Nộp 300 triệu đồng/năm cho phòng GD-ĐT
Theo quy định, các trường của TPHCM được giữ lại toàn bộ học phí nhưng từ năm học 2008-2009 đến nay, Phòng GD-ĐT quận 9-TPHCM thu 6% học phí của các trường mầm non và THCS.
Hiệu trưởng một trường THCS ở quận 9 – TPHCM cho biết kể từ năm học 2008-2009 đến nay, năm nào trường cũng phải nộp 6% học phí về Phòng GD-ĐT. Số học sinh có thể dao động nhưng mức đóng hằng năm khoảng 13 triệu đồng.
Trên 300 triệu đồng/năm
Vị hiệu trưởng này cho biết các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, khen thưởng học sinh…của trường này vốn đã rất tốn kém, nguồn thu có hạn lại phải nộp 6% học phí về Phòng GD-ĐT nên trường luôn gặp khó khăn trong các hoạt động.
Một hiệu trưởng trường mầm non của quận này nói thêm: “Mức thu học phí của học sinh nhiều năm nay không thay đổi. Trong toàn bộ khoản thu học phí thì 40% dùng để trả lương, 60% dùng cho các hoạt động khác. Trong hoạt động, trường luôn phải chắt chiu, cân nhắc từng khoản chi nên việc phải trích nộp 6% học phí chính khóa khiến trường rất khó khăn.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, ngoài khoản thu 6% học phí của 2 bậc học mầm non và THCS (trường tiểu học không đóng vì học sinh tiểu học không phải đóng học phí), các trường có tổ chức bán trú (kể cả tiểu học) còn phải nộp 2% nguồn thu từ hoạt động này. Tổng thu của Phòng GD-ĐT quận 9 từ các trường hằng năm trên 300 triệu đồng. Trong đó, mức thu 6% học phí của các trường là trên 200 triệu đồng.
Chủ trương của UBND quận 9
Bà Lê Thị Minh Loan, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 9, cho biết kinh phí ngoài khoán quận cấp cho Phòng GD-ĐT hiện nay quá ít, từ 30 đến 40 triệu đồng/năm. Chừng đó chưa đủ để phòng mua sắm, sửa chữa nhỏ trong năm trong khi rất nhiều hoạt động, cuộc thi khác như thi vở sạch chữ đẹp cấp quận, cấp TP; tổ chức, đào tạo học sinh giỏi; các hoạt động chuyên đề…đều cần đến kinh phí. Tổng thu trên 300 triệu đồng mỗi năm của Phòng GD-ĐT đã được UBND quận cho phép bổ sung vào kinh phí hoạt động ngoài khoán (?).
Video đang HOT
Sau nhiều năm thu tiền của các trường được quy định theo văn bản của UBND quận ký ngày 29-9-2008, vào ngày 21-11-2011, Phòng GD-ĐT quận 9 đã có tờ trình gửi UBND quận về việc không thu 6% học phí và 2% từ hoạt động tổ chức bán trú, đồng thời đề nghị được cấp kinh phí hoạt động ngoài khoán với mức dự trù khoảng 500 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, UBND quận 9 không đả động đến. Bằng chứng là đầu năm 2012, UBND quận 9 vẫn chỉ cấp cho Phòng GD-ĐT 40 triệu đồng kinh phí ngoài khoán cho các hoạt động.
Giờ tan trường của học sinh Trường THCS Hoa Lư, quận 9 – TPHCM.
Tự nguyện nộp?
Việc UBND quận 9 cho phép Phòng GD-ĐT tiếp tục thu 6% học phí của các trường có đúng quy định hay không? Chúng tôi đã liên lạc với UBND quận 9 để tìm hiểu. Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch UBND quận 9, cho rằng đó là khoản do các trường tự nguyện nộp, chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động của ngành mà thôi?
Tìm hiểu tại các quận khác, chúng tôi được biết mỗi năm, UBND các quận đều cấp đủ kinh phí ngoài khoán cho phòng GD-ĐT và không có nơi nào thu học phí của các trường.
Sẽ kiểm tra Bà Hà Thanh Tuyền, Phó trưởng Phòng Kế hoạch-Tài chính của Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết trước mỗi năm học, Sở GD-ĐT đều ban hành quy định về thu, sử dụng học phí, tiền cơ sở vật chất và thu khác. Trong đó, nhiều năm nay có quy định toàn bộ học phí được để lại đơn vị. Bà Hà không tin có quận còn thu 6% nguồn từ học phí của các trường và cho biết sẽ đi kiểm tra
Theo NLĐ
"Bấm bụng" gửi con
Hầu hết các nhóm trẻ gia đình không giấy phép ở TPHCM chỉ bị phát hiện khi người dân tố giác, còn Phòng GD-ĐT và chính quyền địa phương không thể nào kiểm soát nổi.
Sự việc bé trai Phan Văn Bảo Nam (16 tháng tuổi) hôn mê rồi tử vong ở một điểm giữ trẻ không phép tại tỉnh Bình Dương vừa qua khiến nhiều người bàng hoàng. Tuy nhiên, dù cơ sở vật chất không bảo đảm, học phí thậm chí cao hơn các trường mầm non tư thục nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải "bấm bụng" gửi con vào những nhóm trẻ gia đình.
Không đăng ký để tránh thuế
Theo một người mẹ muốn tìm chỗ gửi con, chúng tôi không khỏi giật mình khi chứng kiến sự cẩu thả của người giữ trẻ tại một nhóm trẻ gia đình trên đường Tân Chánh Hiệp, quận 12-TPHCM. Điểm giữ trẻ này chỉ là căn nhà rộng khoảng 37 m2 với phần lớn diện tích để sinh hoạt gia đình. Khoảng trống giữa phòng khách là nơi 4-5 trẻ ăn, ngủ, chơi.
Bà M., chủ cơ sở, cho biết: "Những năm trước, chúng tôi nhận giữ hơn 10 cháu nhưng năm nay giảm xuống còn một nửa. Do ít trẻ nên chúng tôi không đăng ký với phường để bớt khoản thuế". Bà M. cũng cho biết tiền giữ một trẻ khoảng từ 900.000 - 1 triệu đồng/tháng. Thứ bảy và chủ nhật muốn gửi thì phụ huynh trả tiền thêm, tự túc mang thức ăn đến cho con, chủ nhà chỉ hâm nóng và cho ăn. Bà M. vừa cho trẻ ăn vừa liên tục quát tháo.
Một điểm giữ trẻ khác trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh đang nuôi giữ khoảng 15 trẻ từ 1 đến dưới 3 tuổi với tiền giữ trẻ khoảng 1,2 triệu đồng/tháng/trẻ, ngày ăn ba bữa còn sữa do gia đình đem tới. Hôm chúng tôi đến, 3 cháu bé đang nằm la liệt trên nền nhà. Một cháu khác cầm đồ chơi lăn lóc dưới nền nhà đưa lên miệng ngậm, mút. Ở góc nhà, có một cháu bé mặt đẫm nước mắt, ngồi co ro. Ở gian phòng phía trong, gần 10 cháu chen chúc nhau nằm ngủ.
Những hình ảnh vui chơi như thế này thường thấy ở các trường mầm non và nhà trẻ nhưng rất khó để tìm thấy ở các nhóm trẻ gia đình.
Gần nhà, tiện giờ giấc?
Theo Sở GD-ĐT TPHCM, hiện TP có hơn 900 lớp mầm non, mẫu giáo tư thục, nhóm trẻ gia đình. Trong đó, nhiều nhóm có sĩ số cao, vượt quá 4 lớp.
Bà Châu Bích Phượng, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, cho biết: "Không thể phủ nhận vai trò của những nhóm trẻ gia đình vì đã gánh một phần áp lực về trường lớp cho ngành. Sở dĩ học phí tại các nhóm trẻ cao nhưng phụ huynh vẫn thiết tha gửi con vì gần nhà và tiện giờ giấc đưa đón. Quận Tân Phú có 119 nhóm trẻ đang hoạt động. Chúng tôi luôn yêu cầu các cơ sở phải bảo đảm trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm trở lên, bảo mẫu phải được tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ để chăm sóc trẻ. Nếu nhóm trẻ nào không đáp ứng yêu cầu, chúng tôi sẽ đình chỉ. Năm trước, người dân phát hiện, báo cáo một trường hợp hoạt động chui nên Phòng GD-ĐT đã xử lý".
Lãnh đạo một Phòng GD-ĐT khác thì nói thẳng rằng do nhiều trường mầm non từ chối nhận trẻ dưới 18 tháng tuổi nên người mẹ sau khi hết thời gian nghỉ thai sản phải "bấm bụng" đem con vào những nhóm trẻ này. Đây là lứa tuổi cần điều kiện chăm sóc rất cao nên giáo viên phải có trình độ, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng gây nguy hiểm cho trẻ.
Ông Trần Trung Hiếu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 12, cho biết: "Ngay trong hè, Phòng GD-ĐT phối hợp cùng các phường kiểm tra hoạt động các nhóm trẻ. Nếu phụ huynh phát hiện nhóm trẻ hoạt động chui, điều kiện chăm sóc không bảo đảm thì nên báo cho ngành GD-ĐT để chấn chỉnh".
Không nỡ đình chỉ Bà Nguyễn Thị Nguyệt, phụ trách giáo dục mầm non ở Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, cho biết cứ 2 tháng một lần, hiệu trưởng trường công lập phải hướng dẫn, tham mưu cho chủ các nhóm lớp về chuyên môn. Tuy nhiên, do điều kiện các nhóm trẻ khó khăn nên khó đòi hỏi hoàn thành nhiều tiêu chí do ngành quy định. Ngành GD-ĐT cũng kiểm tra nhưng chỉ xem có tổ chức cho trẻ hoạt động không.
Theo Người Lao Động
Hơn 5 vạn học sinh Nghệ An nghỉ học vì mưa lũ Trong những ngày qua, tình hình mưa lũ ở Nghệ An xảy ra trên địa bàn rộng làm cho hàng chục làng bản, x bị cô lập, ngập lụt... Đặc biệt, có hơn 5 vạnc sinhc vì mưa lũ. Dân trí sáng nay 13/9, ông Trần Văn Khánh - Trưởng phòng GD-ĐT huyện biên gii Kỳ Sơn cho biết: "Hiện trên địa bàn...