Nữ Bộ trưởng Giáo dục Thụy Điển 28 tuổi
Khi nhậm chức Bộ trưởng Giáo dục Thụy Điển năm 2014, cô Aida Hadzialic mới 27 tuổi.
Ngày 3/10/2014, Aida Hadzialic chính thức nhậm chức Bộ trưởng Giáo dục phụ trách Trung học và Đào tạo. Cô là bộ trưởng trẻ nhất trong lịch sử Thụy Điển. Ảnh: speisa
Aida Hadzialic sinh ngày 21/1/1987 tại Foca, Bosnia. Năm 5 tuổi, Hadzialic theo gia đình di cư tới Thụy Điển khi chiến tranh Bosnia xảy ra. Ảnh: Klas Sjberg
Cô tốt nghiệp ngành Luật tại Đại học Lund và gia nhập đảng Dân chủ Xã hội năm 16 tuổi. Ảnh: aip.nu
Nữ chính trị gia xinh đẹp cho biết, cô tham gia Đảng Dân chủ Xã hội bởi mô hình phúc lợi xã hội của Thụy điển đã tạo cơ hội để gia đình cô bắt đầu cuộc sống mới sau khi họ chạy trốn khỏi chiến tranh ở Bosnia-Herzegovina. Ảnh: s1.zetaboards
Hadzialic trở thành thành viên hội đồng cộng đồng Halmstad và đảm nhiệm vị trí Phó thị trưởng thành phố khi mới 23 tuổi. Ảnh: Daily Sabah
Video đang HOT
Hadzialic cũng là người Hồi giáo nhập cư đầu tiên giữ chức bộ trưởng tại Thụy Điển. Cô từng lọt vào danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất nước này năm 2013. Ảnh: wordpress.com
Đảm nhận vị trí Bộ trưởng Giáo dục, Aida Hadzialic mong muốn xây dựng các trường học của Thụy Điển thành môi trường học tập tốt nhất châu Âu. Ảnh: Sveriges Radio
Cô là nữ chính trị gia tài sắc vẹn toàn. Stefan Hansson, Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội thành phố Halmstad cho biết, “Hadzialic là người tài năng trên nhiều lĩnh vực”.
Nữ Bộ trưởng trẻ nhất Thụy Điển thông thạo tiếng Anh, Thụy Điển, Bosnia, Croatia và Serbia. Cô thích đọc sách, nghe nhạc, chạy bộ… Ảnh: The News Tribe
Hadzialic đã trở thành hình mẫu tuổi trẻ tài cao ở Thụy Điển. Cô thu hút sự chú ý của người dân, đặc biệt là giới trẻ, nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, nhưng khiến họ khâm phục bằng tài năng. Ảnh: Socialdemokrater
Theo Zing
Chế tạo gạch không nung từ giấy
Sau 7 tháng nghiên cứu, Nguyễn Cao Hoàng Sang (ngành xây dựng ĐH Kiến trúc TP HCM) chế tạo thành công gạch không nung làm từ giấy phế thải.
Công trình nghiên cứu khoa học được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng ứng dụng vào thực tế. Đề tài cũng đạt giải nhất Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2014 do Thành đoàn TP HCM phối hợp với ĐH Quốc gia tổ chức.
Nguyễn Cao Hoàng Sang (thứ hai từ phải sang) giới thiệu mô hình mẫu thử gạch không nung làm từ giấy phế liệu cho các bạn trẻ.
Vật liệu thân thiện môi trường
Hoàng Sang trăn trở từ lâu, suy nghĩ tìm nhiều giải pháp nghiên cứu, sản xuất ra nguyên liệu thân thiện với môi trường. Sang tham khảo tài liệu thấy nhiều nhóm sinh viên đi trước từng nghiên cứu, chế tạo thành công bê tông xốp, bê tông dừa nhưng hiệu quả không cao khi giá thành cao và còn nhiều hạn chế.
Từ đó, Sang nghĩ ra làm gạch không nung với nguyên liệu giấy vụn phế liệu để đón đầu xu thế trong ngành xây dựng.
Ban đầu Sang đi gom giấy phế liệu từ khắp mọi nguồn có thể từ lớp học, tiệm photocopy, nhà sách... đem về xay nhỏ và trộn với cát, xi măng để tạo thành hỗn hợp bê tông đúc gạch. Hai thành phần chính tạo thành gạch không nung này là chất kết dính và cốt liệu.
Trong đó, chất kết dính gồm xi măng và nước. Còn cốt liệu là bột giấy và cát. Tùy vào mục đích sử dụng mà thay đổi tỉ lệ cấp phối để tạo ra sản phẩm gạch không nung như mong muốn.
Sang cho biết, anh đã tạo ra hai loại gạch gồm: gạch chịu được 35 kg lực để xây vách ngăn trong nhà, thay thế cho gạch nung đất sét truyền thống bốn lỗ và gạch chịu được 75 kg lực dùng để xây dựng bao che bên ngoài, thay thế cho loại gạch thẻ hai lỗ, làm từ đất sét nung, đang sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng công trình cao tầng hiện nay.
Để chế tạo gạch không nung, Sang phải nghiên cứu và chế tạo máy xay giấy với các bộ phận: thùng đựng, khung đỡ động cơ, lưỡi dao, mũi khoan, động cơ...
Nghiên cứu tạo ra hai loại gạch kể trên, Sang đúc bảy loại gạch khác nhau để xác định sơ bộ cấp phối, bề mặt sau khi khô và trọng lượng thể tích của gạch.
Sau đó, Sang tiếp tục đúc gạch để xác định cường độ chịu lực của từng loại gạch. Khâu cuối cùng, Sang lấy hai loại gạch trên ngâm vào nước trong một tuần. Khi lấy ra cạnh không bị bong tróc và đảm bảo độ cứng cần thiết. Đến phần thử nhiệt, gạch được đốt trên bếp dầu, trong 30 phút mà không bị bắt lửa, không cháy ngầm.
Sang chia sẻ: "Giai đoạn thử cường độ chịu lực của gạch là khâu rất quan trọng để xác định gạch có đạt tiêu chuẩn sử dụng hay không. Cường độ chịu lực của gạch được biểu thị bằng giới hạn sức chịu nén, sức chịu uốn, sức chịu kéo, sức chịu cắt. Phải đạt được các tiêu chuẩn này mới gọi là ổn".
Có khả năng cạnh tranh
Gạch không nung làm từ giấy phế liệu có quy trình sản xuất đơn giản, có thể ứng dụng cho các xưởng sản xuất gạch nhỏ, vốn đầu tư ban đầu thấp. Loại gạch này thân thiện với môi trường, đảm bảo khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt rất tốt.
Nếu đề tài của Sang được áp dụng sản xuất vào thực tế thì giá mỗi viên gạch không nung từ giấy phế liệu khoảng 6.000 đồng.
"Ưu điểm nổi trội của gạch làm từ giấy phế liệu là nhẹ. Vì vậy công nhân thi công sẽ dễ dàng, chủ đầu tư giảm được chi phí làm nền móng. Khả năng cách âm, cách nhiệt của gạch do Sang chế tạo cũng cao hơn gạch ximăng cốt liệu, tính cạnh tranh sẽ cao khi bán ra thị trường" - Sang chia sẻ.
Khi đưa vào sản xuất đại trà, gạch từ giấy phế liệu còn tận dụng được mùn thải ở các nhà máy giấy, giảm được nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao.
Thời gian sắp tới, chàng kỹ sư xây dựng này sẽ nghiên cứu chế tạo một loại phụ gia trong xây dựng nhằm kết dính loại gạch không nung từ giấy phế liệu để nâng cao hiệu quả áp dụng vào thực tế.
Theo Phước Tuần/Báo Tuổi Trẻ
Tài năng không đợi tuổi Họ là những người có tuổi đời rất trẻ nhưng tài năng và luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân với khát vọng "vươn ra biển lớn" sánh vai với bạn bè quốc tế và cống hiến cho đất nước. Hai lần bắt tay Tổng thống Mỹ Barack Obama Nguyễn Chí Long, sinh năm 1991, sinh viên năm thứ 6, ĐH Y Dược...