NTM Cần Thơ: Giải pháp “đối phó” với tiêu chí khó đạt và dễ “tuột”
Tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong xây dựng xã nông thôn mới (NTM) là 2 tiêu chí khó đạt và dễ “tuột”. Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và nâng chất 2 tiêu chí này, ngành chức năng TP.Cần Thơ đưa ra nhiều giải pháp.
Hai tiêu chí “nặng ký”
Mặc dù, vài năm trước đây, các cấp, các ngành ở TP.Cần Thơ đã chủ động hoàn thành việc điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều để phân loại đối tượng và có hướng hỗ trợ phù hợp… Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo các địa phương, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo như hiện nay cũng như xuất phát điểm của các xã thấp thì tiêu chí số 10 về thu nhập và số 11 về hộ nghèo là các tiêu chí khó.
Mô hình nuôi cá thát lát ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai. Ảnh: H.X
Ông Nguyễn Thành Út – Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Lai cho biết: “Việc thực hiện các tiêu chí số 10 và 11 được huyện đặc biệt quan tâm thông qua việc tổ chức sản xuất hàng hóa chất lượng cao gắn với nhu cầu thị trường. Định hướng nông dân sản xuất theo mô hình “cánh đồng lớn”, tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất được cải thiện rõ rệt, thu nhập của người dân cũng được nâng lên”.
Video đang HOT
Theo UBND huyện Phong Điền, mặc dù là huyện đầu tiên của TP.Cần Thơ có 100% số xã đạt chuẩn và được công nhận huyện NTM vào năm 2015 nhưng để nâng cao thu nhập cho người dân cũng như thực hiện giảm nghèo theo lộ trình là áp lực không nhỏ.
Hiện thu nhập bình quân của huyện là 35 triệu đồng/người/năm và để nâng lên mức 50 triệu đồng (theo Bộ tiêu chí TP.Cần Thơ, xã NTM phải đạt bằng hoặc trên 50 triệu đồng/người/năm vào năm 2020) là điều không dễ dàng.
Quyết tâm hoàn thành và nâng chất
Ông Út cho biết thêm: “Nhằm hoàn thành và nâng chất 2 tiêu chí thu nhập và hộ nghèo, huyện Thới Lai chỉ đạo các xã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trọng tâm là thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn”, “Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất”. Đồng thời, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Theo UBND huyện Phong Điền, nơi đây cũng đã kiến nghị thành phố đề xuất với Bộ NNPTNT chọn Phong Điền để hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn (500-700ha). Nếu làm được điều này thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, thu nhập của nhà vườn cũng được cải thiện.
Ông Nguyễn Văn Thắng – Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, thông tin: “Huyện đã kiến nghị thành phố có những chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giúp nông dân tiếp cận được nguồn vốn trung và dài hạn để cải tạo vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh, chuyển đổi sản xuất theo hướng công nghệ cao. Đồng thời, xem xét, hỗ trợ huyện xây dựng các tuyến đê bao bảo vệ vườn cây ăn trái kết hợp với giao thông nông thôn gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn”.
Ông Đào Anh Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, khẳng định: “Để giúp nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân, năm 2018 này, thành phố tăng cường hỗ trợ cũng như có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế hợp tác với quy mô lớn, tập trung và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đồng thời, thành phố cũng đang tiếp tục triển khai thực hiện các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch nhằm từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.
Theo Danviet
Hàng trăm người ứng cứu người đàn ông bị kẹt chân ở cống đang đóng
Sáng nay (7.2), hàng trăm người dân xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ đã cùng lực lượng cứu hộ giải cứu thành công một người đàn ông bị kẹt ngang nắp cống đang đóng.
Theo đó, ông Võ Quốc Trung (ngụ xã Thới Tân, huyện Thới Lai) lưu thông bằng xuồng trên kênh Vàm Nhon (thuộc xã Định Môn). Khi đến cống Vàm Nhon, dù cống đang trong tình trạng đóng hờ nhưng ông Trung vẫn cố gắng vượt qua và bị văng xuống sông, kẹt ngay lúc cống đang đóng. Chân trái của ông Trung lọt vào nắp cống và gần như bị nghiền nát.
Dù được mọi người ngăn cản nhưng ông Trung vẫn cố đi qua và bị kẹt chân trái ở nắp cống. Ảnh: CTV.
Phát hiện sự việc, người dân hô hoán và trình báo đến lực lượng chức năng để cứu hộ. Hàng trăm người dân cùng lực lượng cứu hộ đã cùng nhau buộc dây, dùng xà beng nạy để kéo nắp miệng cống cứu ông Trung. Sau gần 1 tiếng đồng hồ nỗ lực, lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công nạn nhân. Ngay sau đó, lực lượng y tế đã có mặt tại hiện trường để sơ cứu và chuyển đi cấp cứu.
Theo người dân địa phương, lúc ông Trung đến gần cống nhiều người cảnh báo không cho qua, nhưng ông vẫn cố qua. Rất may nhờ có mũi ghe kẹt lại nên ông Trung mới sống sót.
Hàng trăm người dân đã cùng lực lượng cứu hộ tham gia ứng cứu người đàn ông bị kẹt chân ở nắp cống. Ảnh: CTV.
Theo Phòng NNPTNT huyện Thới Lai, do sắp đến mùa gặt và theo lịch đóng cống định kỳ nên cống Vàm Nhon được đóng từ ngày 6.2. Do ông Trung không nắm được đặc thù đóng cống, khi nước lớn, cống sẽ được cho đóng lại. Trên miệng cống có ghi rõ quy cách đóng cống, người dân gần cống khoảng 20m không được lưu thông qua lại.
Theo Danviet
Cận cảnh lò mổ lớn ở miền Tây dùng dung dịch "lạ" làm sạch lông vịt Để làm sạch lông vịt trước khi xuất bán, một cơ sở giết mổ quy mô lớn ở Cần Thơ đã sử dụng dung dịch "lạ" màu nâu đen... Người dân ở ấp Trường Phú, xã Trường Thắng, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ cho biết, họ đã nhiều lần gửi đơn phản ánh đến cơ quan chức năng về việc cơ sở giết...