Nóng tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội
Số lượng HS tăng đột biến khiến áp lực của HS và phụ huynh ngày càng tăng. Theo tính toán, chỉ có 60% HS có chỗ trong các trường công lập
Số lượng thí sinh dự thi tăng đột biến khiến nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng
Cuộc cạnh tranh của tuổi “Dê vàng”
Năm nay, tỷ lệ “chọi” tăng cao đột biến so với những năm trước. Dễ nhận thấy đây là kết quả gia tăng dân số cơ học do năm đẹp dê vàng (2013).
Với hơn 100.000 thí sinh dự thi, số HS tham dự kỳ tuyển sinh vào lớp 10 tới ở Hà Nội so với năm 2017 sẽ tăng 24.000 em.
Mà chỉ 60% số đó có chỗ trong các trường công lập, còn lại sẽ học ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên. Cuộc chạy đua giành suất trong trường công trước nay vẫn là nỗi lo của phụ huynh càng được hâm nóng trước kỳ thi năm tới.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm nay thí sinh vào lớp 10 của Hà Nội tăng đột biến, thêm tới 24.000 em. Đây là một thách thức lớn với tuyển sinh, đồng thời cũng là một bài toán đối với ngành GD-ĐT Thủ đô. Hàng năm, Hà Nội cũng chỉ đảm bảo được khoảng 60% học sinh vào trường công lập, do đó, tỷ lệ “chọi” năm nay sẽ cao hơn hẳn mọi năm.
Video đang HOT
Áp lực chạy đua vào trường công với tỷ lệ chọi cao hơn hẳn các năm trước đã khiến rất nhiều phụ huynh học sinh lo lắng. Chị Trần Thị Hiền có con học lớp 9 trường THCS Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa) cho biết: “Lứa “Dê vàng” này, không chỉ khó cạnh tranh trường công lập mà cả những trường ngoài công lập chất lượng cũng sẽ khó bởi quá đông HS. Gia đình tôi đã tìm gia sư về kèm thêm cho con ở nhà, mong con đạt được kết quả tốt để vào trường chất lượng” – chị Hiền tâm sự.
Bà Nguyễn Thị Thu Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đại Kim (Hà Nội) cho biết, xác định tỷ lệ “chọi” cao hơn năm trước nên ngay từ đầu năm, giáo viên được phân công dạy lớp 9 đều là những giáo viên có kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học. Học đến đâu, giáo viên phải ôn tập, chốt kiến thức cuốn chiếu đến đó cho học sinh. Đặc biệt, hàng tháng, giáo viên phải có bài kiểm tra, đánh giá kiến thức để biết học sinh nào giỏi, khá, yếu kém để bồi dưỡng, phụ đạo kịp thời, tránh việc hổng kiến thức.
Cũng theo bà Hòa, phụ huynh cũng không nên căng thẳng, gây áp lực tâm lý lên học sinh. Phụ huynh nên phối hợp giáo viên tư vấn, hướng con chọn trường vừa sức, dưới sức để không bị trượt nguyện vọng đáng tiếc.
Bài toán về số lượng trường công
Sĩ số HS tăng, trong khi những năm gần đây Hà Nội có chủ trương giảm sĩ số HS/lớp để tăng chất lượng khiến HS, phụ huynh, lãnh đạo các trường như “ngồi trên đống lửa”.
Lãnh đạo trường THCS Khương Đình (quận Thanh Xuân) cho biết, điều lo nhất là chỉ tiêu vào lớp 10 năm nay có được điều chỉnh tăng lên so với năm ngoái hay không. Nếu các trường THPT không được tăng chỉ tiêu để đảm bảo sĩ số như năm trước thì HS sẽ rất vất vả để đỗ được vào công lập.
Thực tế là số trường THPT công lập ở Hà Nội không đủ để đáp ứng nhu cầu người học, chứ chưa nói đến năm đẹp, HS đông hơn.
Tiêu biểu là quận Cầu Giấy, trong khi số lượng trường THCS công lập và ngoài công lập tới 21 trường, thì khối THPT chỉ có 3 trường công lập. Bà Lê Thị Thúy Nga – Hiệu trưởng trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) cho biết, khi tuyển đầu vào, trường công lập như THCS Dịch Vọng phải tuyển tất cả HS lớp 6 trên địa bàn, nghĩa là không được chọn đầu vào.
Chính vì vậy, để nâng chất lượng HS, đảm bảo tỷ lệ đỗ vào các trường THPT công lập cao, giáo viên rất vất vả. Không chỉ giáo viên, mà phụ huynh, HS đều khá căng thẳng.
Trước lo ngại thiếu trường này, lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết, năm nay Hà Nội đã xây mới một số trường THPT công lập nên tăng cơ hội học công lập cho HS tốt nghiệp THCS. Bên cạnh đó, Sở cũng đang làm tờ trình báo cáo TP về việc đảm bảo tỷ lệ phần trăm chỉ tiêu công lập tương đương năm trước để tạo điều kiện cho HS được học công lập.
Chưa tổ chức thi Ngoại Ngữ vào lớp 10 trong năm 2018
Một số thông tin xôn xao trên mạng xã hội, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm tới, ngoài 2 môn truyền thống là Toán, Ngữ Văn, sẽ có thêm môn Ngoại Ngữ.
Trao đổi với PV, ông Ngô Văn Chất cho biết, thông tin đồn thổi chỉ là đồn thổi. “Sở GD&ĐT chưa hề công bố thông tin nào về kì tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2018. Nếu có môn Ngoại Ngữ, chắc chắn Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ phải công bố sớm để phụ huynh học sinh có thời gian chuẩn bị. Do đó, năm học 2018 sẽ không có chuyện thi môn Ngoại Ngữ vào lớp 10 THPT”, ông Chất khẳng định.
Được biết, năm học 2014, ngoài 2 môn Ngữ Văn và Toán, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh áp dụng môn Ngoại Ngữ làm môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT.
Ở Hà Nội, năm học 2017 – 2018, toàn TP có 82.934 học sinh xét tốt nghiệp THCS nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ trung học phổ thông là 69.500 học sinh, trong đó các trường công lập tuyển 56.840 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển 12.660 học sinh.
Theo Tinmoi24.vn
Thêm một trường THPT tại TP.HCM dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có thông báo bổ sung, sẽ dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên tại THPT Nguyễn Hữu Cầu từ năm học 2018-2019.
TP.HCM dừng tuyển sinh lớp 10 chuyên tại 3 trường THPT ngoại thành. Ảnh: Hải An.
Trước đó, tại buổi giao ban công tác chuyên môn năm học 2017-2018, giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM chỉ đạo dừng tuyển sinh lớp 10 tại hai trường THPT Củ Chi và THPT Trung Phú.
Như vậy, TP.HCM còn 6 trường THPT tiếp tục tuyển sinh lớp 10 chuyên là: THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Nguyễn Hữu Huân và THPT Mạc Đĩnh Chi.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, mục đích thành phố mở lớp chuyên tại các trường THPT ở khu vực ngoại thành như Trung Phú và Củ Chi (huyện Củ Chi), Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn) nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại của học sinh ngoại thành, vùng ven có học lực giỏi và có nhu cầu học lớp chuyên.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều học sinh ở ngoại thành (nhất là học sinh ở Củ Chi) vẫn đăng ký thi tuyển và trúng tuyển vào lớp chuyên ở các trường nổi tiếng trong nội thành.
Do vậy, Sở GD&ĐT ngưng tuyển sinh lớp 10 chuyên để trường này tập trung vào chất lượng giảng dạy các lớp thường.
Trước đó, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng có thông báo cần phải tuyển bổ sung 91 học sinh lớp 10 chuyên cho hai trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và THPT Gia Định.
Theo Tinmoi24.vn
Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh THCS, THPT: Tháo gỡ khó khăn cho cơ sở Từ thực tiễn, các cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở, đặc biệt những trường số học sinh đăng ký quá nhiều so với chỉ tiêu đã thể hiện sự vui mừng trước thay đổi của Bộ GD&ĐT thể hiện ở dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh...