Nữ cử nhân Kinh tế mê dạy tiếng Anh
Sau nhiều năm dạy học tại các trung tâm, Nguyễn Thanh Hương trở thành giáo viên tiếng Anh trực tuyến với hơn 55.000 lượt theo dõi trên mạng xã hội.
Tốt nghiệp ngành Du lịch của ĐH Kinh tế quốc dân, song sau khi ra trường, Nguyễn Thanh Hương (Sơn Tây, Hà Nội) lại đi theo con đường sư phạm. Vốn là người yêu thích kinh tế nhưng những tháng ngày làm gia sư và dạy học tại các trung tâm đã khiến Hương gắn bó với nghề dạy học từ lúc nào không hay.
Đến nay, cô giáo sinh năm 1990 đã có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và ôn luyện tiếng Anh cho nhiều lứa tuổi. Nhìn lại quãng đường từ sinh viên ngành kinh tế đến giáo viên dạy tiếng Anh, Hương gọi đó là cái duyên, sự sắp đặt có ý nghĩa.
Một tuần “ chiến tranh lạnh” để chọn trường thi Đại học
Bước vào giai đoạn cuối cấp 3, Thanh Hương được bố mẹ định hướng thi sư phạm để ra làm giáo viên với quan niệm: con gái học sư phạm vừa nhàn, vừa ổn định. Dù đây là một nghề cao quý nhưng trong suy nghĩ của cô bé 17 tuổi khi ấy, ước mơ trở thành một “business women” (nữ doanh nhân) hơn gấp bội.
Không ngần ngại, Hương đấu tranh với bố mẹ, đặt bút đăng ký ngành Du lịch – Đại học Kinh tế Quốc dân. Bố mẹ biết chuyện, không hài lòng, ra sức thuyết phục nhưng cô con gái không có ý định lay chuyển, mà thuyết phục ngược lại bố mẹ. Kết quả là hai bên “chiến tranh lạnh” suốt một tuần liền, cho đến khi, mẹ phải mở lời trước vì độ ngang bướng của cô.
Cuối cùng, Hương cũng thi đỗ đại học đúng nguyện vọng bản thân.
Hương cho biết, được làm việc mình yêu thích thì dù vất vả, bận rộn cũng sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.
Cô sinh viên ham học và cái duyên với nghề sư phạm
Không giống như nhiều người còn mải ngủ quên trong chiến thắng đỗ đại học, Thanh Hương xác định ngay việc học là trên hết. Cô sinh viên năm nhất luôn sợ bị tụt lại phía sau nên lao vào học với suy nghĩ: các bạn đều rất giỏi. Tổng kết kỳ một năm nhất, Hương đứng thứ hai của lớp. Suốt những năm đại học, cô liên tục lọt top nhất nhì lớp, đạt học bổng mỗi kỳ.
Video đang HOT
Song song với việc học, ngay từ năm nhất, cô sinh viên nhận làm gia sư cho một số bạn nhỏ. Sang năm thứ hai, Hương và một vài bạn khác trong lớp được cô giáo giới thiệu tới trung tâm tiếng Anh để làm thêm. Đó cũng là bước đầu đến với nghề sư phạm của cô giáo trẻ.
Hương cho biết, khó khăn lớn khi dạy ở trung tâm là làm sao xây dựng hình ảnh của một giáo viên chỉn chu khi bản thân mới là sinh viên 19 tuổi. Học viên chủ yếu là những người đã đi làm, sinh viên năm 3, 4 nhưng may mắn, họ đều hợp tác và tạo điều kiện cho cô giáo trẻ. Hương gọi đó là cái duyên.
“Cảm giác mọi người cất tiếng đọc theo từng từ tiếng Anh khiến tôi rất hạnh phúc. Đó là sự tự hào, hãnh diện”, cô bộc bạch.
4 năm đại học của Hương xoay quanh việc học trên trường và dạy ở trung tâm. Tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, Hương có cơ hội ở lại trường làm giảng viên nhưng cô từ chối.
Con đường trở thành giáo viên tiếng Anh trực tuyến
Ra trường, trong khi đang tìm kiếm một công việc đúng ngành đào tạo, Hương lại nhận được lời đề nghị ôn thi tiếng Anh cuối cấp cho con của người thân. Là người cả nể lại đang khá rảnh rỗi nên cô đồng ý. “Tôi luôn tâm niệm, bản thân đã chọn ngành Du lịch, được đào tạo bài bản như thế thì phải làm công việc theo đúng ngành. Nhưng sau thời gian dài thực tập tại các khách sạn, tôi lại thấy môi trường này không phù hợp với tính cách của mình. Ý định làm đúng nghề cũng dần mờ nhạt hơn”, Hương chia sẻ.
Đúng lúc ấy, nhóm học sinh do cô nhận lời kèm cặp tại nhà đều đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học năm đó. Các bạn tiếp tục đề nghị Hương bổ trợ kiến thức thêm, thậm chí còn gửi gắm cả em, bạn bè mình. Cứ như vậy, cô giáo trẻ cuốn vào vòng xoáy bên các học trò nhỏ. Cô cử nhân trường kinh tế ngày nào giờ đã quen với công việc của một giáo viên.
Đầu năm 2015, Thanh Hương tình cờ nhận được lời mời làm giáo viên từ hệ thống giáo dục trực tuyến Hocmai.vn. “Khi đó, tôi chỉ biết Hocmai là công ty cung cấp các dịch vụ về dạy online. Phần vì tò mò, phần vì muốn thử thách bản thân với môi trường mới nên tôi nhận lời”, Hương cho biết.
Sau gần 3 năm dạy offline tại nhà, Nguyễn Thanh Hương quyết định đầu quân cho hệ thống giáo dục trực tuyến này vào tháng 3/2015. Hiện, cô có hơn 200 bài giảng trực tuyến mỗi năm.
Nói về lý do chọn Hocmai.vn, cô giáo 9x cho biết, đây là hệ thống giáo dục online đã có nền tảng trước đó. Sau tìm hiểu, cô nhận thấy chương trình học online tại đây khá logic, bám sát nhu cầu của học sinh. Mặt khác, các thầy cô giáo đều là những người có trình độ chuyên môn và cái tâm làm nghề, thậm chí là những người học vị học hàm tiến sĩ, giáo sư.
Cô Hương cũng đánh giá cao lợi ích mà phương pháp học trực tuyến đem lại như linh hoạt về thời gian, bài giảng, cách học. Học viên có thể xem đi xem lại nhiều lần bài giảng hay chọn lọc những tiết học cần thiết cho bản thân.
Hạnh phúc khi được nhiều học viên đón nhận
“Cái được lớn nhất tôi nhận lại từ khi làm ở môi trường này là tình cảm cô trò. Và tôi may mắn hơn nhiều thầy cô khác ở chỗ học sinh của tôi có ở nhiều nơi trên đất nước”, Thanh Hương nói. Cô kể lại kỷ niệm đáng nhớ với cô học trò lớp 12 trong một lần vào Phú Yên du lịch cùng đồng nghiệp. Khi đang nghỉ tại khách sạn, cô nhận được cuộc gọi của lễ tân rằng có một bạn học sinh tới gặp. Điều này khiến cô rất bất ngờ vì thông tin của kỳ nghỉ vốn không hề công khai.
“Ngay khi vừa gặp, bạn học sinh đã xúc động trào nước mắt khiến tôi vừa cảm kích, vừa hoang mang. Bạn có tâm sự là học viên lớp tiếng Anh trên mạng của tôi. Muốn gặp tôi để cảm ơn vì đã truyền động lực khiến bạn yêu thêm môn tiếng Anh và cải thiện kết quả học tập những năm cấp 3. Với người giáo viên, đó là hạnh phúc lớn nhất”, Hương nhấn mạnh.
Gắn bó với công việc dạy trực tuyến, nhiều khi bận rộn với lịch quay, soạn chương trình nhưng 9x chưa bao giờ nản lỏng. Cô cũng có những cách kết nối với học viên của mình qua mạng xã hội để tạo sự gần gũi với các em. Hiện trang cá nhân của Hương thu hút 56.451 người theo dõi cùng những status có cả nghìn lượt yêu thích.
Nguyễn Thanh Hương đang là giáo viên tiếng Anh trực tuyến của Hệ thống giáo dục Hocmai.vn.
Với những trải nghiệm của bản thân, Hương khuyến khích các bạn trẻ hãy thử thách chính mình, tìm ra điều phù hợp, công việc yêu thích, để có động lực sống và làm việc mỗi ngày. Cô cũng không quên nhắn nhủ các bạn học sinh cuối cấp 3 mạnh dạn lựa chọn con đường mình mong muốn, sẵn sàng đứng lên sau những vấp ngã để trưởng thành hơn.
Tới đây, cô sẽ tham gia chương trình chào đón tân sinh viên do Hocmai.vn tổ chức tại Văn miếu Quốc tử giám. “Đây là cơ hội để tôi gần gũi, thấu hiểu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm với học trò của mình”, Hương cho biết.
Huyền Anh
Theo Vnexpress
Lớp học không giảng đường, học phí
Thay vì đi làm thêm hay tụ tập bạn bè ngày hè, nhiều bạn sinh viên tại Hà Nội đã chọn tham gia câu lạc bộ (CLB) Ngày mai tươi sáng. Đó là những gia sư miễn phí cho các em nhỏ ở Làng trẻ em SOS và những em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn quanh khu vực mình sinh sống.
Chuẩn bị cho các em hành trang tới trường, các anh chị cũng nhận lại tình yêu thương, có thêm kỹ năng sống làm hành trang vào đời.
Gia sư miễn phí cho trẻ em
Những cơn mưa rào bất chợt khiến trời thu Hà Nội nhanh tối hơn so với thường lệ. Trọ học ở gần Trường Đại học Bách khoa nhưng bạn Hoàng Quý Bình, Chủ nhiệm CLB Ngày mai tươi sáng, vẫn bắt 2 chuyến xe buýt tới Làng trẻ em SOS (quận Cầu Giấy) cách đó hơn chục cây số để trao đổi với một số bạn mới đăng ký dạy học. So với những ngày đầu mới tổ chức dạy thêm nhiều em còn e ngại, đến nay 150 bạn nhỏ ở Làng trẻ SOS đã quen thuộc với mọi người hơn, cất tiếng chào lễ phép các anh chị từ xa, tự giác ngồi vào bàn học không cần sự nhắc nhở của các mẹ.
Những giờ học 0 đồng thế này đã duy trì ở Làng trẻ em SOS trong suốt 3 năm qua, là những lớp học đầu tiên được CLB triển khai ở Hà Nội. Sự tiến bộ của các em nhỏ ở đây có thể thấy rõ trong kết quả học tập cũng như kỹ năng sống hàng ngày. Các mẹ cũng như anh chị quản lý đều nhận thấy các em ngoan hơn, có ý thức tập trung vào học, không quậy phá, khi không hiểu bài đã chủ động tìm hỏi người lớn, biết hỏi thăm và quan tâm chăm sóc mọi người chung quanh, cởi mở và không còn dè dặt khi chia sẻ về ước mơ của mình. Bạn Ngọc Anh, một trong những trưởng nhóm phụ trách gia sư cho biết, đó là những thành tích đáng kể có sự đóng góp của CLB.
CLB tổ chức các buổi ngoại khóa cho các em có hoàn cảnh nghèo.
Sau thành công của mô hình này, nhóm đã mở rộng ra các địa bàn trong thành phố Hà Nội. Đến nay, với khoảng 200 thành viên, CLB đã mở được các lớp học ở phường như Bách Khoa, Đồng Tâm, Bạch Mai, Trương Định, Láng Hạ, Xuân Đỉnh, Mai Dịch... với số lượng lên đến 100 em trên các địa bàn. Đối tượng các em được nhóm chọn hỗ trợ có những hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ lớn tuổi, các em mồ côi, bố hoặc mẹ đã mất, phải sống xa gia đình, hộ nghèo, thu nhập bấp bênh, bố mẹ mải lo làm ăn không chăm lo được con cái, các em bị bệnh hoặc sức khỏe không đảm bảo để hòa nhập với các bạn trong lớp.
Hoàng Quý Bình chia sẻ, để tìm được 100 hoàn cảnh các em trong từng quận, biết được nhu cầu và thuyết phục gia đình đồng ý cho dạy học cũng không phải là chuyện dễ. Bình và các thành viên trong nhóm đã phải đến nhiều nơi như UBND phường, Đoàn thanh niên phường, thông qua các cô giáo dạy học ở trường. Cứ mỗi nơi, mỗi lần tìm được một em cần học, ai nấy trong CLB đều vui mừng. Đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn của các em, nhiều bạn sinh viên sau tan giờ học đã lập tức lên đường đi dạy.
Nhiều nhà của học sinh nằm sâu trong những ngõ ngách, các thành viên CLB sau khi dạy xong phải vội vàng chạy đi để kịp đón chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày về ký túc xá. Những bữa tối vội vàng trước hay sau giờ vào lớp là chuyện thường tình, nhưng không ai than vãn một lời. Có nhiều người sau khi tốt nghiệp, ra trường, chuyển công tác mới vẫn cố gắng thu xếp để làm gia sư.
Điều đặc biệt, trong CLB Ngày mai tươi sáng, có 2 anh em chính là học viên của CLB, sau khi bước vào cánh cổng đại học đã quay trở lại CLB tham gia dạy học cho những em cùng hoàn cảnh. Dù nhà nghèo, các em vừa làm thêm phụ giúp cha mẹ vào những giờ không đi học, nhưng buổi tối vẫn dành thời gian để đi dạy, chia sẻ kiến thức với các em nhỏ có cùng hoàn cảnh khó khăn như mình, mong sẽ mang tới cơ hội đổi đời cho nhiều mảnh đời bất hạnh.
Những trải nghiệm quý giá
Đều đặn cứ mỗi tối trong tuần, bất kể mùa đông hay mùa hè, nắng hay mưa, các thành viên CLB Ngày mai tươi sáng đều duy trì công việc gia sư cho trẻ em nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ trao tri thức, các bạn còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa để chia sẻ những ước mơ, động viên các em vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Kết thúc năm học 2016-2017, bạn Tạ Thị Hà, Trưởng nhóm gia sư phụ trách phường Mai Dịch (quận Mai Dịch) không giấu nổi niềm vui khi chia sẻ về thành tích học tập của các em trên địa bàn. Trong đó, em Nguyễn Đức Hùng đã trở thành học sinh giỏi, đứng thứ 3 của lớp. Nhiều bạn học sinh của CLB rất nghị lực vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập, tham gia hoạt động của lớp, của trường rất tích cực.
Phụ trách địa bàn phức tạp nhất trong mạng lưới gia sư - phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, bạn Vũ Minh Vương (sinh viên Đại học Bách khoa), trưởng nhóm cho biết, ban đầu công việc dạy cũng khó khăn vì các em còn mải chơi, lười học. 17 anh chị nhận gia sư cho 13 em, trong đó có 2 em đang học THPT, còn lại cấp tiểu học. Nhiều em đến tuổi dậy thì, ở nhà bị phàn nàn "dở ông dở thằng", các anh chị dành mấy buổi tối liên tiếp đến nhà thuyết phục nhưng các em đều trốn ra ngoài, người nhà tìm cũng không về vì không muốn học. Sau khi kiên trì thuyết phục, nhiều em mới chịu hợp tác. Cũng có những em dù rất tha thiết học, nhưng gia đình muốn các em phụ việc làm thêm, coi việc học không quan trọng nên cũng phải đi lại nhiều lần kiên trì thuyết phục mới được phụ huynh đồng ý để kèm cặp.
Em Minh Vương chia sẻ: "Cả năm học cùng nhau, tới khi tổng kết năm học vừa qua, nhiều em ở phường Bạch Mai báo về kết quả học tập tốt hơn trước. Nhiều bạn đã bớt ham chơi, không nghiện điện tử khiến bố mẹ lo lắng". Chính những ngày tháng đó đã giúp nhiều bạn sinh viên vốn chỉ quen lên giảng đường rồi về nhà đã có thêm những trải nghiệm thực tế, thậm chí vấp phải khó khăn, thất bại. Bên cạnh đó, những chia sẻ về giờ lên lớp, trăn trở khi còn có những em chưa tiến bộ, những lớp học luôn thiếu giáo viên vì các bạn sinh viên không thu xếp được lịch dạy... rồi cả nhóm cùng nhau tìm ra giải pháp đã khiến những giờ học kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm của các em được trau dồi, vững vàng hơn.
Đặc biệt, trước các sự kiện lớn liên quan đến thiếu nhi như Tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, dịp Giáng sinh, ngày lễ tết... các thành viên trong CLB Ngày mai tươi sáng đều tập trung lên kế hoạch gây quỹ tổ chức các chương trình kỷ niệm, tặng quà cho các em học sinh hay làm từ thiện ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn. Đánh thức tình thương cộng đồng, trách nhiệm của tuổi trẻ với xã hội bằng những hành động nhỏ nhất đã làm cho các bạn trẻ cảm thấy vững vàng hơn, cuộc sống có thêm ý nghĩa hơn.
Theo saigondautu.vn
Giai thoại lạ lùng về vị vua hiếu thảo và hay chữ bậc nhất nước Việt Vua Tự Đức (1829-1883) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Thì, ông là con của vua Thiệu Trị và thái hậu Từ Dũ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã tỏ ra là người cực kỳ hiếu thảo, ham học, được vua cha rất yếu quý. Vị vua nổi tiếng về hiếu thảo và hay chữ Theo các tư liệu lịch sử, trong...