Thế giới Di động (MWG): Quý III/2020 lợi nhuận đạt 951 tỷ đồng, tăng 11%
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (Mã chứng khoán: MWG – sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 25.714 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 951 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 11% so với quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 19,7% lên 22,4%.
Doanh nghiệp cho biết nguyên nhân lợi nhuận tăng do trong kỳ doanh nghiệp tăng thêm 208 cửa hàng, trong đó 80 cửa hàng Điện máy Xanh và 137 cửa hàng Bách hóa Xanh. Ngoài ra, mặc dù vẫn đang chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến thu nhập của người dân và ngân sách chi tiêu cho các mặt hàng điện thoại, điện máy. MWG đã chủ động triển khai nhiều hành động để gia tăng sức mạnh cho hai chuỗi Thế giới Di động và Điện máy xanh.
Lũy kế 9 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu đạt 81.352 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.978 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 6% và tương đương năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành 74% kế hoạch doanh thu và 86% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Điểm đáng chú ý, trong tháng 1/2020, MWG sở hữu 1.015 cửa hàng Thế giới Di động và Điện thoại Siêu Rẻ; 1.028 cửa hàng Điện máy Xanh; và 1.041 cửa hàng Bách hóa Xanh. Tính tới tháng 9/2020 số cửa hàng Thế giới Di động chỉ còn 962 cửa hàng; 1.124 cửa hàng Điện máy Xanh; và 1.623 cửa hàng Bách hóa Xanh. Như vậy, chuỗi Thế giới Di động có dấu hiệu thu hẹp.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm dòng tiền hoạt động kinh doanh chính bất ngờ dương 10.499,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ chỉ dương 3.444,6 tỷ đồng. Nguyên nhân dòng tiền hoạt động kinh doanh dương chủ yếu là dòng tiền từ giảm tồn kho tới 8.183,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tồn kho tới 30/09/2020 của MWG
Tính tới 30/09/2020, tồn kho đã giảm 32% so với đầu năm, tương ứng giảm 8.230,6 tỷ đồng. Trong đó, hai sản phẩm giảm nhiều nhất là thiết bị điện tử giảm 4.675,1 tỷ đồng, tương ứng giảm 41,6% về 6.556,6 tỷ đồng; điện thoại di dộng giảm 3.209,6 tỷ đồng, tương ứng giảm 44,4% so với đầu năm về 4.017,5 tỷ đồng. Như vậy, tổng cộng thiết bị điện tử và điện thoại di động đã giảm 7.884,7 tỷ đồng.
Như vậy, để đóng góp được con số dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương tới 10.499,6 tỷ đồng đầy bất ngờ lại đến từ chủ yếu chuỗi Thế giới Di động. Trong khi đó, số cửa hàng Thế giới Di động liên tục giảm và chuyển đổi sang chuỗi khác, giảm 53 cửa hàng so với đầu năm.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn cho biết doanh thu 9 tháng đầu năm chuỗi Thế giới Di động giảm 14% so với cùng kỳ. Như vậy,có thể thấy dòng tiền bất ngờ về kỷ lục không phải hoạt động kinh doanh mở rộng mà chủ yếu là việc thu hẹp của chuỗi Thế giới Di động.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/10, cổ phiếu MWG giảm 2.700 đồng, tương ứng giảm 2,57% về 102.300 đồng/cổ phiếu.
MWG giữ vững vị trí số 1 lĩnh vực bán lẻ Việt Nam, top 3 trong 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes bình chọn
Sau 6 năm lên sàn, cả 6 lần MWG đều được vinh danh trong bảng xếp hạng uy tín của Forbes.
Không phải công ty đa ngành, chỉ tập trung vào 'bán lẻ', vẫn thu về trăm ngàn tỷ
Đều đặn mỗi năm trong 6 năm kể từ khi lên sàn, MWG đều góp mặt trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes. Năm ngoái, lần đầu tiên MWG vươn lên vượt mốc doanh thu 100 ngàn tỷ đồng, đạt 102.174 tỷ đồng, lợi nhuận ròng sau thuế là 3.834 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 18% doanh thu và 33% lợi nhuận so với năm trước, qua đó ghi danh và trở thành một trong 3 cái tên hiếm hoi trong "Câu lạc bộ trăm ngàn tỷ".
Thế Giới Di Động vượt qua rất nhiều tên tuổi thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng đình đám đồng thời cũng là một trong số ít các công ty trên sàn không liên quan tới bất động sản. Thậm chí, cơ hội để MWG vượt lên trong top 3 là vô cùng lớn khi mọi kế hoạch cho tăng trưởng đều đã sẵn sàng.
Trong phần bình luận xếp hạng, Forbes Việt Nam cho biết: "Năm 2020 ngành bán lẻ gặp nhiều thách thức nhưng Thế Giới Di Động tiếp tục giữ vững vị trí nhà bán lẻ số 1 Việt Nam khi đẩy mạnh mở rộng hệ thống Bách hóa Xanh".
Chưa dừng lại ở số 1 Việt Nam
Mặc dù đã vững vàng ở vị trí số 1 trong ngành bán lẻ và điền tên trong "Câu lạc bộ trăm ngàn tỷ", tham vọng của Thế Giới Di Động dường như chưa dừng lại ở đó. Nếu theo những kế hoạch công ty này từng công bố thì một vị trí xứng đáng trên thị trường khu vực có lẽ sẽ là điều công ty nhắm đến.
Bảng xếp hạng kinh doanh từ Châu Á đến Việt Nam: MWG luôn ở 'top đầu'
Tháng 8 vừa qua, Điện máy Xanh vừa 'trình làng' mô hình mới Điện Máy Xanh supermini nhằm chiếm lĩnh thị trường điện máy nông thôn với tham vọng giành 60% thị trường bán lẻ điện máy cả nước. Mô hình Bluetronics tại Campuchia dự kiến tới cuối năm nay sẽ hoàn tất việc bao phủ thị trường này, dự kiến sẽ đóng góp không nhỏ vào doanh thu chung của toàn công ty. Hơn hết, một mô hình Bluetronics hoàn thiện sẽ giúp MWG mang đến các thị trường lớn hơn và có mức chi tiêu cao hơn trong khu vực là Philipin, Indonesia, Malaysia...
Ở lĩnh vực nhu yếu phẩm, Bách hoá Xanh cũng đang "đe dọa" ngôi vị số 1 của nhà bán lẻ hiện tại ở phân khúc siêu thị mini khi dẫn dắt sự tăng trưởng về số lượng cửa hàng của toàn phân khúc. Số lượng cửa hàng của chuỗi đã gấp đôi chỉ sau 12 tháng trong khi các nhà khác liên tục đóng cửa vì kém hiệu quả hoặc không thể mở mới. Báo cáo của Nielsen gần đây cũng cho thấy Bách hóa Xanh tăng trưởng 3 con số lên đến 138%, trong khi toàn kênh bán lẻ hiện đại chỉ tăng 15% và kênh truyền thống sụt giảm 3%.
Với kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực bán lẻ và khả năng ứng biến nhanh nhạy, những kế hoạch trên nhằm tiếp tục duy trì tốc độ tăng doanh thu ở mức cao có lẽ không phải là quá khó để thực thi. Và vì thế, vị thế số 1 Việt Nam có lẽ sẽ là "chiếc áo quá chật" cho một cơ thể luôn phát triển nhanh như MWG.
MWG đã cân đối được dòng tiền nên sắp chi gần 680 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông? Sở GDCK TPHCM (HoSE) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức của CTCP Đầu tư Thế giới di động (HoSE: MWG). Theo đó, MWG sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt dựa trên kết quả kinh doanh năm 2019 cho các cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không...