Nữ chính khách “nguy hiểm nhất” nước Đức nổi như cồn
Lãnh đạo đảng phái hữu ở Đức đã trở nên “ nổi như cồn”, khi bà này tuyên bố cảnh sát biên giới nên được quyền bắn những người tị nạn vào nước này trái phé
Bà Frauke Petry, 40 tuổi, là thủ lĩnh đảng Lựa chọn khác cho Đức (AfD). Bà đã đưa ra những yêu sách gây tranh luận nóng bỏng, sau khi phát biểu tại một hội nghị chính trị ở Hanoverc vào cuối tuần qua.
Frauke Petry thẳng thừng nêu quan điểm bài người nhập cư. (Ảnh: DPA)
“Cảnh sát phải chặn người nhập cư vượt biên trái phép từ Áo”, bà Petry nói với báo Mannheimer Morgen. “Và nếu cần thiết thì sử dụng vũ khí. Đó là điều luật pháp cho phép. Tôi chẳng muốn như vậy, nhưng việc sử dụng vũ lực là lựa chọn cuối cùng”.
Petry đưa ra ý kiến trên trong bối cảnh người dân Đức ngày càng bất bình với chủ trương mở cửa đón di dân của Thủ tướng Angela Merkel. Hơn 1,1 triệu người trong dòng người lánh nạn khỏi Trung Đông và Bắc Phi đã vào Đức trong năm 2015.
Một cuộc thăm dò dư luận tuần trước cho thấy, giờ đây có tới 40% người Đức muốn bà Merkel từ chức. Để xoa dịu sự chỉ trích, bà Merkel nói rằng người tị nạn từ Syria và Iraq sẽ phải hồi hương ngay khi xung đột ở đất nước họ kết thúc.
Video đang HOT
Với quan điểm thẳng thừng bài người nhập cư, đảng AfD của bà Petry đang nhận được sự ủng hộ ngày càng lớn trong dân chúng Đức.
AfD hiện đã giành được ghế trong cơ quan lập pháp của 5 bang và trên đà thắng cử vào tháng tới ở các bang Baden-Wrttemberg, Rhineland-Palatinate và Saxony Anhalt. Khảo sát ý kiến cho thấy họ có thể giành được 15% số phiếu.
AfD còn khuyến cáo văn hóa và bản sắc của Đức sẽ bị người nhập cư hủy hoại. Khẩu hiệu của đảng này là “Merkel phải ra đi”.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận ngày 31/1, đảng AfD có khả năng sẽ giành được 12% phiếu bầu trong một cuộc tổng tuyển cử, trở thành đảng mạnh thứ 3 ở Đức sau Liên đoàn Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Merkel và đảng Dân chủ Xã hội.
Tuy nhiên, nhiều đảng phái chính trị ở Đức lên án yêu sách của Petry.
Một số còn so sánh với hành động của cảnh sát biên giới thời Chiến Tranh Lạnh khi còn hiện hữu Bức tường Berlin. Chính trị gia Sigmar Gabriel thuộc phe Dân chủ Xã hội thậm chí yêu cầu đặt AfD dưới sự giám sát thường trực của tình báo trong nước.
Nghiệp đoàn cảnh sát cũng lên án quan điểm của bà, nói rằng các sĩ quan sẽ không bao giờ bắn người tị nạn và cáo buộc nữ chính trị gia này có tư tưởng “cực đoan, vô nhân đạo”.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Hàng trăm đàn ông đeo mặt nạ tấn công trẻ vị thành niên nhập cư tại Thụy Điển
Truyền thông Thụy Điển ngày 30-1-2016 cho biết, một nhóm đàn ông đeo mặt nạ đã tiến về ga chính của thủ đô Stockholm nước này và tấn công trẻ vị thành niên nhập cư. Trước khi tấn công, nhóm này đã phát tờ rơi kêu gọi chống người tị nạn với nội dung: "Quá đủ rồi!".
Một nhóm đàn ông Thụy Điển đeo mặt nạ đuổi đánh trẻ vị thành niên nhập cư.
Theo truyền thông, nhóm này nhắm mục tiêu vào trẻ vị thành niên có nguồn gốc "nước ngoài".
Phát ngôn viên Sở cảnh sát Stockholm Towe Hagg cho biết, hiện cảnh sát đang điều tra tờ rơi do những kẻ đeo mặt nạ phát ra trước khi tấn công.
Một nhân chứng kể lại với tờ Aftonbladet: "Tôi nhìn thấy ít nhất 50 đến 60 người mặc đồ đen tấn công người tị nạn tại nhà ga chính. Có ít nhất 3 người bị đánh đập dã man. Đây không phải là những vụ đánh nhau đơn thuần, mà mục đích của họ là nhắm đến người tị nạn. Tôi đã quá sợ hãi và bỏ chạy".
Các tờ rơi phát ra có nội dung liên quan đến cái chết của cô gái Alexandra Mehzer, 22 tuổi, một nhân viên cứu trợ tại trung tâm trẻ em ở Molndal, Thụy Điển. Hung thủ được cho là một thanh niên 15 tuổi, người Somali tị nạn.
Tờ rơi có đoạn viết: "Cảnh sát trên khắp Thụy Điển không còn khả năng ngăn chặn và điều tra những tên tội phạm tấn công người của nước này. Việc người phụ nữ làm việc tại một trung tâm dành cho trẻ vị thành niên tị nạn tại Monldal bị giết chết, cơ quan cảnh sát lại tỏ ra thông cảm cho thủ phạm nhiều hơn là nạn nhân. Và chúng tôi không chấp nhận những cuộc tấn công xảy ra triền miên, những vụ quấy rối với phụ nữ Thụy Điển nữa. Chúng tôi không muốn xã hội này bị phá hủy một lần nữa. Khi những con phố tại Thụy Điển không còn an toàn cho mọi người, chúng tôi phải xử lý vấn đề này. Đây là lý do tại sao ngày hôm nay, 200 người đàn ông Thụy Điển tụ tập tại đây để chống lại những "đứa trẻ đường phố" từ Bắc Châu Phi đang hung hăng đi lại quanh ga chính của Thủ đô. Người Thụy Điển xứng đáng có một cuộc sống an toàn và do đó, chúng tôi kêu gọi những người khác cũng thấy được vấn đề và theo chân chúng tôi, dù ở Stockholm hay ở bất kỳ đâu trên đất nước. Vì một tương lai tốt đẹp hơn".
Được biết, các băng nhóm thiếu niên di cư đang thực hiện nhiều hành vi phạm pháp tại Stockholm như trộm cắp, quấy rối, hành hung nhân viên an ninh... khiến nhiều người Thụy Điển bức xúc.
Năm 2015, Stockholm đã tiếp nhận người tị nạn với con số kỷ lục là 160.000 người.
Theo_An ninh thủ đô
Virus Zika không ngừng lây lan tại Mỹ Latin Virus Zika tiếp tục lây lan trên toàn thế giới với những diễn biến mới phức tạp, đặc biệt tại khu vực Mỹ Latin. Con số thống kê mới nhất tại Colombia cho thấy, trong tổng số hơn 20.000 trường hợp nhiễm virus Zika tại nước này có khoảng 2.000 phụ nữ đang mang thai. Hình ảnh muỗi Aedes- trung gian truyền virus...