Nữ cổ đông ‘kín tiếng’ tại chuỗi siêu thị điện máy Pico
Pico là một mảnh ghép trong hệ sinh thái đa dạng và đầy tham vọng Mipec của doanh nhân Đào Ngọc Thạch.
Trung tâm siêu thị điện máy Pico tại phố Tây Sơn, Hà Nội (Ảnh: Internet)
Hành trình 14 năm của Pico
Trước khi những Điện Máy Xanh, Vincomerce ra đời, người tiêu dùng Thủ đô nói riêng và miền Bắc nói chung đã quen thuộc với thương hiệu đình đám Pico..
Ra đời vào tháng 7/2007 tại địa chỉ số 76 Nguyễn Trãi (Hà Nội), CTCP Pi Co gây ấn tượng với mô hình siêu thị trưng bày hàng nghìn mặt hàng. Nhờ việc kinh doanh thuận lợi, công ty lần lượt mở 3 siêu thị điện máy tiếp theo tại 35 Hai Bà Trưng, 173 Xuân Thủy và 324 Tây Sơn đã đi vào hoạt động trong các năm 2008, 2010 và 2011.
Trải qua hơn 1 thập niên hình thành và phát triển, từ con số ban đầu vỏn vẹn 15 tỷ đồng, vốn điều lệ công ty tính đến hết năm 2019 lên tới hơn 200 tỷ đồng. Ngoài ra, Pico đã phát triển hệ thống 24 siêu thị phủ sóng rộng khắp Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố lớn của miền Bắc như: Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nam, Phú Thọ, Phúc Yên, Thanh Hóa…
Giai đoạn 2011-2015 là thời kỳ hoàng kim của Pico với doanh số tăng trưởng 60-70%/năm. Đây là cơ sở để Pico tiến hành công cuộc “nam tiến” vào thị trường “màu mỡ” TP.HCM. Dù vậy, cách mà Pico đặt bước chân đầu tiên tại thị trường này khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ.
Cụ thể, Pico và Tổng Công ty 319 Bộ Quốc Phòng đã khởi công xây dựng dự án Pico Plaza (tọa lạc tại số 20 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM). Dự án có quy mô 13.000 m2, tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành vào tháng 8/2012, nơi đây cũng là cơ sở siêu thị điện máy đầu tiên (và duy nhất) của Pico tại TP.HCM. Dù vậy, năm 2014, trung tâm này thông báo tạm ngưng hoạt động để tái cấu trúc. Lotte Mart (Hàn Quốc) sau đó đã thế chân Pico, thuê lại toàn bộ trung tâm thương mại quy mô 13.000 m2 này.
Video đang HOT
Cũng trong năm 2014, Lotte Mart tiếp tục nhận chuyển nhượng địa điểm từ Pico để thuê lại 4 sàn thương mại (khoảng 20.000 m2) của trung tâm thương mại Mipec Mall (Pico Mall trước đây) tại số 229 Tây Sơn, Hà Nội.
Dòng tiền từ mảng bất động sản thời điểm này đã hỗ trợ đáng kể cho lĩnh vực điện máy của công ty – hoạt động vốn chịu nhiều ảnh hưởng do phải cạnh tranh gay gắt gắt gao. Năm 2016, sau thương vụ M&A hụt với tập đoàn Central Goup (Thái Lan), Pico đã đặt mục tiêu đầu tư trở lại thị trường điện máy với doanh thu 4.000 tỷ đồng, tham vọng trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương, thâm nhập vào các thị trường mới như Lào, Campuchia, Myanmar.
Hiện nay, Pico đang duy trì hệ thống 24 siêu thị điện máy tại khu vực miền Bắc, trong đó có 13 cơ sở ở Hà Nội, là một trong những chuỗi siêu thị điện máy lớn nhất cả nước. Doanh thu thuần giai đoạn 2016-2019 duy trì trên dưới 2.000 tỷ đồng/ năm.
Quá trình hình thành và phát triển của Pico gắn liền với vai trò quan trọng của Tổng giám đốc Trịnh Đức Tuấn (SN 1976). Từng có giai đoạn, vị CEO này thường xuyên xuất hiện trên báo giới chia sẻ về tình hình tài chính, định hướng kinh doanh của Pico.
Tuy vậy, ít ai biết, theo đăng ký doanh nghiệp thay đổi gần đây nhất, cổ đông lớn nhất của Pico không phải CEO Nguyễn Đức Tuấn (chỉ nắm 6%), mà là nữ nhà đầu tư Đào Ngọc Quỳnh với tỷ lệ sở hữu lên tới 25,25%.
Theo tìm hiểu, bà Quỳnh sinh năm 1984 là con gái duy nhất của doanh nhân Đào Ngọc Thạch – Chủ tịch HĐQT CTCP Hoá dầu quân đội (Mipec).
Sơ phác bức tranh tài chính hệ sinh thái Mipec
Trên thực tế, Pico bấy lâu nay vẫn được giới thiệu là một thành viên trong hệ sinh thái đa dạng và đầy tham vọng Mipec của vị doanh nhân họ Đào. Hai bên cũng có những thương vụ hợp tác đáng chú ý. Đơn cử, Pico cùng Mipec và Tổng công ty 319 cùng góp vốn thành lập CTCP Xây lắp 319 (năm 2011).
CTCP Hóa dầu Quân đội (Mipec) được thành lập vào ngày 22/12/2003, với 3 cổ đông sáng lập gồm: Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân (VAXUCO) – Bộ Quốc Phòng, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank).
Tại ngày 1/2/2016, vốn điều lệ Mipec đạt 1.000 tỷ, nhưng 3 cổ đông sáng lập kể trên chỉ nắm gần 24% doanh nghiệp. Danh tính các nhà đầu tư nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu hơn 76% đến thời điểm hiện tại vẫn là bí ẩn với công chúng.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Mipec (công ty mẹ) đạt 6.890 tỷ đồng, giảm 2,1% so với thời điểm đầu năm; vốn chủ sở hữu tăng 4,9% lên mức 1.310 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần năm 2019 là 7.066 tỷ, giảm 5,3% so với cùng kỳ; nhưng lãi thuần lại tăng gần 27,5% lên 162,3 tỷ đồng.
Theo giới thiệu, Mipec bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kho bãi cầu cảng, thương mại dịch vụ, bán lẻ và bất động sản.
Xuất phát điểm của Mipec là lĩnh vực sản xuất dầu mỡ nhờn với Nhà máy dầu mỡ nhờn Quân đội (thành phố Hải Phòng) đi vào hoạt động vào tháng 12/2005. Hàng năm, nhà máy này sản xuất gần 60 loại sản phẩm hóa dầu với tổng công suất lên đến 15.000 tấn, doanh thu ước tính đạt từ 420 tỷ – 440 tỷ đồng.
Cuối năm 2011, Mipec chính thức trở thành đầu mối nhập khẩu xăng dầu theo giấy phép của Bộ Công thương. Đến tháng 6/2012, Mipec mở rộng cung ứng dầu mỡ nhờn cho thị trường dân dụng và kinh doanh xăng dầu khi thành lập Công ty TNHH MTV Kinh doanh Thương mại Xăng dầu Mipec (Mipec Petro). Công ty hiện đang sở hữu 14 cây xăng và 5 chi nhánh tại Hà Nội, Xuân Mai, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng.
Năm 2019, doanh thu thuần của Mipec Petro đạt 1.042 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 2,6 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản là 57,98 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 29,33 tỷ đồng.
Những thành công lớn trong lĩnh vực xăng dầu là nền tảng để Mipec tham gia mảng bất động sản, với thương hiệu CTCP Bất động sản Mipec (Mipec Land). Theo tìm hiểu, công ty đã hoàn thành nhiều dự án như Mipec Riverside, Mipec Tower, Mipec 183, Mipec Golf Club, Mipec Palace hay Citadines Bayfront Nha Trang.
Hiện nay, 3 dự án lớn đang được Mipec triển khai là Mipec Xuân Thuỷ, Mipec City View tại Hà Nội và Mipec Tràng An (Nghệ An) với tổng vốn đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng.
Tình hình tài chính của Mipec Land không quá ấn tượng. Cụ thể, doanh thu Mipec Land đạt 114,3 tỷ đồng, lãi thuần 4,53 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản công ty này là 99,9 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 54,8 tỷ đồng.
Về phần mình, doanh nghiệp dự án Mipec Xuân Thuỷ – CTCP Thương mại và Dịch vụ Xuân Thủy năm 2019 ghi nhận lãi thuần 11,7 tỷ đồng, tổng tài sản cuối kỳ đạt 1.027 tỷ.
Theo tìm hiểu, Dịch vụ Xuân Thủy thành lập vào ngày 9/6/2016, vốn điều lệ 500 tỷ đồng, trong đó Mipec nắm giữ 51% vốn. Phần còn lại được sở hữu bởi 2 pháp nhân là Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco, 28%) và CTCP Hoa Cương (21%).
Như Nhadautu.vn từng đề cập , CTCP Hoa Cương là đối tác gắn bó lâu năm với Mipec, cùng tham gia góp vốn thành lập Mipec Land. Năm 2019, doanh thu thuần của Hoa Cương đạt 18,4 tỷ đồng, lãi thuần ở mức 51,4 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản công ty này đạt 1.030 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 986,3 tỷ đồng.
Bà Đào Ngọc Quỳnh sinh năm 1984. Đầu năm 2011, ở độ tuổi 27, bà trở thành Trưởng phòng Tài chính của Công ty TNHH Dịch vụ và Quản lý Mipec, trước khi chuyển sang nắm giữ vai trò Trưởng phòng Đầu tư tại Công ty TNHH Hoa Cương từ giữa năm 2013. Cập nhật tới cuối năm 2019, nữ doanh nhân họ Đào vẫn là lãnh đạo chủ chốt tại Công ty Hoa Cương.
BIDV rao bán khoản nợ hơn 114 tỷ của Mekongtrans
BIDV đấu giá khoản nợ hơn 114 tỷ đồng của Mekongtrans với tài sản đảm bảo là tàu MEKONGTRANS 02.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 2 (BIDV, BID) vừa có thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của CTCP Vận tải Dầu khí Mekong (Mekongtrans).
Theo đó, tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Dầu khí Mekong là tàu chở xăng dầu và hóa chất MEKONGTRANS 02. MEKONGTRANS 02 được đóng năm 2008, xuất xứ Trung Quốc, chiều dài tổng thể 111,3 m và chiều rộng tối đa 16,8 m, trọng tải toàn phần 5.433,05 DWT.
Giá khởi điểm cho tài sản này được tính bằng tổng nợ gốc ( ) cộng lãi vay, phí phạt (nếu có) tính đến thời điểm ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá khoản nợ. Tổng dư nợ gốc và lãi tính đến hết ngày 31/10/2020 là 114,47 tỷ đồng.
Được biết, Mekongtrans có 2 cổ đông lớn nhất là Pvoil Mekong và Petimex. Công ty thường hợp đồng vận tải dài hạn với các cổ đông lớn và các đối tác như Petec, Saigonpetro, Vinapco, Mipec...
Các chuỗi bán lẻ thay đổi thế nào sau dịch Covid-19? Ngành bán lẻ đã có những thay đổi lớn khi dịch Covid-19 nổ ra, xu thế bán hàng online và chuyển đối số diễn ra mạnh mẽ. Trong khi MWG liên tục phát triển chuỗi thực phẩm Bách Hóa Xanh thì Masan Group thu hẹp chuỗi VinMart để cải thiện hiệu quả. Các chuỗi điện thoại của MWG và FPT Retail, chuỗi vàng...