Nóng với môn văn
Nhiều băn khoăn xung quanh đổi mới đề thi môn văn và hình thức thi ngoại ngữ được nêu ra tại hai hội thảo tổ chức ở Hà Nội và Đà Nẵng trong ngày 10-4.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (phải): ‘Với những bất cập trong dạy học hiện nay, cần phải có tác động mạnh từ thi cử mới mong có chuyển biến tích cực’ và ‘Chữa bệnh thì cần thuốc đắng’ – Ảnh: Nguyễn Khánh
Nhiều điểm mới liên quan đến việc tổ chức thi môn ngữ văn đã được đặt ra trong Hội thảo đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn trong trường phổ thông, do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 10-4 tại Hà Nội.
Tuy hội thảo được định hướng bàn nhiều vấn đề liên quan tới quá trình kiểm tra, đánh giá môn học này nhưng hầu hết ý kiến trực tiếp tại hội thảo lại chỉ tập trung đề cập tới việc đổi mới đề thi môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Đề thi sẽ có phần kiểm tra kỹ năng đọc hiểu
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, tại hội thảo trên. Ông Hiển cho biết: Trên thực tế việc dạy học môn ngữ văn hiện nay đã có những đổi mới nhưng chưa nhiều do cách thi cử đánh giá vẫn cũ. Những năm gần đây đề thi môn ngữ văn trong các kỳ thi quốc gia đã được chú trọng ra theo hướng mở, gần gũi với cuộc sống và phát huy năng lực vận dụng kiến thức, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, việc đổi mới đề thi vẫn còn dè dặt, vì vậy chưa đủ sức tác động mạnh trở lại hoạt động dạy học để thầy trò ở trường phổ thông đổi mới cách dạy, cách học. “Từ năm nay sẽ cần sự thay đổi mạnh mẽ hơn. Nhiều người bày tỏ lo ngại về những khó khăn, rồi tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT sẽ giảm nếu đề thi đổi mới quá nhiều, nhưng tôi cho rằng ta cần cân nhắc nhiều khía cạnh, và phải ưu tiên số một hướng nâng chất lượng dạy học, chuyển dần từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực của người học” – ông Hiển chia sẻ.
Kiểm tra năng lực đọc hiểu và trình bày
Video đang HOT
“Đổi mới mạnh mẽ nhưng đây là những kiến thức, kỹ năng nằm trong chương trình nên các thầy cô và học sinh không có gì phải lo lắng” Thứ trưởng NGUYỄN VINH HIỂN
Trước đó, PGS – TS Đỗ Ngọc Thống đã công bố một đề xuất cấu trúc đề thi ngữ văn, có thể áp dụng ngay trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Cấu trúc này đã gây sốc với nhiều thầy, trò khi lần đầu tiên đưa vào đề thi phần yêu cầu đọc hiểu trên cơ sở một văn bản nằm ngoài chương trình, có thể là văn bản nghệ thuật nhưng cũng có thể là văn bản thông tin thuần túy ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Phần kiểm tra kỹ năng viết vẫn có nghị luận văn học và nghị luận xã hội nhưng cách hỏi sẽ mở hơn, yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức nhiều hơn.
Tuy cho rằng cấu trúc trên chỉ là đề xuất cá nhân, không phải đề xuất của Bộ GD-ĐT nhưng ở phần kết luận hội thảo, ông Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định chắc chắn hướng ra đề thi năm nay sẽ có phần kiểm tra kỹ năng đọc hiểu trên cơ sở một văn bản nằm ngoài chương trình – sách giáo khoa THPT. Tuy nhiên để phù hợp với thời gian 120 phút và mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc số lượng câu hỏi phù hợp. Phần kiểm tra kỹ năng viết vẫn có câu hỏi nghị luận văn học và nghị luận xã hội, nhưng cũng không nhất thiết ra theo hai câu riêng rẽ như các năm trước mà có thể tính toán giảm bớt yêu cầu. Ví dụ ở các câu hỏi này có thể không yêu cầu học sinh viết thành bài văn mà chỉ lập dàn ý hoặc chỉ tập trung phát triển một ý, một luận điểm…
Như vậy, theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đề thi tốt nghiệp môn văn năm nay chắc chắn sẽ thay đổi mạnh mẽ, theo hướng kiểm tra đánh giá năng lực kỹ năng người học, cụ thể ở đây là năng lực đọc hiểu và năng lực trình bày.
Trao đổi thêm về hướng đổi mới đề thi và trước mắt là đổi mới đến mức nào trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, PGS – TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng: Quan điểm môn văn là môn có tính chất công cụ, nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp cần thiết khi bước vào cuộc sống là xu hướng phổ biến của nhiều nước phát triển. Ở nước ta lâu nay chỉ chú trọng đến chất văn của môn học này áp dụng cho tất cả học sinh đại trà. Việc kiểm tra năng lực đọc hiểu không chỉ đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung văn bản, nắm được nội dung chính, gọi tên đoạn văn bản, nêu ý nghĩa của nó, mà còn yêu cầu học sinh phải hiểu biết đúng về câu, từ ngữ, cú pháp, các tín hiệu ngôn ngữ. “Đây là một gợi ý để các thầy cô ở trường phổ thông hướng dẫn học sinh rèn luyện đáp ứng yêu cầu đọc hiểu khi đề thi chuyển theo hướng này” – ông Thống nhấn mạnh.
Cần sớm có văn bản hướng dẫn
Tuy nhiên ngay trong hội thảo, rất nhiều giáo viên, cán bộ quản lý vẫn bày tỏ băn khoăn. Một cô giáo Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM bày tỏ: “Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì đề thi môn văn, toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay giảm thời gian chỉ còn 120 phút/môn thi. Vì thế dù bộ chưa thông báo thì phần lớn giáo viên cũng thắc thỏm chờ xem giảm thời gian thì nội dung đề thi có giảm dung lượng, giảm độ khó không và giảm như thế nào? Giờ lại thêm thông tin “ra đề theo cách hỏi khác” khiến chúng tôi không khỏi hoang mang”. Đại diện Sở GD-ĐT Nam Định phát biểu: “Mặc dù “đọc hiểu” là yêu cầu có trong chương trình nhưng trên thực tế không phải giáo viên nào cũng chú trọng dạy cho học sinh. Vì thế khi chỉ còn hai tháng nữa là tới kỳ thi, việc thay đổi đề thi gây bất ngờ và bối rối cho nhiều thầy cô và học sinh. Hơn nữa, nếu đề thi lại lấy một văn bản khác lạ không có trong chương trình thì việc này càng khiến nhiều thầy, trò lo ngại”.
PGS – TS Phan Huy Dũng, khoa ngữ văn Trường ĐH Vinh, cho rằng liệu có “dục tốc bất đạt” không khi quyết định đổi mới nhiều quá trong đề thi năm nay? Bộ GD-ĐT cần phải có ngay một văn bản hướng dẫn càng sớm càng tốt và không nên né tránh việc công bố một hướng cấu trúc đề thi mới để các nhà trường có thể tham khảo tổ chức ôn tập cho học sinh. Vì thời gian không còn nhiều và thầy, trò cần phải “làm quen” với cách ra đề thi mới.
Theo VNE
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Đừng để học sinh hồi hộp
Việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT lại tiếp tục "nóng" trong hội nghị quán triệt Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Hà Nội hôm nay (13.1)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn gây áp lực đến học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đa số ý kiến ủng hộ
Theo công bố của Bộ GD-ĐT kết quả trưng cầu ý kiến rộng rãi về dự thảo đổi mới thi và xét tốt nghiệp THPT, đa số ý kiến ủng hộ việc đổi mới ngay trong năm 2014.
Cụ thể, với dự thảo thi tốt nghiệp THPT 4 môn (2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn) được đa số ý kiến đồng ý. Trong số 45 sở GD-ĐT được hỏi ý kiến thì có 42 sở GD-ĐT đồng ý tổ chức thi 4 môn, có 2 sở GD-ĐT cho rằng vẫn nên thi 6 môn. Dự thảo mới nhất của Bộ GD-ĐT đưa ra phương án môn thi tốt nghiệp sẽ bao gồm Văn, Toán là môn thi bắt buộc, 2 môn thi tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Về quy định mở rộng miễn thi cho đối tượng học sinh có thành tích học tập rèn luyện tốt với tỷ lệ tối đa 20%, Bộ GD-ĐT cho biết hầu hết các ý kiến ủng hộ. Một số ý kiến còn cho rằng tỷ lệ này cần tăng lên với lý do học sinh khá, giỏi các năm trước đều đỗ tốt nghiệp với kết quả cao nên không cần thiết bắt đối tượng này thi, giảm tốn kém, căng thẳng cho xã hội.
Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến cho rằng, chất lượng dạy học giữa các tỉnh, thành không đồng đều, nhưng Bộ GD-ĐT lai quy định đồng loạt tỷ lệ tối đa miễn thi 20% là không hợp lý.
Cùng với dự thảo phương án đổi mới thi và xét tốt nghiệp đã được điều chỉnh so với lần công bố đầu tiên, Bộ GD-ĐT cũng công bố dự kiến chi tiết thời gian dự kiến chuẩn bị và thực hiện kỳ thi tốt nghiệp theo hướng đổi mới đã công bố. Theo đó kỳ thi sẽ diễn ra vào các ngày 2,3,4 tháng 6. Muộn nhất là đầu tháng 3 sẽ công bố quy chế sửa đổi thi và xét tốt nghiệp THPT để các nhà trường và học sinh có thời gian chuẩn bị.
Không thay đổi liên tục
Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự đồng tình: "Tôi thấy Bộ chọn như thế này là đúng nhưng chúng ta cần phải bàn rất kỹ vì không chỉ đổi mới một năm nay".
Giảm nhẹ thi từ 6 môn thành 4 môn, có ý kiến nói là có lợi cho học sinh nhưng lợi là lợi ở chỗ đang gánh một gánh nặng 50 cân, chúng ta cho phép bỏ đi 20 cân nhưng chúng ta cần phải thấy rằng nếu không cẩn thận, không đồng bộ thì các cháu sẽ học lệch, sau này ra đời kiến thức của các cháu sẽ lệch lạc đi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Phó thủ tướng cũng đề nghị: "Làm sao để không có thay đổi liên tục. Không có gì làm mà không phải thí điểm nhưng nếu thí điểm thì thí điểm ở một chỗ nhỏ, diện nhỏ thôi và vì thế phải bám rất kỹ lưỡng để làm sao thi cử phải đổi mới nhưng vẫn tương đối ổn định, đừng để cảnh học sinh bây giờ còn mấy tháng nữa thi vẫn hồi hộp chưa biết năm nay thi môn gì, thi như thế nào thì cái đó không tốt".
Về dự kiến giảm số môn thi còn 4 môn, Phó thủ tướng nhận định: "Giảm nhẹ thi từ 6 môn thành 4 môn, có ý kiến nói là có lợi cho học sinh nhưng lợi là lợi ở chỗ đang gánh một gánh nặng 50 cân, chúng ta cho phép bỏ đi 20 cân nhưng chúng ta cần phải thấy rằng nếu không cẩn thận, không đồng bộ thì các cháu sẽ học lệch, sau này ra đời kiến thức của các cháu sẽ lệch lạc đi".
Từ lo lắng đó, Phó thủ tướng đề nghị đổi mới thi cử phải đổi mới căn bản toàn diện từ chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp giảng dạy.
Phó thủ tướng chia sẻ: "Từ ý kiến của các anh chị chuyên gia, các giáo viên và trên cộng đồng mạng nhân dân nhiều tầng lớp người ta đặt ra rất nhiều câu hỏi: Nếu năm nay quyết định thi môn này thì sang năm học sinh biết ngay là khả năng thi môn này sẽ ít đi, có đảm bảo không? Nguyên tắc của chúng ta ở phổ thông có hai phần ngoài dạy người ra chúng ta còn dạy kiến thức... Chúng ta cũng phải lưu ý kỳ thi phổ thông phải gắn liền với tuyển sinh vào đại học, hai cái này tương quan với nhau".
Theo TNO
Bộ GD-ĐT giải thích về dự kiến đổi mới thi tốt nghiệp THPT Sau khi lắng nghe ý kiến của dư luận, Bộ GD-ĐT tiếp tục đưa ra những lý giải xung quanh dự thảo điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp THPT. Chiều 10.2, Bộ GD-ĐT phát đi thông báo giải thích thêm về dự thảo điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp THPT trong những năm trước mắt (dự kiến từ năm 2014 cho...