Nord Stream-2: Nga tặng quà quá lớn khiến đồng minh ‘bật’ Mỹ
Dự án “ Dòng chảy phương Bắc -2″ (Nord Stream-2) của Nga mang lại lợi ích quá lớn khiến các đồng minh châu Âu cãi lời Mỹ, kiên quyết không từ bỏ.
Nga là nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy
Trả lời phỏng vấn của tờ báo Đức Neue Zrcher Zeitung, ông Rainer Seele – người đứng đầu tập đoàn OMV của Áo đang tham gia thực hiện đề án “Dòng chảy phương Bắc -2″ (Nord Stream 2) đã giải thích lý do tại sao châu Âu thích mua khí đốt từ Nga thay vì mua của Hoa Kỳ.
Theo lời ông, từ lâu nay Moscow đã trở thành nhà cung cấp tài nguyên năng lượng đáng tin cậy nhất cho EU và việc các nước châu Âu ký hợp đồng với Nga để mua khí đốt cho đến năm 2040 có nghĩa là các bên vẫn là đối tác của nhau cả trong những thời kỳ khó khăn nhất.
“Người châu Âu chúng tôi hành xử đúng đắn khi ký hợp đồng mua khí gas từ những khu vực khác của thế giới. Tuy nhiên những nguồn này cần phải là chắc chắn đáng tin cậy, như nguồn cung cấp khí đốt của Nga trong vòng 50 năm qua” – ông Seele nhấn mạnh.
Đồng thời, ông nói thêm rằng, so với khí đá phiến sét từ Hoa Kỳ thì khí đốt của Nga có lợi thế hơn, phần nhiều nhờ giá thành và nguồn cung ổn định. Thêm nữa, ông Seele cho rằng nếu mua khí đốt của Mỹ, các công ty châu Âu sẽ không có khả năng cạnh tranh với các công ty từ Hoa Kỳ.
Ngoài ra, người đứng đầu tập đoàn OMV nhấn mạnh rằng Nga và “Dòng chảy phương Bắc – 2″ không hề mang động cơ chính trị và gây chia tách rẽ châu Âu, mà người châu Âu tốt hơn hết hãy tập trung hơn vào những vấn đề nội bộ, vốn là nguy hiểm hơn nhiều cho sự tồn vong của EU.
Dự án “Dòng chảy phương Bắc-2″ dự kiến xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Dự kiến, công việc lắp đặt sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019.
Tuyến đường ống mới được lên kế hoạch xây dựng song song “Dòng chảy phương Bắc” hiện có. Nó sẽ đi qua các khu vực kinh tế lãnh thổ hoặc độc quyền của các quốc gia nằm dọc theo bờ biển Baltic – Liên bang Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Trong thời gian qua, Mỹ và một số đồng minh châu Âu như Ba Lan hay Ukraine đã kịch liệt chống lại dự án Nord Stream 2, cung cấp khí đốt Nga đến phần Bắc và Trung Âu thông qua biển Baltic. Thậm chí, Mỹ đã đe dọa sẽ áp lệnh trừng phạt với các công ty châu Âu tham gia vào dự án này.
Đồng minh chống lại Mỹ, ủng hộ “Dòng chảy phương Bắc – 2″
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số đồng minh NATO khác của Mỹ ở châu Âu, đứng đầu là Đức đã quyết liệt ủng hộ dự án chung với Nga vì coi đó là phù hợp với lợi ích quốc gia của họ.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga có điểm đến đầu tiên là Đức
Mới hôm 20/02, phát biểu tại hội nghị “Nước Nga cạnh tranh – Những con đường mới”, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức là ông Peter Altmayer cho biết, “Dòng chảy phương Bắc – 2″ đã được 4/5 nước phê duyệt (trừ Đan Mạch phản đối, nhưng Nga đã điều chỉnh lại thiết kế tuyến đường ống bỏ qua lãnh hải nước này), phần lớn đã được thực hiện xong.
Vị Bộ trưởng Đức nhấn mạnh rằng, Nord Stream 2 sẽ góp phần ổn định nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu trong khoảng thời gian giảm nhập khẩu khí đốt từ Na Uy và Anh, cũng như trong bối cảnh nhu cầu về khí đốt ngày càng tăng ở Đức ở Tây Âu do cải cách năng lượng (từ bỏ than và năng lượng hạt nhân).
Tương tự Đức, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington hôm 21/02 đã nói rằng, Áo quan tâm đến an ninh cung cấp năng lượng và sẽ tiếp tục thúc đẩy dự án “Dòng chảy phương Bắc – 2″.
“Ông Trump đa nói rõ rằng Hoa Kỳ phản đối dự án này, chúng tôi đã biết điều đó, nhưng chúng tôi ủng hộ dự án này vì chúng tôi quan tâm đến độ tin cậy của nguồn cung cấp năng lượng ở Áo” – ông Kurtz nói trong cuộc phỏng vấn với công ty truyền hình ORF của Áo.
Thủ tướng Áo nhấn mạnh, các nước châu Âu không gặp vấn đề gì khi mua khí đốt của Mỹ, nhưng chừng nào giá khí đốt của Nga còn thấp hơn của Mỹ và nguồn cung vẫn dồi dào, thì đương nhiên là châu Âu sẽ thấy Nga hấp dẫn hơn trong vai trò là một đối tác trong vấn đề này.
Ông Sebastian Kurtz cho rằng, là một cựu doanh nhân nên Tổng thống Donald Trump có thể hiểu rằng, các nước châu Âu không nghĩ đến những vấn đề chính trị và chỉ quan tâm đến vấn đề lợi ích trong dự án này.
Theo ông, cuối cùng thì EU đa gần như thống nhất quan điểm về Nord Stream 2 và sẽ thúc đẩy hơn nữa việc hoàn thành dự án này.
Nhật Nam
Theo Datviet
Mỹ cố kéo Trung Âu khỏi Nga, Trung Quốc
Sự thiếu gắn kết của Mỹ ở Trung Âu những năm gần đây đã tạo nên khoảng trống để Nga và Trung Quốc tăng ảnh hưởng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang có chuyến công du Trung Âu. Thường thì một chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ đến các đồng minh Trung Âu phần nhiều mang tính đáp trả lịch sự xã giao. Tuy nhiên, chuyến công du này của ông Pompeo lại không như thế, theo The Hill. Hungary là điểm dừng chân đầu tiên của ông Pompeo, tiếp đó sẽ là Slovakia và Ba Lan. Đây là một phần trong nỗ lực sửa chữa sự thiếu gắn kết của Mỹ với khu vực khiến Trung Quốc (TQ) và Nga rộng cửa tạo ảnh hưởng hơn, theo Reuters.
Còn theo Politico, ông Pompeo có nhiệm vụ phải đảm bảo các đồng minh không xa rời Mỹ. Trước chuyến đi của ông Pompeo, một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ nói sự thiếu gắn kết của Mỹ ở khu vực trong những năm gần đây đã tạo nên một khoảng trống.
Tranh thủ ngăn đồng minh khỏi Nga, TQ
Tại Budapest ngày 11-2, ông Pompeo nói Mỹ sẽ gắn kết hơn với khu vực, sẽ không để Tổng thống Nga Vladimir Putin "đặt một cái nêm giữa những người bạn trong NATO". Ông Pompeo thông báo kế hoạch ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Hungary, một trong những nước châu Âu đang có sự nhiệt tình lớn với sự đầu tư của TQ. Ông Pompeo cho biết ông đã bàn với người đồng cấp Hungary Peter Szijjarto về "các mối nguy hiểm khi cho phép TQ củng cố được vị trí ở Hungary".
Ông Pompeo dự kiến cũng sẽ thông báo sáng kiến mới của Mỹ với khu vực nhằm ngăn ảnh hưởng của Nga và TQ. Dự kiến ông Pompeo cũng sẽ lên tiếng quan ngại về các quan hệ năng lượng của châu Âu với Nga, đề nghị Hungary không ủng hộ dự án đường ống dẫn khí đốt TurkStream từ Nga sang châu Âu. Phần lớn khí đốt Hungary sử dụng là mua từ Nga và nguồn điện chính của nước này là từ nhà máy điện hạt nhân Paks nơi Nga đầu tư 12,5 tỉ euro. Tại Ba Lan, ông Pompeo dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị về Trung Đông với hy vọng xây dựng được một liên minh chống Iran.
Theo Politico, ông Pompeo phải khéo léo với chuyến đi này. Nếu không muốn các đồng minh châu Âu thêm xa lánh Mỹ vì thất vọng và hoang mang với chính sách đối ngoại của chính phủ Trump, ông Pompeo cần phải tạo được sự cân bằng giữa khen và chê các nước này.
Cả Hungary và Ba Lan đều đang vướng các vụ việc liên quan kỷ luật của EU, bị cáo buộc gây rủi ro cho các giá trị cơ bản của khối. Trong khi đó, uy tín Slovakia bị giảm mạnh liên quan vụ một nhà báo bị giết trong khi điều tra đường dây mafia có vẻ liên quan đến trung tâm chính phủ.
Chuyến đi rủi ro
Trong một bài viết trên The Hill, nhà nghiên cứu chính trị châu Âu Dalibor Rohac tại Viện Kinh doanh Mỹ nhận định đây là chuyến đi nhiều rủi ro với ông Pompeo.
Hungary và Ba Lan đang hy vọng sẽ mua hệ thống tên lửa phòng thủ tầm trung từ Mỹ. Slovakia thì đang hy vọng mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.
Điểm đến đầu tiên Hungary là rủi ro lớn nhất. Dù thủ tướng nước này Viktor Orban theo đuổi phong cách, chính sách chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhưng Ba Lan vẫn bị cho là một đồng minh không đáng tin cậy. Trong những tháng gần đây, Hungary có nhiều hành động đi ngược lại quyền lợi của Mỹ ở nhiều mặt. Hungary cho ngưng hoạt động của trường đại học Trung Âu có hợp tác với New York (Mỹ) dù Mỹ phản đối. Hungary gửi trùm buôn bán vũ khí Lyubisshins về Nga thay vì dẫn độ sang Mỹ. Hungary cản trở Ukraine gia nhập NATO và EU.
Khắp Trung Âu, dường như làn sóng xa lánh Mỹ và đến gần Nga ngày càng rõ. Đồng minh Ba Lan thời gian gần đây hứng nhiều chỉ trích từ Mỹ với cáo buộc đàn áp truyền thông. Tại Slovakia, chính phủ liên minh nước này đang chia rẽ giữa thành phần xem EU và NATO có vai trò thiết yếu với an ninh, thịnh vượng nước này và thành phần xem Nga và TQ là các đối tác đáng tin.
Với bối cảnh này, ông Pompeo cần phải hành xử khéo léo, thận trọng. Đặc biệt ông Pompeo phải tránh có các phát ngôn bi quan về châu Âu như ông từng phát biểu ở Brussels (Bỉ) vào tháng 12-2018. Nếu các nước Trung Âu bị buộc phải lựa chọn giữa EU và Mỹ thì khả năng lớn các nước này sẽ chọn cách an toàn hơn là bỏ Mỹ theo EU.
Nghiêm trọng hơn, bất kỳ sự chỉ trích nào từ người đứng đầu ngoại giao Mỹ với EU cũng sẽ làm lợi cho thành phần phản đối sự hợp tác châu Âu và liên minh xuyên Đại Tây Dương. Như vậy, nếu muốn củng cố sự gắn kết giữa Trung Âu và Mỹ thay vì đẩy khu vực này vào vòng tay của Nga, ông Pompeo không nên lặp lại các chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump với châu Âu.
Tăng uy tín cho Trung Âu
Chuyến thăm của ông Pompeo sẽ giúp tăng uy tín của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, người đang theo đuổi các chính sách giống chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump như cứng rắn với nhập cư. Trước chuyến thăm của ông Pompeo, Ngoại trưởng Hungary Szijjarto đã nói chuyến đi là bằng chứng cho thấy Hungary là một đồng minh đáng tin của NATO. Theo Ngoại trưởng Hungary Szijjarto, quan hệ chính trị Mỹ-Hungary mang lại quyền lợi lẫn nhau. Hungary đứng về phía Mỹ khi phản đối hiệp ước nhập cư toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và không chỉ trích việc Mỹ chuyển đại sứ quán tại Tel Aviv (Israel) về Jerusalem.
Cũng như Hungary, chính phủ Ba Lan cũng sẽ được hưởng lợi từ chuyến thăm của ông Pompeo, đặc biệt khi nước này phối hợp với ông Pompeo tổ chức hội nghị về Trung Đông. Một quan chức Ba Lan cho biết không chỉ có ông Pompeo mà cả Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng sẽ có mặt ở Warsaw để dự sự kiện này. Các thành phần chỉ trích chính phủ Ba Lan cho rằng dàn lãnh đạo nước này đang cố tranh thủ ông Trump khi Ba Lan đang ngày càng bị cô lập trong EU.
Theo Thiên Ân
Pháp luật TP.HCM
Kiev thấy "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" là dự án nguy hiểm hơn "Dòng chảy phương Bắc - 2" Đối với Kiev, đường ống dẫn khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ còn nguy hiểm hơn cả "Dòng chảy phương Bắc - 2", vì sau khi khai thông toàn bộ đường ống thì Ukraine cuối cùng sẽ bị cắt mất chức năng trung chuyển khí đốt của Nga. Thi công dự án "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ". Ảnh: Sputnik Tạp chí "Novoe vremya"...