NSƯT Hương Giang ra mắt MV ‘Thương Cha’ hưởng ứng Ngày Của Cha năm 2024
Hưởng ứng Ngày Của Cha và Ngày gia đình Việt Nam vào những ngày tháng 6, mới đây, NSƯT Hương Giang vừa ra mắt MV “ Thương Cha” với phần âm nhạc của nhạc sĩ Quang Hưng, lời thơ: Nhà thơ Nguyễn Đăng Độ.
Tham gia diễn xuất trong MV cùng NSƯT Hương Giang là NSND An Phúc, Nhà báo Vương Xuân Nguyên và bé Minh Anh.
MV “Thương Cha” do NSƯT Hương Giang thể hiện
Ngày của Cha hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Father’s Day là ngày lễ tôn vinh những người làm cha. Tùy thuộc vào phong tục của nhiều nước mà ngày của Cha sẽ được tổ chức vào thời gian khác nhau. Tuy nhiên, ngày của Cha phổ biến nhất được tổ chức vào chủ nhật thứ 3 của tháng 6. Trong năm 2024, ngày của Cha sẽ rơi vào chủ nhật, ngày 16/06. Ở nước ta, Ngày của Cha cùng với Ngày Gia đình Việt Nam diễn ra vào 28/6 là dịp tôn vinh cho các thành viên trong gia đình.
MV “Thương Cha” được ra đời để hưởng ứng Ngày Của Cha năm 2024
Bằng cảm xúc chân thành của một người con, Nhà thơ Nguyễn Đăng Độ đã khái quát những tình cảm cha con thiêng liêng, xúc động bằng những ngôn từ, giản dị, giàu hình ảnh.
Đồng điệu với những dòng cảm xúc đó, nhạc sĩ Quang Hưng đã viết nên ca khúc “Thương Cha” với giai điệu sâu lắng trữ tình như một khúc tráng ca tri ân những người cha trong cuộc đời.
Ca khúc “Thương Cha”
MV “Thương Cha” được Nhà báo Vương Xuân Nguyên trực tiếp đạo diễn và lấy bối cảnh ở Làng So (Quốc Oai – Hà Nội), một làng Việt cổ nằm ở ngoài thành Hà Nội đang thay ra đổi thịt trong quá trình xây dựng nông thôn mới đẹp giàu những vẫn thấm đẫm hồn quê đất Việt. Trong MV, NSƯT Hương Giang với giọng ca ngọt ngào, trong sáng đã kể lại câu chuyện tình cha con xúc động bằng âm nhạc. Một cô gái sau bao năm ăn học xa quê, nay thành đạt trở về quê cùng người bạn đời thăm cha trong một ngày hè oi ả. Nơi quê hương yêu dấu, sau bao năm cô vẫn bắt gặp hình ảnh người cha luôn ướt đầm mồ hôi “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời” để đổi lại những niềm vui hạnh phúc cho con cái. Trong khung cảnh đó, bao ký ức tuổi thơ của chị ùa về bên vườn nho, mái đình quê gắn với cả một đời cha vất vả khiến chị nghẹn ngào thương cha vô bờ bến.
Trao đổi với PV, Nhà thơ Nguyễn Đăng Độ cho biết những thông điệp của bài thơ “Thương Cha” của ông về tình cha con thiêng liêng trong cõi nhân sinh này. Tình yêu thương của cha đôi khi không thể hiện bằng những lời nói ngọt ngào, nhưng sự yêu thương đó luôn âm thầm và không bao giờ hết. Cha luôn là chỗ dựa vững chãi, là người dạy cho con những bài học đầu đời, âm thầm ủng hộ dù con thành công hay thất bại. Không phải người cha nào cũng nói được câu “Cha yêu con” ngọt ngào nhưng ánh mắt, tấm lòng của họ chưa bao giờ ngừng dõi theo từng bước con đi.
Nhà thơ Nguyễn Đăng Độ
“Mong muốn tột cùng của mỗi người cha là luôn được nhìn thấy con cái mình trưởng thành, vững vàng bước vào đời, vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống trở thành người có ích cho xã hội, kiến tạo một gia đình ấm no hạnh phúc. Sự bao dung và hy sinh của người cha chính là tấm gương, là nguồn động lực để con cái luôn có chỗ dựa tinh thần vững chắc để thêm tin yêu cuộc sống và không những nỗ lực hoàn thiện bản thân mỗi ngày…”, Nhà thơ Nguyễn Đăng Độ chia sẻ.
Một số hình ảnh trong MV “Thương Cha”
Ca khúc 'Tiếng đàn' qua giọng hát NSƯT Hương Giang và Mai Nguyễn Anh
Thượng tá, NSƯT Hương Giang và ca sĩ Mai Nguyễn Anh gây xúc động với MV 'Tiếng đàn' - một sáng tác của cố nhạc sĩ An Thuyên.
Nhân kỷ niệm 112 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2023), Thượng tá, NSƯT Hương Giang, Giảng viên Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội và ca sĩ Mai Nguyễn Anh, Đoàn Văn công Quân khu 2 đã thể hiện xúc động ca khúc Tiếng đàn do cố nhạc sĩ An Thuyên sáng tác.
Thượng tá Nguyễn Hương Giang và Ca sĩ Mai Nguyễn Anh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thiên tài quân sự lỗi lạc trong thời đại Hồ Chí Minh. Chỉ trong 15 phút sau khi nghe tin Đại tướng về với cõi Bác Hồ vào ngày 4/10/2013, Thiếu tướng An Thuyên đã sáng tác ca khúc Tiếng đàn đầy xúc động.
Bài hát mang âm hưởng dân ca Nam Bộ được cất lên nhẹ nhàng, sâu lắng, đọng lại trong lòng người nghe nỗi nhớ, niềm xót thương người anh hùng của dân tộc. Một không gian "phố phường Hà Nội, một ngày ngừng gió" man mác buồn. Mô típ tiết tấu chủ đạo được xuất hiện và xuyên suốt cho đến cuối bài, tạo cảm giác khoan thai, bay bổng tựa như những ngón tay lướt nhẹ trên phím đàn.
Cố nhạc sĩ, Thiếu tướng An Thuyên.
Nhạc sĩ An Thuyên rất tinh tế khi đẩy đoạn cao trào của tác phẩm bằng những câu điệp khúc dồn dập. Tiếng đàn với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Mở đầu là tiếng đàn vị tướng "mười ngón tay thô, lướt trên thăng trầm, trắng đen cuộc đời, vinh quang cay đắng cây đời vẫn xanh"; tiếng đàn đồng chí "rạng rỡ non sông, áo xanh bạc màu, thủy chung đồng đội, vào sinh ra tử ấm tình Anh Văn", tiếng đàn Tổ quốc "toàn thắng reo ca, cánh chim ngang trời vẫn không biết mỏi, vẫn mơ ước sống lo nhiều cho dân"; tiếng đàn Đại tướng "trời đất yêu thương, khóc cho dân tộc khuất xa một người rạng danh trung hiếu sáng ngời muôn sau"...
Bốn "tiếng đàn" được nhắc đi nhắc lại khiến cho người nghe có cảm giác không có sự mất mát đau thương nào. Tất cả nhường chỗ cho những âm thanh trong trẻo của chiều thu Hà Nội. Tiếng đàn của hồn thiêng sông núi với những chiến công lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu. Tiếng đàn đồng vọng thôi thúc quân dân sống trọn vẹn nghĩa tình với nước non.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường chơi đàn dương cầm cùng người bạn đời
Tiếng đàn là hiện thân cuộc đời và sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của Đại tướng: "Đàn ngân nhân nghĩa sáng ngời, đàn ngân tri thức cao vời, danh tướng muôn đời rạng rỡ Việt Nam". Tiếng đàn cũng chính là tiếng lòng thổn thức của nhân dân tiếc thương Người: "Đàn ngân thương tiếc vô cùng, đàn ơi nước mắt tuôn trào, đất nước nhớ Người vì nước quên thân".
Ca khúc khép lại bằng giai điệu hào hùng với những nốt cao ngân dài như "tiếng đàn" vút cao vang vọng mãi sự ngợi ca, tri ân công đức của Đại tướng đã góp phần làm nên "vinh quang Tổ quốc Việt Nam". Tác phẩm Tiếng đàn có giai điệu âm nhạc mộc mạc gần gũi giúp người nghe dễ dàng tiếp cận. Tác phẩm nhờ đó cũng dễ đi vào lòng người như chính tình cảm thiết tha của triệu triệu trái tim con dân đất Việt với vị tướng huyền thoại còn sống mãi trong lòng dân tộc.
Là hai nghệ sĩ - chiến sĩ có chung niềm tự hào thiết tha về người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, NSƯT Hương Giang và ca sĩ Mai Nguyễn Anh đã thể hiện cách hát tình cảm, bay bổng khi sử dụng kỹ thuật hát legato như thể hiện một bản romance thực thụ khiến cho giai điệu của tác phẩm càng thêm sâu lắng, trữ tình.
Clip bài hát 'Tiếng đàn" do NSƯT Hương Giang và Mai Nguyễn Anh thể hiện:
'Sầu nữ phòng trà' Hương Giang: 'Tôi không có nhan sắc, không cả sự sân si' Tự nhận không có cả nhan sắc và sự sân si để nổi tiếng, 'sầu nữ phòng trà' Hương Giang tập trung trau chuốt giọng hát 'kể chuyện' ngày càng đằm thắm, mặn mà. Ca sĩ Hương Giang được mệnh danh là "sầu nữ phòng trà", nhưng có thể hát nhiều dòng nhạc khác nhau - Ảnh: HỮU HẠNH Ca sĩ Hương Giang...