Nông thôn Thái Lan ‘chuyển mình’ nhờ các sáng kiến Hoàng gia
Một cuộc sống vừa đủ về vật chất và phong phú về tinh thần. Đó là cảm nhận của phóng viên TTXVN khi đến thăm Làng Ban None Hom, nơi sinh sống của cộng đồng người Phu Thai ở tỉnh Sakon Nakhon, Đông Bắc Thái Lan.
Các cô gái Phu Thai biểu diễn múa truyền thống. Ảnh: Đỗ Sinh/PV TTXVN tại Thái Lan
Người Phu Thai ở Thái Lan xuất thân là một bộ tộc ở vùng Phu Wana Kadaeng của Lào. Vào năm 1857, một nhóm bộ tộc Phu Thai đã vượt dòng Mekong, băng qua dãy núi Puparn, tiến về phía Tây vào vùng đồng bằng đầm lầy rộng lớn (nay là hồ Nong Han, tỉnh Sakon Nakhon) rồi phân tán đi định cư ở những khu vực xung quanh. Làng Ban None Hom ra đời từ năm 1882 và cho đến ngày nay, ngôi làng vẫn duy trì và bảo tồn nét văn hóa và lối sống độc đáo của người Phu Thai.
Người Phu Thai nổi tiếng với nghề dệt vải. Trang phục của người Phu Thai nhờ đó rất nổi bật và rực rỡ sắc màu. Bên cạnh đó, cộng đồng Phu Thai còn nổi tiếng với sự thân thiện và lòng hiếu khách đặc biệt. Họ luôn chào đón du khách bằng nghi lễ mời thần may mắn được gọi là “ Basi Su Khwan” và biểu diễn múa truyền thống của vùng.
Những cô gái Phu Thai trong trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. Ảnh: Đỗ Sinh/PV TTXVN tại Thái Lan
Đời sống của người Phu Thai nói riêng cũng như người nông dân vùng Đông Bắc Thái Lan nói chung ngày nay đã được cải thiện rất nhiều. Để có được sự chuyển mình đó không thể không nhắc tới những sáng kiến phát triển của Hoàng gia Thái Lan dành cho người dân khu vực.
Đông Bắc là vùng có diện tích lớn nhất Thái Lan và phải đối mặt với ba vấn đề chính: suy thoái đất, vấn đề tài nguyên nước và nạn phá rừng cũng như những thách thức liên quan đến giáo dục và đào tạo.
Video đang HOT
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hoàng gia Puparn cung cấp mô hình phát triển phù hợp và bền vững cho vùng Đông Bắc Thái Lan. Ảnh: Đỗ Sinh/PV TTXVN tại Thái Lan
Thấu hiểu những khó khăn này, vào năm 1982, cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã cho thành lập Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hoàng gia Puparn nhằm cung cấp mô hình phát triển phù hợp và bền vững cho vùng Đông Bắc. Đây là trung tâm nghiên cứu phát triển Hoàng gia lớn nhất trong cả nước, mang lại lợi ích cho sự phát triển nghề nghiệp, sinh kế và chất lượng cuộc sống cho người Thái sống ở vùng Đông Bắc dựa trên đặc điểm tự nhiên và chu trình sinh học của khu vực.
Hoạt động của trung tâm bao gồm hai nhiệm vụ chính quan trọng: Thứ nhất là giáo dục, thử nghiệm và nghiên cứu; Thứ hai là phổ biến và mở rộng kết quả của các nghiên cứu khác nhau được thực hiện.
Ngoài ra, trung tâm còn đảm nhận các hoạt động bao gồm tất cả các khía cạnh của đời sống người dân trong khu vực như thủy lợi, giáo dục, phát triển nông nghiệp (đặc biệt là các giống lúa chất lượng và năng suất cao), nghiên cứu và phát triển chăn nuôi (điển hình là 4 “điều thần kỳ đen” ám chỉ 4 giống vật nuôi màu đen tuyền là bò, lợn, thỏ và gà), đào tạo và chuyển giao công nghệ. Trung tâm cũng khuyến khích các nhóm nông dân và dân làng giữ nghề dệt và nhuộm vải để tăng thêm thu nhập từ việc trồng trọt và bảo tồn bản sắc cũng như trí tuệ bản địa của người Phu Thai.
Khu nghiên cứu thử nghiệm các giống lúa gạo tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hoàng gia Puparn. Ảnh: Đỗ Sinh/PV TTXVN tại Thái Lan
Ngoài Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hoàng gia Puparn, Đập thủy lợi sông Nam Phueng – Nam Kam là một dự án hoàng gia khác ở tỉnh Sakon Nakhon góp phần giúp mang lại an ninh nguồn nước cho vùng Đông Bắc rộng lớn. Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Thái Lan, giới chức địa phương cho biết chính cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej trong một lần tới thị sát khu vực này vào năm 1992 đã nhận ra tình trạng thiếu công trình thủy lợi rõ rệt tại khu vực, khiến đất nông nghiệp bị ngập lụt trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô.
Sau đó, cố Quốc vương đã đề xuất ý tưởng xây dựng các trạm kiểm soát nước và cửa xả lũ tại nhiều vị trí chiến lược khác nhau, cũng như nạo vét các dòng suối cạn để kết nối chúng với các đầm lầy tự nhiên khác nhau. Mục tiêu chính là tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thủy lợi và cải thiện mức sống của cộng đồng xung quanh.
Công trình đập thủy lợi sông Nam Phueng – Nam Kam do Hoàng gia Thái Lan bảo trợ. Ảnh: Đỗ Sinh/PV TTXVN tại Thái Lan
Kết quả là, một dự án thủy lợi Hoàng gia điều tiết nước các sông Nam Phueng – Nam Kam đã được thiết kế và thực hiện từ năm 2019 – 2023, và từ đó đã giảm đáng kể tình trạng ngập lụt ở hai huyện thuộc tỉnh Sakon Nakhon là huyện Mueng và Phom Na Kaeo.
Sáng kiến Hoàng gia này đã cải thiện đáng kể an ninh nước trong tỉnh Sakon Nakhon, cho phép cộng đồng địa phương hỗ trợ nông nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp. Tổng cộng, dự án đã giảm thiểu các vấn đề liên quan đến nước cho khoảng 10.857 hộ gia đình và 53 làng, trên diện tích 4 tiểu huyện, mang lại lợi ích cho khu vực trong cả mùa mưa và mùa khô.
Có thể nói, các dự án Hoàng gia được thực hiện từ thời cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej và nay tiếp tục được Quốc vương Maha Vajiralongkorn bảo trợ đã và đang góp phần giúp khu vực nông thôn Thái Lan nói chung và Đông Bắc nói riêng phát triển một cuộc sống vừa đủ, bền vững và hài hòa với thiên nhiên.
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
Một nghĩa trang của cộng đồng người Hoa ở Thái Lan đã tổ chức chiếu phim cho người đã khuất nhằm mục đích xoa dịu linh hồn của họ ở thế giới bên kia.
Những dãy ghế trống được sắp xếp cẩn thận tại nghĩa trang tổ chức chiếu phim ở đông bắc Thái Lan. Ảnh: X/Thaiger News
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, từ ngày 2 đến ngày 6/6, nghĩa trang vĩnh hằng tại tỉnh Nakhon Ratchasima, đông bắc Thái Lan, nơi có 2.800 ngôi mộ, đã cẩn thận xếp ghế thành hàng ngay ngắn để phục vụ những vị khách đặc biệt. Đây là buổi chiếu phim được tổ chức để tưởng nhớ linh hồn của những người đã khuất.
Tại nghĩa trang này, các ngôi mộ chủ yếu là của người gốc Hoa sinh sống ở Thái Lan. Trong các buổi chiếu phim ngoài trời, chỉ có 4 nhân viên có mặt và các bộ phim được chiếu từ 7 giờ tối đến nửa đêm mỗi ngày. Các nhân viên cũng chuẩn bị đồ ăn, đốt vàng mã, lễ bằng giấy như nhà mô hình, xe cộ, quần áo và các nhu yếu phẩm hàng ngày cho người đã khuất.
Tờ KhaoSod của Thái Lan cho biết sự kiện chiếu phim được tổ chức bởi Quỹ Sawang Metta Thammasathan để tưởng nhớ những người đã khuất và mang đến cho họ một hình thức giải trí hiện đại.
Người tổ chức sự kiện chia sẻ rằng chiếu phim cho người đã khuất sau Tết Thanh Minh hoặc trước Tết Đoan Ngọ là một phong tục truyền thống ở nhiều cộng đồng người Hoa tại Thái Lan.
Ông Yanawut Chakrawattisawang, nhà thầu của sự kiện, cho biết ban đầu ông cảm thấy sợ khi chiếu phim trong nghĩa trang. Tuy nhiên, ông mô tả trải nghiệm này vô cùng độc đáo và tích cực, vì đây là lần đầu tiên ông được cung cấp dịch vụ giải trí cho người đã khuất.
"Sự kiện chiếu phim này thực sự là một ý tưởng rất ấm áp để an ủi linh hồn những người đã khuất và người thân của họ cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn", một người dùng Weibo chia sẻ.
Cộng đồng người Hoa ở Thái Lan, chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo, rất đề cao lòng hiếu thảo và tôn kính tổ tiên. Người ta tin rằng linh hồn của người đã khuất có thể vẫn lưu luyến nhân gian do những mong muốn chưa được thực hiện lúc còn sống. Bằng cách tổ chức các nghi lễ như vậy, những linh hồn này có thể được an ủi, và cảm thấy được ghi nhớ và tôn trọng.
Theo điều tra dân số quốc gia năm 2015, Phật giáo là tôn giáo lớn nhất ở Thái Lan với 94,5% dân số theo đạo này. Các Phật tử đều tin vào sự tái sinh và thế giới bên kia. Nhiều người Thái tin rằng sau khi chết, linh hồn sẽ bước vào một vòng luân hồi mới.
Do đó, hoạt động chiếu phim này được coi là một cách để an ủi người đã khuất, giúp họ ra đi thanh thản hơn.
Theo KhaoSod, tháng 12 năm ngoái, một người đàn ông Thái Lan thậm chí còn tổ chức lễ cưới với bạn gái đã mất vì bệnh bạch cầu. Cô dâu hiện diện qua một bức ảnh và một ma-nơ-canh mặc trang phục cưới truyền thống của Thái Lan. Người đàn ông bày tỏ cam kết của mình với tình yêu của họ và hy vọng sẽ an ủi tinh thần của bạn gái.
Phổ cập thanh toán không dùng tiền mặt - Bài 2: Để người người nhà nhà được tiếp cận Biên tập viên về hưu người Thái Lan Kaysinee Sutthavarangkul (61 tuổi) chưa bao giờ quan tâm đến việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, điều đó thay đổi kể từ đại dịch COVID-19, sau khi Kaysinee thấy cô con gái 25 tuổi sử dụng ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động, bà cũng tập tành sử dụng theo....