Nữ cđv hát ‘bay lên trời là bay ra ngoài’ bị tấn công trang cá nhân
Bên cạnh những bình luận góp ý, một số người có lời lẽ chỉ trích khá nặng nề, xúc phạm và thậm chí kêu gọi report trang cá nhân của CĐV này.
Thường có mặt trên khán đài các trận đấu của tuyển Việt Nam và dùng loa cổ vũ bằng câu hát quen thuộc “Bay lên trời là bay ra ngoài”, chị Vũ Thúy ( Quảng Ninh) nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dân mạng.
Trong trận đấu giữa Việt Nam – Jordan diễn ra tối 13/1 tại VCK U23 châu Á, lời cổ vũ tiếp tục xuất hiện song với mật độ và âm lượng còn lớn hơn trước. Một số người cho rằng điều này thể hiện sự hâm mộ nhiệt thành của chị Thúy trong khi số khác tỏ ra khó chịu vì cho rằng nữ CĐV làm cầu thủ trên sân cũng như người xem mất tập trung.
Sau trận đấu, nhiều dân mạng đã tìm kiếm và vào trang cá nhân của chị Thúy để lại bình luận góp ý.
Dân mạng để lại bình luận chê trách trên trang cá nhân của nữ CĐV.
Nữ CĐV Quảng Ninh gây chú ý với lời cổ vũ “Bay lên trời là bay ra ngoài”.
Video đang HOT
“Rất cám ơn tinh thần thể thao của chị. Mong chị cổ vũ hợp lý và cần thiết hơn chứ cứ như hôm qua ban huấn luyện thì gào thét chỉ đạo mà chị thì cứ bay lên trời với ra ngoài thì cầu thủ nghe thế nào được chỉ đạo”, Vượng Nguyen để lại comment.
“Đối thủ nó có hiểu tiếng Việt đâu mà cứ ‘Bay lên trời là bay lên trời’. Lúc cả đội đang tập trung trước quả đá phạt của đối thủ mà chị cứ hét nhức cả đầu, ảnh hưởng cầu thủ trên sân”, Phạm Viết Thắng viết.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc góp ý, một số người có lời lẽ chỉ trích khá nặng nề và xúc phạm. Bài đăng mới nhất của nữ CĐV nhận về hơn 500 lượt “phẫn nộ” và nhiều bình luận kêu gọi report tài khoản cá nhân. Hiện, chị Thúy đã phải khóa tính năng bình luận dưới tất cả bài viết trên trang cá nhân.
Đây không phải lần đầu sự xuất hiện của nữ CĐV đến từ Quảng Ninh khiến dân mạng quan tâm.
Tại SEA Games 30 ở Philippines, chị cũng có mặt tại nhiều trận đấu của tuyển Việt Nam, đem theo loa cổ vũ các cầu thủ. Chị cũng là một trong hai CĐV mang hơn 60 kg thực phẩm tặng tuyển U22 Việt Nam và tuyển bóng đá nữ.
Từng trả lời Zing.vn tại SEA Games 30 về việc nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho cách cổ vũ của mình, chị Thúy cho biết bản thân không quá bận tâm.
“Mỗi khi cổ vũ như thế mà đội tuyển của chúng ta giành được chiến thắng tôi thấy rất vui. Những câu hát đó tôi cũng dùng để cổ vũ CLB Than Quảng Ninh 5 năm nay rồi và được nhiều người thích thú”, chị nữ CĐV nói.
Theo VN Review
Nhiều website Mỹ bị tấn công sau vụ ám sát tướng Soleimani
Những cuộc tấn công mạng nhắm vào Mỹ tăng nhanh sau cái chết của tư lệnh Iran, Qasem Soleimani.
Theo công ty an ninh mạng Cloudflare, các cuộc tấn công mạng từ Iran nhắm vào website thuộc chính phủ, tiểu bang và chính quyền địa phương Mỹ đã tăng đến 50% sau khi tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ Iran bị Mỹ ám sát.
Trong 48 giờ, các cuộc tấn công có địa chỉ IP bắt nguồn từ Iran tăng gần 3 lần so với các địa chỉ trên khắp thế giới, có thời điểm lên đến nửa tỷ cuộc tấn công mỗi ngày.
Trang chủ Chương trình Thư viện Lưu trữ Liên bang Mỹ bị tấn công bởi nhóm tự xưng là tin tặc Iran.
Matthew Prince, CEO Cloudflare cho rằng lượt tấn công thực sự có thể cao hơn vì khả năng thống kê của công ty có giới hạn.
"Không phải tự nhiên mà tấn công mạng từ Iran tăng vọt. Theo tôi, nó liên quan đến cái chết của tư lệnh Iran", Prince cho biết.
Theo CNN, các cuộc tấn công có địa chỉ IP bắt nguồn từ nước ngoài cũng gia tăng. CEO Cloudflare dự đoán khả năng thủ phạm là người Iran nhưng tìm cách che giấu thân phận, hoặc các hacker nước ngoài lợi dụng tình hình hỗn loạn để hành động và đổ tội cho hacker Iran.
Lượt truy cập gia tăng từ Iran có khả năng là những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS) - phương pháp gửi hàng loạt yêu cầu, lượt truy cập không có thực đến một website để đánh sập chúng.
Chính quyền bang Texas (Mỹ) hôm 7/1 cho biết hệ thống máy tính của họ trải qua 10.000 cuộc tấn công mỗi phút. Trước đó, website của Bộ Nông nghiệp Texas và hội cựu chiến binh Alabama đã bị tấn công thay đổi giao diện với hình ảnh tư lệnh Soleimani kèm thông điệp: "Bị tấn công bởi tin tặc Iran".
Ngày 5/1, một nhóm tự xưng là tin tặc Iran đã xâm nhập vào trang chủ website thuộc Chương trình Thư viện Lưu trữ Liên bang Mỹ. Hacker thay đổi giao diện website thành màu đen, hiển thị thông điệp, quốc kỳ Iran, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, bên dưới là hình ảnh tên lửa và Tổng thống Mỹ Donald Trump bị bêu xấu.
Trình độ tấn công mạng của Iran đã cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Ảnh: tondar.ca.
Vụ việc đang được nhà chức trách điều tra. Nhiều chuyên gia an ninh mạng cho rằng thay đổi giao diện là cách tấn công của các nhóm tin tặc nghiệp dư.
Các quan chức Mỹ đã khuyến cáo doanh nghiệp, nhà cung cấp cơ sở hạ tầng cảnh giác với tấn công mạng. Ngày 7/1, các quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng cảnh báo đến Quốc hội về khả năng tấn công mạng của Iran và các lỗ hổng tiềm tàng của Mỹ.
Richard Blumenthal, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ của bang Connecticut lo ngại về khả năng Iran sử dụng mã độc tống tiền (ransomware) tấn công vào các hệ thống máy tính quan trọng làm con tin.
Các chuyên gia cũng nhận thức về khả năng tấn công mạng ngày càng cao của Iran. Đất nước cộng hòa Hồi giáo này được xem là mối đe dọa an ninh mạng hạng 2 sau các quốc gia hạng nhất như Nga, Trung Quốc - vẫn đủ nguy hiểm để gây ra thiệt hại đáng kể trong phạm vi nhỏ.
Theo Zing
Năng lực của hacker Iran đến đâu, có tấn công được Mỹ? Tấn công mạng nhiều khả năng sẽ là hình thức trả đũa đầu tiên của Iran cho vụ ám sát tướng Qasem Soleimani. Những căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã kéo dài nhiều năm. Ngay những ngày đầu năm 2020, sự căng thẳng được đẩy lên cao khi Mỹ không kích sân bay Baghdad, tiêu diệt tướng Qasem Soleimani của Iran. Thế...