NSND Hoàng Dũng: Vợ chồng nói chuyện đến 2 – 3h sáng mới ngủ
NSND Hoàng Dũng chia sẻ, dù gia đình có ít thời gian bên nhau nhưng tình cảm vợ chồng, cha con… vẫn không hề thay đổi. Thậm chí, những hôm anh về muộn, vợ chồng anh còn ngồi nói chuyện đến 2 – 3h sáng mới đi ngủ.
Nhắc đến anh, người ta thường gắn với biệt danh “nghệ sĩ 3 trong 1″, vừa làm thầy giáo, vừa làm quản lý và vừa là nghệ sĩ. Vậy thời điểm anh đón nhận tin mình nghỉ hưu, cảm giác của anh thế nào?
- Thực ra, tôi gắn bó với Nhà hát Kịch Hà Nội 40 năm. Từ khi tôi còn trẻ cho đến khi tôi về hưu chỉ duy nhất một chỗ đó. Vì thế, tôi xem Nhà hát Kịch Hà Nội như ngôi nhà thứ hai của mình. Xa “ngôi nhà” của mình thì chẳng ai vui được hết.
NSND Hoàng Dũng vẫn không tránh được cảm giác xao xuyến và hụt hẫng khi nhận quyết định nghỉ hưu. Ảnh: HD.
Vấn đề, tôi nói ở đây không phải chức vụ, quyền hành hay bổng lộc mà là chuyện tình cảm. Mặc dù, sau khi nghỉ hưu tôi vẫn hợp đồng với Nhà hát. Nếu Nhà hát cần training các bạn trẻ, cần tham gia một vở kịch nào đó… tôi vẫn sẵn lòng. Nhưng nói gì thì những công việc đó vẫn được làm trên danh nghĩa là hợp đồng. Chính điều đó khiến bản thân mình không tránh khỏi được cảm giác xao xuyến, hụt hẫng và có phần luyến tiếc.
Tuy nhiên, nghỉ hưu nhưng công việc của tôi không giảm đi. Tôi vẫn đi đóng phim, vẫn giảng dạy và thực hiện các dự án khác… Có chăng là bớt đi được phần ký kết, ra quyết định và làm các loại giấy tờ. Cảm thấy có phần nào đó thảnh thơi, đỡ áp lực hơn.
Với lại, thực tế là trước đây tôi đã chứng kiến một số anh chị về hưu nên cũng đã chuẩn bị tâm lý sẵn cho mình. Tôi thấy đấy là quy luật bình thường nên phải chấp nhận nó một cách thoải mái.
Nhiều đồng nghiệp bảo, kể cả thời anh đi làm hay bây giờ đã nghỉ hưu thì anh cũng dành rất ít thời gian cho gia đình. Đã bao giờ anh cảm thấy có lỗi với những người thân trong gia đình?
- Đúng là nhà tôi chỉ có buổi tối mới tụ tập với nhau được thôi, ban ngày các con đi học, vợ tôi có cửa hàng sửa chữa xe máy ở Phủ Doãn nên ở đấy cả ngày. Hôm nào, tôi về muộn thì ăn bữa cơm muộn hơn một chút. Và vì thời gian đi làm, gia đình bên cạnh nhau ít hơn nên khi về hưu tôi bù đắp cho gia đình nhiều hơn. Tuy nhiên, dù ít thời gian bên nhau nhưng tình cảm vẫn thế, trách nhiệm với gia đình vẫn thế. Ngày xưa, có thời điểm tôi đi làm phim vài ba tháng trong rừng, khi về mọi chuyện vẫn bình thường. Mọi người thích ứng được với điều đó kể từ khi hình thành gia đình cơ.
Anh có nghĩ, việc xa nhau dễ dẫn đến tình cảm phai nhạt nhưng cũng bớt đi được những va chạm không đáng có trong gia đình?
- Chẳng phải đâu. Lắm hôm vợ chồng tôi nói chuyện đến 2 – 3h sáng mới đi ngủ. Cứ ngồi nói hết chuyện nọ, chuyện kia… Thỉnh thoảng tôi về muộn hoặc ngủ muộn, vợ lại bật dậy nói chuyện rôm rả cả đêm.
Với lại cửa hàng của vợ mình cũng gần cơ quan nên mỗi khi rảnh rỗi mình lại qua cửa hàng cô ấy. Cái cảm giác xa cách không rõ rệt lắm. Tôi nghĩ, khi còn trẻ yêu nhau, suốt ngày kè kè còn lắm chuyện hơn chứ đừng nói vợ chồng sống với nhau nhiều năm rồi. Mình không quan niệm tình cảm là phải sát sàn sạt.
Nhưng anh có thừa nhận rằng, bản thân sống với học trò thân cận hơn những người thân trong gia đình?
Video đang HOT
Cảnh NSND Hoàng Dũng bị bắt ở cuối phim Người phán xử. Ảnh: VFC.
- Tất nhiên là cũng có phần đúng vì dạy các bạn ấy xong cùng đi quay phim, cùng đi diễn với các bạn ấy nên tình cảm gắn bó hơn. Phần lớn học trò của tôi trong các trường về sau đều làm nhân viên của tôi. Cho nên nhiều khi có sự gắn bó đấy chứ chẳng hẳn là gặp học trò nhiều hơn gia đình đâu. Các bạn ấy cũng đã có gia đình, con cái lớn hết cả rồi; còn các bạn trẻ thì không gần được vì lứa tuổi cách xa nhau quá.
Một người sống chết nghề như anh tại sao lại không định hướng cho các con theo nghề của bố?
- Ngày xưa, thằng lớn nhà tôi đóng Thư giãn rất nhiều. Cu cậu được bác Khải Hưng rất yêu quý. Từ bé, cu cậu đã đóng rất nhiều phim mà toàn những vai chính. Ví dụ như: “Bà và cháu”, “Chú dế nhỏ tội nghiệp”… Hai bố con cũng đóng với nhau được mấy phim như: “Hồi sinh”, “Quà năm mới”… Lên cấp 3, cu cậu lại không thích đóng phim nữa. Nhưng từ năm lớp 11, cu cậu vẫn là diễn viên minh họa cho các bài giảng của tất cả các cô giáo dạy Văn trong trường.
Có nhiều lần người ta mời nhưng cu cậu không thích đóng phim nữa nên đành phải thôi. Tuy nhiên, càng lớn lên, cu cậu lại càng thấu hiểu hơn. Năm nay cu cậu lại đang chuẩn bị thi vào trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh, khoa Diễn viên.
Người ta thường bảo “cha già nuôi con mọn” là rất vất vả nhưng có vẻ như anh lại ngược lại với điều đó?
- Bọn trẻ bây giờ tự lập lắm. Quan trọng là tất cả mọi chuyện đều phải có sự định hướng và sự kiểm soát. Trong gia đình, tôi cũng dành không ít thời gian cho con cái đâu, đôi khi còn bị mang tiếng là chiều con quá. Nhiều khi cũng một phần là vì mình ít thời gian dành cho con nên khi con có những đòi hỏi nho nhỏ thì đáp ứng cho con, coi như một sự bù đắp.
Trong phim “Người phán xử”, vai của anh phải thực hiện nhiều cảnh hành động với súng, dao, kiếm… Anh cảm thấy thế nào khi đóng phim với những loại vũ khí này?
- À, những loại vũ khí tôi dùng trong phim nhìn thì giống đồ thật nhưng lại không phải là vũ khí chuyên dụng của bên an ninh, quân sự… Chẳng hạn, súng thì cũng bắn bằng đạn nhựa như súng trẻ con. Thú thật là tôi cũng đã đóng nhiều phim rồi nhưng đây là đoàn làm phim có đội ngũ làm hiệu ứng khói lửa tương đối cẩn thận.
Thậm chí, trong phim có cảnh tôi gài hai quả nổ, hai băng đạn ở trong người, xong khi bị bắn thì quả nổ nổ ra, thủng áo, chảy máu… nhưng cũng không vấn đề gì. Mọi thứ đều được sắp xếp tương đối an toàn cho diễn viên. Các diễn viên được chăm sóc rất cẩn cẩn thận.
Thời điểm anh bị chảy máu dạ dày khi đang đóng phim, anh có lo lắng nhiều không?
- Thực ra tôi không biết mình bị chảy máu dạ dày. Tôi còn nhớ, đợt đó trùng vào dịp 20/11 nên lớp của Hồng Đăng có tổ chức để chúc mừng tôi. Hôm đến đó xong thấy trong người mệt mệt. Hôm sau đến bệnh viện khám thì bác sỹ bảo mình bị thiếu máu. Truyền 3 bịch máu xong tưởng sẽ lành nhưng bác sỹ vẫn bắt phải truyền tiếp. Truyền thêm 3 bịch nữa thì mới máu trong cơ thể mới lên được “một chấm tám” mà người khỏe thì phải “mười hai chấm”.
Bác sỹ bảo: “Anh không cảm thấy mệt mỏi gì à?”, tôi bảo: “Nếu mệt thì tôi đã đi khám”. Nhưng đúng là khi quay “Người phán xử”, có cái cảnh quay cuối cùng đúng là mệt thật. Hôm đó, dù đang mệt nhưng tôi vẫn phải cố đi quay cho xong. Cảnh kết là sau khi xô xát với con trai Hồng Đăng do sự hiểu lầm thì bị công an ập đến bắt. Họ mang những xe chuyên dùng để chở tù nhân, trông bên ngoài rất bình thường nhưng phải mở mấy lớp cửa mới vào được.
Những loại xe đó không lúc nào họ cũng sẵn sàng cho mình mượn bởi đó không phải là đồ chơi. Hoặc trên xe quân trang quân dụng súng thật, áo giáp thật, dò mìn thật… đó là những thứ cực kỳ khó khăn để nhờ họ giúp. Tôi hiểu được khó khăn đó nên phải cố gắng để quay cho xong cảnh cuối. Mọi người bảo tôi liều nhưng tôi cũng phải vì việc chung nữa chứ.
Cám ơn anh đã chia sẻ thông tin.
Theo Giadinh
Sing My Song mùa đầu tiên đã bị ném đá tơi tả vì những lý do gì?
Đã từng tạo sức hút, gây "sốt" trên cộng đồng mạng từ những số phát sóng đầu tiên, Sing my Song càng về các vòng sau càng đuối và đã trở thành thảm họa, gây thất vọng cho khán giả trong đêm chung kết.
Cao Bá Hưng đội của huấn luyện viên Đức Trí giành ngôi vị quán quân mùa đầu tiên Sing my Song
Nhìn lại các gameshow đang mọc lên như nấm sau mưa, nào là các loại chương trình hài kịch, tìm kiếm giọng hát hay, tài năng trẻ, bước nhảy hoàn vũ, Vua đầu bếp, người lớn và nhí thì một chương trình giành cho người viết nhạc, tìm tòi, khuyến khích cho giới trẻ sáng tác đã tạo sự thu hút không chỉ khán giả mà ngay giới nhạc sĩ đã từng rất kỳ vọng vào chương trình.
Khời đầu thuận lợi
Những số phát sóng đầu tiên của Sing my song cực kỳ ấn tượng với dàn thí sinh hot những cái tên ca sĩ nổi tiếng, có số lượng fan đông đảo như: Phan Mạnh Quỳnh, Trịnh Thăng Bình. Hay mỗi đêm là một câu chuyện gây xúc động kiểu như: Lê Thiện Hiếu, một thí sinh chuyển giới, luôn gây tò mò với khán giả. Chuyện thí sinh Ưng Đại Vệ phải bán hết nhà cửa, công ty, bỏ dở nghề ca hát vì gia đình gặp vấn đề về tài chính được nhà sản xuất sắp đặt để tạo thành hiệu tăng rating cho chương trình.
Không những thế, ngồi ghế ở vị trí quyền lực lại là 4 vị nhạc sĩ uy tín, nổi tiếng và tài năng. Nhạc sĩ Hải Phong, Đức Trí, Gáng Son, Lê Minh Sơn, mỗi người mang một phong cách, cá tính âm nhạc đặc trưng tạo nên màu sắc phong phú, đa dạng cho chương trình.
Ngoài ra đến với cuộc thi, dường như các thí sinh đã có hẳn một thời gian chuẩn bị, tư tưởng thoải mái để sáng tác mà không bị gò ép nên bài hát mang đến là những bài hát hay nhất của các thí sinh như: Lê Thiện Hiếu với Ông bà anh; Cao Bá Hưng với Tương tư; Phan Mạnh Quỳnh với Con tim tan vỡ; Đào Bá Luận với Và tôi đi; Trịnh Thăng Bình với Vỡ tan...
Chính vì vậy mà, những số phát sóng đầu tiên Sing my Song đã "gây sốt" trên các diễn đàn, cộng đồng mạng và cả trong giới chuyên môn cũng như khán giả xem truyền hình. Thế nhưng cũng vì quá ấn tượng từ những số đầu tiên được nhà sản xuất làm ra vẻ bài bản chuyên nghiệp bao nhiêu thì ở những vòng thi sau lại cho thấy lộ nhược điểm về chiêu trò, cơ cấu theo ý đồ bấy nhiêu.
Bắt đầu từ vòng thi thứ hai khi thí sinh phải sáng tác trong vòng 24h, trong một không gian kín với bốn bức tường và phải sáng tác theo chủ đề mà vị huấn luyện viên của mình đưa ra bằng một hình ảnh nào đó đã bắt đầu nhận được nhiều ý kiến trái chiều, phản đối từ khán giả.
Tranh cãi từ vòng 2
Facebooker Hiếu "Orion" cho rằng việc "ép" các nhạc sỹ trẻ phải sáng tác một bài hát trong vòng 24h là quá công nghiệp và thiếu tính sáng tạo. Theo vị khán giả này, điều đó thật nực cười, sáng tác nhạc là một công việc yêu cầu tính sáng tạo cao, việc gò ép thí sinh sáng tác trong một thời gian ngắn ngủi với đề tài không được biết trước là giết chết tính sáng tạo của bản thân nhạc sỹ.
Trong khi âm nhạc Việt Nam vốn đang thiếu sự hồn nhiên phá cách... đừng ép các nhạc sĩ trẻ vào cái khuôn khổ mà chính các anh đang loay hoay trong đấy không giãy ra nổi.
Quả không sai, khi những ca khúc được thúc ép sản sinh ra trong thời gian 24h với một không gian không khác gì trong nhà tù, mặc dù đã có sự trợ giúp, gợi ý của 4 vị huấn luyện viên. Nhưng những ca khúc được ra đời ở vòng này đã không tạo cảm xúc, phá cách và được như vòng đầu. Thậm chí có những bài hát còn quá đuối, nhạt nhòa và dở tệ. Đặc biệt đối với đội của vị huấn luyện viên như Lê Minh Sơn cũng không thể nào chọn hai thí sinh, cho dù chỉ tiêu của chương trình đưa ra là hai thí sinh bước tiếp vào vòng chung kết.
Cũng về chất lượng sáng tác, thì vòng chung kết, chất lượng của các ca khúc cũng bị chỉ trích nặng nề. Đại đa số các sáng tác của thí sinh đều bị chê không hay bằng các vòng trước. Từ "Có vấn đề" của quán quân Cao Bá Hưng, "Tích tịnh tình làng" của Lê Thiện Hiếu hay "Chàng trai viết lên cây" của Phan Mạnh Quỳnh... Hay như bài "Về nhà đi" của Trương Kiều Diễm dù được dàn dựng hoành tráng với sự hỗ trợ của dàn nhạc thính phòng nhưng không được như mong đợi.
Ngoài ra, ở vòng này, việc huấn luyện viên Đức Trí chọn thí sinh Trúc Diễm cũng gây nhiều tranh cãi và nhiều "giỏ đá" bay thẳng tới vị nhạc sĩ tài hoa này với nghi ngờ đặt dấu hỏi về mối quan hệ của anh và người đẹp này. Bởi anh vốn nổi tiếng là một nhạc sĩ đào hoa. Câu chuyện tình đẹp giữa anh và Hà Hồ cũng từng làm nóng trên các mặt báo.
Đêm chung kết khiến khán giả bất bình
Lý do tiếp theo và cuối cùng tại đêm chung kết của Sing my Song khiến khán giả thất vọng, phản đối. Thậm chí, rất nhiều khán giả lên tiếng sẽ không xem mùa giải tiếp theo vì có nhiều ức chế. Và một vài khán giả thì cho rằng nhà sản xuất quá phô khi lộ rõ sự sắp xếp, cơ cấu.
Đêm chung kết Sing my Song dù được diễn ra trong sự vui mừng chiến thắng của thầy trò nhạc sĩ Đức Trí và Cao Bá Hưng. Tuy nhiên đêm chung kết cũng là đêm gây nhiều tranh cãi, bất bình nhất các vòng tại chương trình Sing my Song.
Thí sinh Phan Mạnh Quỳnh, Trương Thảo Nhi từ trái qua biểu diễn trong đêm chung kết Sing my Song
Cụ thể, trong đêm chung kết, 9 thí sinh được chia thành 2 nhóm thi đấu. Sau mỗi lượt trình diễn, thí sinh có bình chọn cao nhất mỗi nhóm sẽ trực tiếp tranh chấp ngôi quán quân nhờ quyết định của 31 thành viên của hội đồng giám khảo. Đây mà format giống với chương trình Sing My Song phiên bản Trung Quốc. Tuy nhiên, điều gây bàn cãi chính là sự phân chia hai nhóm thi của ban tổ chức được cho là thiếu công bằng.
Nhóm đầu tiên gồm 5 thí sinh Cao Bá Hưng, Phạm Hồng Phước, Bùi Công Nam, Hoàng Dũng và Lê Thiện Hiếu đều là những cái tên khá nổi bật trong những vòng đầu. Trong đó, Thiện Hiếu, Công Nam và Cao Bá Hưng có khả năng tranh chấp ngôi quán quân.
Trong khi đó, nhóm thứ 2 gồm Trương Thảo Nhi, Trương Kiều Diễm, Ưng Đại Vệ và Phan Mạnh Quỳnh lại dễ thở hơn.
Ngoài Phan Mạnh Quỳnh có lượng fan không hề nhỏ và tạo ấn tượng mạnh ở 2 vòng trước thì 3 cái tên còn lại đều chưa có dấu ấn đậm nét.
Nên chuyện phân chia hai nhóm, khán giả đang cho rằng, việc dồn hết thí sinh vào một giỏ có vẻ không tạo sự công bằng.
Đấy là chưa kể đến, việc bình chọn dường như cũng có vấn đề, khi thí sinh Trương Thảo Nhi của đội huấn luyện viên Giáng Son có số phiếu bình chọn vượt hơn so với nam ca sĩ Vợ người ta - Phan Mạnh Quỳnh. Người hiện đang sở hữu fan hùng hậu và hơn 95 triệu lượt xem với bản hit "Vợ người ta" khiến khán giả nghi nghờ và đang thiếu sự minh bạch. Thậm chí nhiều khán giả còn đưa ra nghi án BTC chọn Thảo Nhi để mở đường cho Cao Bá Hưng lên ngôi quán quân dễ dàng hơn.
Một điều nữa về cách bình chọn được chỉ trích là trong thời gian các thí sinh từng top trình diễn, cổng bình chọn sẽ được mở xuyên suốt. Điều này có nghĩa với những thí sinh không có fan đông để dồn sức bình chọn từ đầu, họ sẽ vô cùng bất lợi nếu trình diễn ở những vị trí cuối.
Có thể nói, với từng ấy những lý do, khiến cho Sing my song đã bị ném đá tơi bời, dù đây mới chỉ là mùa đầu tiên.
Theo Danviet
Con đường làm nghề đầy cay đắng của NSND, diễn viên Hoàng Dũng Là sinh viên giỏi nhưng khi ra trường, NSND Hoàng Dũng chỉ nhận được những vai 'vác kiếm chạy qua vác đao chạy lại' trong khi các bạn cùng trang lứa đều có vai chính cả. Vừa nhận quyết định ngày 1/1/2017 tới sẽ chính thức nghỉ hưu nhưng NSND Hoàng Dũng khẳng định vẫn tham gia hoạt động nghệ thuật cho tới...