Nữ đại gia tự nguyện nộp 1.700 tỷ đồng trong vụ án cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng là ai?
Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án.
Người phụ nữ này là ai?
Theo kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (viết tắt là Công ty Sài Gòn Đại Ninh) được tỉnh Lâm Đồng cấp đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 7/1/2010 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Bà Phan Thị Hoa là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty và là người đại diện theo pháp luật.
Bà Phan Thị Hoa còn thành lập và đứng tên Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh Lavender, vốn điều lệ 800 tỷ đồng.
Ngày 30/12/2010, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (viết tắt là Dự án Đại Ninh) tại các xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan (huyện Đức Trọng) với tổng vốn đầu tư 25.243 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.
Ba bị can (từ trái sang): Nguyễn Cao Trí, Trần Đức Quận và Trần Văn Hiệp.
Ngày 12/6/2020, Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận thanh tra số 929, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của Dự án Đại Ninh do quá trình kiểm tra xác minh đã phát hiện có vi phạm pháp Luật Đất đai và Luật Đầu tư.
Khoảng tháng 9/2020, Nguyễn Cao Trí, khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và Giáo dục Văn Lang (say này kiêm thêm Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh) hẹn gặp bà Phan Thị Hoa để bàn việc chuyển nhượng Dự án Đại Ninh.
Thời điểm đó, bà Phan Thị Hoa nói rằng, dự án đã bị Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận kiến nghị thu hồi, Công ty Sài Gòn Đại Ninh đang kiến nghị cơ quan chức năng cho gia hạn, tiếp tục dự án và đang có nhiều nhà đầu tư muốn mua lại dự án.
Cùng với đó, bà Phan Thị Hoa còn đưa cho Nguyễn Cao Trí bản Kết luận thanh tra số 929 do ông Trần Văn Minh (cố Phó Tổng Thanh tra Chính phủ) ký. Do Nguyễn Cao Trí và ông Trần Văn Minh có mối quan hệ thân thiết nên Trí nhờ ông Minh hướng dẫn, giúp đỡ không thu hồi Dự án Đại Ninh…
Video đang HOT
Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh.
Ngày 2/10/2020, Nguyễn Cao Trí và bà Phan Thị Hoa ký thỏa thuận đặt cọc về việc chuyển nhượng Dự án Đại Ninh với giá 3.000 tỷ đồng. Tháng 10/2020, Nguyễn Cao Trí đặt cọc cho và Phan Thị Hoa 119,8 tỷ đồng.
Ngày 2/12/2020, Nguyễn Cao Trí thống nhất với bà Phan Thị Hoa ký chính thức hợp đồng mua bán cổ phần Công ty Sài Gòn Đại Ninh (thực chất là mua lại Dự án Đại Ninh). Để có 1.000 tỷ đồng thanh toán cho bà Phan Thị Hoa, Nguyễn Cao Trí đã làm thủ tục vay tiền của Sacombank. Từ đó, Nguyễn Cao Trí sở hữu 51% cổ phần Công ty Sài Gòn Đại Ninh.
Quá trình thực hiện chuyển đổi pháp nhân, ban đầu, UBND tỉnh Lâm Đồng không đồng ý giải quyết thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, chuyển đại diện pháp luật Công ty Sài Gòn Đại Ninh từ bà Phan Thị Hoa sang Nguyễn Cao Trí.
Do đó, đầu tháng 1/2021, Nguyễn Cao Trí gọi điện nhờ Trần Đức Quận, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và Trần Văn Hiệp, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo, tác động Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho Nguyễn Cao Trí được thay đổi đăng ký kinh doanh…
Thực hiện chỉ đạo của Trần Đức Quận và Trần Văn Hiệp, ngày 28/1/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng đã cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 8 cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh, đổi người đại diện pháp luật từ bà Phan Thị Hoa sang Nguyễn Cao Trí.
Từ đây, Nguyễn Cao Trí lợi dụng mối quan hệ của mình, dùng tiền, lợi ích vật chất để móc nối, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan quản lý Nhà nước như: Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng để “bẻ lái” các quyết định đúng đắn của Nhà nước trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh, nhằm mục đích mua bán, chuyển nhượng dự án để trục lợi.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định, nguồn tiền Nguyễn Cao Trí sử dụng để liên hệ, gặp gỡ, đưa cho các cá nhân có chức vụ, quyền hạn là tiền từ nguồn sẵn có của cá nhân Trí.
“Nguyễn Cao Trí không trao đổi, bàn bạc với bà Phan Thị Hoa và bà Hoa cũng không biết Trí đưa tiền cho những ai, bao nhiêu tiền, từ nguồn nào. Số tiền 35 tỷ đồng nhận từ bà Hoa, Trí sử dụng, không bàn bạc, thỏa thuận với bà Hoa là chi tiền cho ai, chi vào mục đích gì”, kết luận của Cơ quan CSĐT Bộ Công an nêu rõ.
Đối với số tiền 1.700 tỷ đồng mà bà Phan Thị Hoa nhận từ Nguyễn Cao Trí thông qua việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Dự án Đại Ninh trái pháp luật, bà Hoa đã tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo trình bày của bà Hoa có trị giá khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án.
Do đó, cơ quan điều tra xét thấy, không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Phan Thị Hoa với vai trò đồng phạm, giúp sức cho Nguyễn Cao Trí
Sai phạm tại dự án Đại Ninh và chuyện rải tiền hối lộ của đại gia Nguyễn Cao Trí
Trong vụ án này, ông Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh) bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ.
Số tiền đưa hối lộ được xác định là 7,05 tỷ đồng.
Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.
Trong vụ án này, ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh (SGĐN) bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ. Số tiền đưa hối lộ được xác định là 7,05 tỷ đồng.
Danh sách những người mà Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã đưa tiền được CQĐT làm rõ. Đó là: Ông Lê Quốc Khanh (cựu Phó Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ (TTCP), Tổ trưởng tổ công tác) 450 triệu đồng; Hoàng Văn Xuân (cựu Thanh tra viên Cục II, TTCP, thành viên tổ công tác): 130 triệu đồng; Nguyễn Nho Định (cựu Thanh tra viên Cục II, TTCP, thành viên tổ công tác): 70 triệu đồng (thông qua 2 người khác); Nguyễn Ngọc Ánh (cựu Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, thành viên tổ công tác): 100 triệu đồng.
Việc đưa tiền của ông Trí nhằm mục đích để được tổ công tác: Hướng dẫn thủ tục liên quan xác minh tình hình tài chính của Công ty SGĐN, lập biên bản làm việc, báo cáo xác minh đơn theo hướng thống nhất với tỉnh Lâm Đồng và kết luận theo hướng kiến nghị cho gia hạn, giãn tiến độ dự án, gia hạn sử dụng đất dự án Đại Ninh.
Liên quan đến vụ bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát ), trước đó, ông Trí đã phải nhận án 8 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Việc đưa tiền cũng nhằm để được tổ công tác tham mưu, đề xuất ban hành báo cáo số 715 và kết luận số 1033 điều chỉnh, sửa đổi Kết luận thanh tra số 929 hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án Đại Ninh.
Theo CQĐT, đại gia Nguyễn Cao Trí còn đưa 2,1 tỷ đồng cho ông Trần Đưa Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng); đưa 4,2 tỷ đồng cho ông Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) để được cho thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty SGĐN, thay đổi người đại diện pháp luật từ bà Phan Thị Hoa sang Nguyễn Cao Trí; đồng thuận với báo cáo số 715 của Thanh tra Chính phủ hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án Đại Ninh.
Hành vi của bị can Nguyễn Cao Trí cùng với sai phạm của các bị can khác đã gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước là giá trị toàn bộ Dự án Đại Ninh, phạm vào tội "Đưa hối lộ", quy định tại khoản 4 Điều 364 BLHS.
Về việc ông Nguyễn Cao Trí đưa ông Trần Văn Minh (khi đó là Phó Tổng Thanh tra Chính phủ) số tiền 10 tỷ đồng. Do ông Minh đã chết nên CQĐT không xem xét hành vi đưa hối lộ về số tiền này của ông Trí.
Một vài công trình kiến trúc xây dựng dang dở tại Khu đô thị Đại Ninh. Ảnh: Hoàng Giám
Tại CQĐT, Tổng Giám đốc Công ty SBĐN khai: Theo hướng dẫn của ông Trần Văn Minh và Lê Quốc Khanh (khi đó là Tổ trưởng tổ công tác TTCP) về việc chứng minh, bổ sung năng lực tài chính để làm căn cứ cho gia hạn dự án thì Công ty SGĐN phải có vốn thực hiện dự án gần 4.000 tỷ đồng (tương đương 15% của tổng mức đầu tư dự án 25.000 tỷ đồng, tối thiểu số tiền khoảng 3.786 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, Công ty SGĐN cần chứng minh vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và số dư tiền mặt khoảng trên 1.800 tỷ đồng.
Do vậy, ông Trí đã thông qua môi giới để Công ty DFK xác nhận báo cáo kiểm toán giá trị vốn điều lệ Công ty SGĐN 2.000 tỷ đồng và ký hợp đồng kiểm toán với phí kiểm toán 50 triệu đồng. Ngoài ra, ông Trí còn huy động nguồn tiền mặt của Công ty Văn Lang và Công ty Grand Riverside số tiền 600 tỷ đồng chuyển sang Công ty SGĐN và vay Sacombank 1.400 tỷ đồng để Saccombank xác nhận số dư 2.000 tỷ đồng.
Tổng cộng, cổ phần góp vốn và số dư tiền mặt trên tài khoản của Công ty SGĐN là 4.000 tỷ đồng, đạt yêu cầu hợp thức tài liệu, số liệu chứng minh năng lực tài chính theo hướng dẫn của ông Minh và Khanh.
Các bị can, cá nhân liên quan đã nộp khắc phục tổng số tiền 109,05 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, gồm: 9,05 tỷ đồng do các bị can, người liên quan trong vụ án nộp khắc phục và 100 tỷ đồng thu hồi từ nguồn tiền 2.700 tỷ đồng mà ông Trí hưởng lợi, sử dụng để mua cổ phần Hệ thống nhà hàng tiệc cưới Adora.
Vụ Sài Gòn Đại Ninh: Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng "lập công chuộc tội" Theo kết luận điều tra, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng được ghi nhận tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, lập công chuộc tội... trong vụ án xảy ra tại Dự án Đại Ninh (Lâm Đồng). Theo kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng...