Nóng tuyển sinh đầu cấp: Sai lầm nếu cứ chạy theo trường “hot”
Dù mới chỉ đầu tháng 3, song tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022 tại các trường trên địa bàn các thành phố lớn đã bắt đầu “ nóng”, đặc biệt là ở bậc tiểu học và THCS.
Nhiều phụ huynh tìm mọi cách để con có được 1 suất vào học trường tốt với suy nghĩ trường kém, trường không có tên tuổi thì con sẽ không tiếp thu được nhiều kiến thức.
Nhiều phụ huynh tỉm đủ cách để con có một suất vào trường “hot”. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Tại Hà Nội, TPHCM, nhiều trường học tuyển sinh đầu cấp vào lớp 1, 6 với những yêu cầu khá gắt gao, tỉ lệ “chọi” cao. Muốn trúng tuyển, học sinh sẽ phải tham dự một hoạt động mang tính trải nghiệm của trường. Căn cứ hoạt động của các con trong ngày trải nghiệm, nhà trường sẽ chọn học sinh.
Một số trường sử dụng hình thức phỏng vấn, tìm hiểu tính cách, nhu cầu và mục tiêu của từng học sinh, phỏng vấn phụ huynh và học sinh để tìm hiểu thông tin mục tiêu và định hướng giáo dục đối với từng học sinh.
Video đang HOT
Ngoài ra, có trường yêu cầu học sinh làm các bài kiểm tra đầu vào áp dụng cho lớp 1 là đánh giá tư duy về: Số học, ngôn ngữ Tiếng Việt, ngôn ngữ Tiếng Anh (để xếp lớp phù hợp) và các kỹ năng: diễn đạt, hợp tác, quan sát và ghi nhớ, vận động, tưởng tượng của học sinh.
Không chỉ những trường “hot”, nhiều phụ huynh cũng cố tìm mọi cách cho con có hộ khẩu “đẹp” để được đúng tuyến vào các trường lớn.
Theo TS Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, mục tiêu học tập của trẻ ở cấp tiểu học vô cùng đơn giản. Các con chỉ cần đọc thông viết thạo, làm phép tính cộng trừ nhân chia và vài phép đổi đơn giản là có thể đã hoàn thành mục tiêu. Những bài toán khó, được đặt dấu sao đều có nghĩa là không bắt buộc, con không làm được cũng không sao. Các cha mẹ đừng quá sốt ruột và nghĩ là con phải làm được tất cả bài tập.
Ngoài ra, các con cũng cần rèn luyện kĩ năng, đạo đức và học vấn. Từ đó tạo điều kiện để phát triển năng lực bản thân. Trường học của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Cần Thơ, Cà Mau…, hoặc bất kể một trường nào khác trên đất nước Việt Nam hiện nay cũng đang học theo cùng một chương trình. Vì thế, không có chuyện học trường kém thì con mình không biết gì. Hơn nữa, các trường đều được phòng, sở GDĐT quản lí rất chặt chẽ về chuyên môn.
TS Vũ Thu Hương nêu thực trạng hiện nay trường học đang bị bệnh thành tích bủa vây: từ phía phụ huynh, phía ban giám hiệu, phòng, sở và thậm chí ở chính giáo viên. Việc “giải thoát” trẻ khỏi căn bệnh này có lẽ là quá khó khăn nếu như ngay từ phụ huynh không sáng suốt.
“Các trường điểm, tiếng tăm, đông học sinh đôi khi sẽ làm cô giáo mất khả năng kiểm soát tình hình và con còn có thể bị sức ép thành tích nặng nề. Vì thế, việc vào trường điểm không phải là lựa chọn tối ưu. Trường nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Đã có nhiều em không sao thích ứng được với môi trường dân lập và quốc tế rồi quay lại học trường công lập và ngược lại”, – TS Hương phân tích.
Từ những lí lẽ trên, TS Vũ Thu Hương đưa ra một số lời khuyên đối với cha mẹ học sinh.
Thứ nhất, nên chọn cho con ngôi trường gần nhà. Gần thì con sẽ có thể tự đi đến trường và sẽ học được tính tự lập rất tốt. Các cha mẹ cũng dễ dàng xử lý vấn đề nếu như con có chuyện gì đó ở trường. Điều này sẽ tốt hơn rất nhiều là trường con ở xa tít mù, đi lại vô cùng vất vả và khi có chuyện thì bố mẹ mất cả công việc để đến xử lý.
Thứ hai, trong quá trình chọn trường, phụ huynh có thể đến cổng trường và nói chuyện với bọn trẻ. Nếu trường nào có tỉ lệ các cháu lễ phép, ngoan ngoãn và lịch sự cao hơn thì nên cho con vào đó. Vì giáo dục đạo đức luôn làm điểm nhấn quan trọng nhất trong mọi giai đoạn giáo dục con người. Các con đồng loạt lễ phép thì đúng là nhà trường đã giáo dục đạo đức cho các con rất tốt. Đạo đức tốt thì việc gì cũng sẽ ổn cả.
“Chọn trường cho con là khâu đơn giản nhất trong những bước chuẩn bị cho con vào lớp 1. Các bậc cha mẹ hãy nhanh chóng giải quyết vấn đề này để tập trung vào việc chuẩn bị tâm lí, sức khoẻ… cho con vào lớp 1″ – TS Hương đưa lời khuyên.
Tuyển sinh lớp 6 trường 'hot' ở Hà Nội: Tổ chức xét tuyển, đánh giá năng lực
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt phương án tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6. Theo đó, các trường THCS tuyển sinh lớp 6 không theo tuyến và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu (trường được UBND thành phố công nhận trường chất lượng cao, trường ngoài công lập) thực hiện theo phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Phụ huynh đưa học sinh đi dự thi vào lớp 6, Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam những năm trước
Một số trường 'hot' ở Hà Nội tuyển sinh lớp 6 ra sao?
Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam hạ tiêu chuẩn xét tuyển vòng 1 tuyển sinh lớp 6
Như vậy, cũng giống như năm trước, các trường nóng về tuyển sinh lớp 6 như: THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, THCS Thanh Xuân, THCS cầu Giấy, THCS Nam Từ Liêm, THCS - THPT Lương Thế Vinh...sẽ tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Năm ngoái, các trường "nóng" tuyển sinh kể trên đều chọn phương thức xét tuyển hồ sơ, học bạ từ vòng 1. Trong đó, quy định điểm tổng kết các môn như Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ từ lớp 1 đến lớp 5 đạt số điểm từ 8 trở lên làm điều kiện. Khi lọt qua vòng hồ sơ, các trường tổ chức thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá năng lực về kiến thức Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ.
Các trường "nóng" tuyển sinh lớp 6 hàng năm có chỉ tiêu tuyển sinh thấp trong khi hồ sơ đăng ký cao, dẫn đến tỉ lệ chọi cao, nhất là Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, lượng thí sinh đăng ký dự tuyển cao gấp hàng chục lần so với chỉ tiêu tuyển sinh.
Còn tuyển sinh lớp 1, lớp 6 các trường còn lại vẫn xét tuyển theo tuyến tuyển sinh do UBND các quận, huyện, thị xã quy định; tiếp tục sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn TP.
Hà Nội tuyển bổ sung chỉ tiêu lớp 1, lớp 6 Sau thời gian nửa tháng tuyển sinh đầu cấp theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, Hà Nội dành thời gian từ 18 đến 20/8 để tuyển bổ sung trường hợp trái tuyến với những trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu năm học mới 2020-2021. Hà Nội tuyển bổ sung lớp 1, lớp 6 từ nay đến hết ngày 20/8 Năm học...