chế tài chính cho đa dạng sinh học.
- Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn Hội khóa học 2015-2019.
- Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác Nghiên cứu khoa học khóa học 2015-2019.
- Đạt giải thưởng Sao tháng giêng năm 2018
- Đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp thành phố năm 2017, cấp Trung ương năm 2018
Hồng Nhung chia sẻ: “Qua việc tìm hiểu và được nghe những câu chuyện về Bác, đặc biệt là về những đức tính Bác dặn thế hệ mai sau “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Bản thân em đã tích cực cần cù không chỉ trong học tập, nghiên cứu khoa học mà còn tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn – Hội. Bên cạnh đó là xây dựng cho mình cách làm việc, học tập để vừa tiết kiệm thời gian vừa đạt hiệu quả cao”.
Không chỉ năng động, học giỏi mà Hồng Nhung cũng sở hữu ngoại hình ưa nhìn.
Khi bắt đầu bước vào đại học, Hồng Nhung đã tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ và thể thao của Khoa và các Câu lạc bộ trong Học viện như CLB Bạn yêu nhạc, CLB Tình nguyện trẻ… Kết quả học tập và rèn luyện của cô gái này trong nhiều năm đều đạt loại xuất sắc.
Hơn thế nữa, trong quá trình học tập, Hồng Nhung cũng tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, có những đề xuất, sáng kiến trong các bài nghiên cứu khoa học Nhung có 2 bài đăng nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa, 2 bài đăng nội san sinh viên với đề tài: Kinh tế tư nhân và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường”; đề tài Nông nghiệp thông minh được lựa chọn tham gia tham luận tại hội thảo cấp Khoa; Giáo dục đại học cần làm gì trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0; Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý phát triển mô hình tại Việt Nam.
Video đang HOT
Năm 2018, với những kiến thức được học trên giảng đường đại học, Nhung tham gia cuộc thi cấp quốc gia với chủ đề “Mục tiêu phát triển bền vững về đa dạng sinh học, cơ chế tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam” và đạt Giải Nhất với bài dự thi mang tên “Cơ chế tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp”.
Từ năm 2017, Nhung giữ cương vị là Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính, đồng thời là Uỷ viên Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Uỷ viên Ban thư ký Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội.
Điều mà cô gái này tâm đắc nhất là đã sống trọn vẹn tuổi thanh xuân tại Học viện Tài chính bằng cả trái tim mình, từ việc tham gia hoạt động, tổ chức chương trình đến việc học tập đều hết mình và là niềm đam mê của Nhung.
Quan điểm sống của Hồng Nhung là “Mỗi ngày sống thật trọn vẹn và ý nghĩa, biết mình là ai, ở đâu và cần làm gì”. Khi gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống điều đầu tiên Nhung làm đó là hít một hơi thật sâu, bình tĩnh và bắt đầu tìm nguyên nhân dẫn đến khó khăn trở ngại đó, rồi khó ở đâu gỡ rối ở đó.
Có những điều là sai lầm của bản thân gây ra nhưng sau mỗi lần đó cô đều nghĩ là con người thì không ai là không mắc lỗi, đó sẽ là một bài học trong cuộc sống để làm kinh nghiệm giúp mình hoàn thiện bản thân, lần sau sẽ trưởng thành hơn mà không mắc sai lầm đó nữa.
Dự định của Nhung trong thời gian tới là đi học tiếp cao học để nâng cao trình độ chuyên môn, bên cạnh đó là học thêm một ngôn ngữ nữa để tự tin hội nhập quốc tế.
Hồng Nhung còn chia sẻ thêm: “Các bạn sinh viên Học viện Tài chính đa phần là các bạn ở các tỉnh lên học do đó việc chọn một ngôi trường khá xa trung tâm, bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm nhất, vượt qua những cám dỗ của môi trường, những áp lực của cuộc sống tự lập, trải qua những môn thi đầy căng thẳng để tự tin ra trường là bản lĩnh của các bạn”.
“Thực ra không có bí quyết nào có thể áp dụng được cho tất cả mọi người. Với em việc tham gia các hoạt động, phong trào là niềm yêu thích vì em thấy nó hợp với tính cách con người em, nên dù tham gia chương trình gì to hay nhỏ em cũng đều làm thật tâm huyết và trách nhiệm.
Đối với việc học, xác định phương hướng học ngay từ đầu, trên lớp tập trung lắng nghe, phát biểu và ghi chép theo ý hiểu của mình những nội dung thầy cô giáo truyền đạt, về nhà đọc lại, làm bài tập nếu có và tranh thủ viết các bài nghiên cứu khoa học để có thêm kiến thức chuyên môn đồng thời cải thiện kỹ năng viết Nghiên cứu khoa học.
Với em để vừa tham gia hoạt động tốt, vừa học tập tốt cần có cho mình cách sắp xếp thời gian hợp lý, làm thật tâm huyết và trách nhiệm công việc mà mình được giao và mục tiêu mà mình hướng đến, bên cạnh đó chủ động và không ngừng sáng tạo trong công việc và học tập để tiết kiệm thời gian, đổi mới cách làm việc đạt hiệu quả cao.
Điều em đáng nhớ nhất trong quãng đời sinh viên là những quãng thời gian áp lực về tinh thần, khó khăn trong công việc lúc em mới tiếp nhận vị trí Chủ tịch Hội Sinh viên.
Đây là khoảng thời gian rèn luyện ý chí và sự nỗ lực, giúp em trưởng thành hơn rất nhiều từ con người đến cuộc sống sau này”, Hồng Nhung khẳng định.
Tuệ Nhi
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Thầy Huy kể chuyện nghề giáo ở Tây Bắc
Tấm gương Đảng viên trẻ làm theo lời Bác cấp trung ương năm 2019, thầy Phạm Văn Huy giáo viên ở Lai Châu chia sẻ về chuyện nghề giáo của mình.
Thầy Phạm Văn Huy quê gốc ở xã Minh Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hiện đang công tác tại Trường trung học phổ thông Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là 1 ngôi trường đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu, con em đồng bào dân tộc chiếm 99%, gồm các dân tộc Mông, Thái, Tày, kinh...
Với hơn 10 năm công tác trong ngành giáo dục tỉnh Lai Châu thầy Huy đã luôn tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn và đạt nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ được tổ chức ghi nhận như:
Bằng khen của trung ương Đoàn, tỉnh đoàn, hội liên hiệp thanh niên tỉnh;Bằng khen của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện; Giấy khen của tổng cục xây dựng lực lượng công an nhân dân; Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp huyện, tỉnh, trung ương...
Thầy Phạm Văn Huy (áo tím than bên phải) Trường phổ thông Mường Kim (Lai Châu) Đảng viên trẻ làm theo lời Bác cấp Trung ương 2019. Ảnh : CT.
"Trong quan hệ với đồng nghiệp, giáo viên ở trường thầy Huy luôn vui vẻ, sống hòa đồng và là người có năng khiếu văn nghệ và có tổ chức thành công nhiều chương trình văn nghệ cho trường.
Ở trường thầy Huy là một đảng viên trẻ luôn sống có ý thức tổ chức kỷ luật và được tổ chức tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ và đều hoàn thành xuất sắc", thầy Vũ Thanh Thông - Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu nhận xét.
Thầy Huy kể chuyện nghề giáo ở Tây Bắc
Trường trung học phổ thông Mường Kim là 1 ngôi trường đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu, con em đồng bào dân tộc chiếm 99%, gồm các dân tộc Mông, Thái, Tày, kinh... trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ động nhất.
"Trong quá trình công tác, đặc biệt là dạy học khối 12 và công tác bán trú cho học sinhcái khó khăn trong quá trình tôi công tác là hiểu được phong tục tập quán và giao tiếp bằng ngôn ngữ dân tộc với người địa phương.
Bên cạnh đó, việc duy trì sĩ số và tỷ lệ chuyên cần cũng là cái khó với bản thân tôi và nhà trường.
Học sinh ở nơi đây vẫn còn ảnh hưởng bởi phong tục tập quán nên nhiều học sinh lập gia đình rất sớm, đôi khi các em đang học đã lập gia đình.
Nơi đây vẫn còn tình trạng một số em học sinh đi học không được thường xuyên, đầy đủ vì vậy việc lĩnh hội kiến thức các môn học rất khó khăn dẫn đến chất lượng giáo dục vẫn chưa đạt được như mong đợi", thầy Huy chia sẻ.
Kỷ niệm nghề giáo nhớ nhất của thầy Huy
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất kể từ khi lên Lai Châu công tác thầy Huy chia sẻ rằng: "Tôi quê ở Thái Bình lên công tác tại tỉnh Lai Châu trong ngành giáo dục tới nay được 11 năm.
Ngày tôi mới lên nơi đây còn vô cùng khó khăn, lạc hậu, kém xa miền xuôi rất nhiều.
Chúng tôi đi xe máy đến trung tâm của xã và phải đi bộ vào bản cách trung tâm xã 3km không đi được xe máy. Đi cùng đoàn chúng tôi là lãnh đạo xã người địa phương biết tiếng dân tộc phiên dịch giúp chúng tôi.Trong quá trình dạy học tôi có rất nhiều kỷ niệm nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là trong 1 lần tôi đi vận động học sinhtại 1 xã gần biên giới Trung Quốc cách đúng 1 con suối.
Sau 1 thời gian, chúng tôi đi bộ vượt qua suối, qua đồi thì cũng tới được nhà học sinh. Vào tới nhà học sinh, chúng tôi không ai cầm được nước mặt khi thấy nơi học sinh ở là 1 ngôi nhà rách nát.
Chúng tôi tới cũng là bữa cơm trưa, khi em mời chúng tôi vào nhà thì trong nhà em rất đông người, có ông bà, bố mẹ, chồng và 3 đứa con nhỏ đang ngồi quanh mâm cơm chỉ có nồi khoai và ngô, bát canh rau rừng không mỡ không thịt.
Khi chúng tôi hỏi chuyện vì sao em lại bỏ học không học nữa thì em có nói rằng em chỉ về nhà ít ngày để kiếm cái ăn cho con rồi em lại đi học tiếp em không bỏ học đâu, vì chồng em bị tai nạn chưa khỏi đang phải đắp thuốc rừng.
Bố mẹ chồng thì già không làm được nên em về mấy ngày lo cho chồng con xong em lại ra học, mà học để thành người chứ.
Em nói vậy chúng tôi rất mừng và vui nhưng cũng thương em với hoàn cảnh như thế. Em học hết lớp 12 rồi sau này em sẽ làm gì khi bên mình còn con còn chồng và gia đình chồng.
Chúng tôi thương hoàn cảnh đó nên đã có chút tiền ủng hộ em lúc khó khăn nhưng 1 mực em không lấy.
Em nói đây là tiền mồ hôi công sức của thầy cô em không lấy đâu, về sau chúng tôi phải nói đây là tiền trong quỹ chữ thập đỏ của nhà trường trích ra để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn chứ không phải tiền riêng của các thầy cô thì em mới nhận.
Với sự giúp đỡ của nhà trường, em học sinh đó cũng đã học hết lớp 12 và hiện tại đang là hội trưởng hội phụ nữ của 1 xã vùng biên giới".
Thầy Bí thư Đoàn trường với rất nhiều ý tưởng
Hàng tuần, vào chiều thứ 2 các em học sinh của Trường trung học phổ thông Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu lại được sinh hoạt bán trú về các chủ đề theo tháng.
Ở buổi sinh hoạt đó các em được tự do phát biểu tâm tư nguyện vọng của mình, ngoài ra các em còn được tham gia các hoạt động thi đua văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trồng rau.
Thầy Huy (áo xanh thanh niên Việt Nam đứng giữa) rất năng động và luôn được tin tưởng giao tổ chức các chương trình văn nghệ. Ảnh: CT
Tôi sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động hữu ích cho đoàn viên thanh niên mình tham gia, trồng nhiều hơn nữa rau xanh và có thể nuôi thêm lợn để tăng thêm nguồn thu nhập cho học sinh bán trú.
Trong năm học tới Ban Chấp hành đoàn trường chúng tôi sẽ đỡ đầu 2 đến 3 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hàng tháng sẽ hỗ trợ các em 100.000 đồng đến 200.000 đồng để các em có thể tiếp tục theo học hết lớp 12.
Với những cống hiến cho ngành giáo dục thầy Phạm Văn Huy đã vinh dự được nhận bằng khen của trung ương Đoàn, tỉnh đoàn, hội liên hiệp thanh niên tỉnh; Thanh niên tiên tiến làm theo lời bác cấp huyện, tỉnh, trung ương.
Công Tiến
Theo giaoduc.net
Cán bộ Đoàn chỉ hô hào, nói suông thì ai nghe! Học và làm theo Bác ở đức tính gương mẫu, nói đi đôi với làm, tự học tập và rèn luyện giúp nhiều cán bộ Đoàn, đảng viên trẻ trưởng thành và gặt hái nhiều thành công trong công tác, có uy tín với cộng đồng. Chị Ngân Thị Hoàng Yến chia sẻ tại diễn đàn - Ảnh Hoàng Phan Trong khuôn khổ...