Nóng ruột, bố mẹ “săn” giáo viên dạy chữ cấp tốc cho con trước lớp 1
Thấy con của người chị họ chuẩn bị vào lớp 1 mà đã viết trôi chảy, cộng trừ thành thạo, chị Trân bàn với chồng tìm giáo viên dạy chữ cấp tốc cho con.
Săn thầy dạy chữ cấp tốc
Cuối tháng 7, chị Nguyễn Thùy Trân, nhà ở Quận 12, TPHCM dò khắp nơi tìm lớp học chữ cho con gái chuẩn bị nhập học vào lớp 1 tháng 9 tới.
Không tìm được lớp ưng ý gần nhà, chị chuyển hướng tìm gia sư luyện ngay tại nhà. Qua giới thiệu, chị tìm được giáo viên đến kèm tại dạy chữ, học toán cộng trừ cấp tốc cho con tại nhà tuần 5 buổi.
Nhiều phụ huynh tự đặt ra yêu cầu con phải đọc thông viết thạo, học trước chương trình trước khi vào lớp 1 (Ảnh minh họa)
Chị Trân kể, lúc đầu chị cũng nghĩ con không cần học chữ trước, vào lớp 1 mới bắt đầu học chính thức. Chị thừa nhận, nói bé chưa biết chữ nào cũng không đúng, ở mầm non bé nào cũng đã được làm quen, nhận diện chữ viết, các phép tính cơ bản. Ở nhà, chị cũng kèm thêm, con biết viết các chữ cái, biết ghép vần, viết chữ ghép, viết từng câu dài.
Tuy nhiên, chị thấy nhiều bé cùng tuổi đọc trôi viết thạo, rồi làm được các bài tập toán theo sách thì chị sốt ruột hẳn. Mới đây, thấy con của người chị họ chuẩn bị vào lớp 1 mà đã đọc vèo vèo, viết thành thạo, học rất nhiều bài trong sách lớp 1 thì chị lung lay, bàn với chồng quyết tìm cô kèm con.
Rất nhiều lớp học chữ, học trước chương trình lớp 1 mời gọi phụ huynh
Việc trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 không chỉ bắt đầu từ khi trẻ học lớp Lá. Nhiều phụ huynh đã cho con đến lớp học chữ từ khi trẻ lớp Chồi, lúc mới 4 tuổi.
Cũng không ít gia đình, nếu chưa kịp “đầu tư” thì khi con kết thúc mầm non vội vàng tìm lớp, tìm thầy cấp tốc cho con kịp vào năm học mới.
Ép con học trước: Sai lầm của phụ huynh
Bất chấp những lời cảnh báo và hậu quả về lâu dài, nhiều phụ huynh vẫn đua nhau cho con học chữ trước, học trước chương trình lớp 1 ngay khi đang học mầm non.
Video đang HOT
Chị Lê Thu Nga, có con chuẩn bị vào lớp 1 ở Quận Bình Thạnh, TPHCM cho biết, chị không cho bé học chữ trước. Điều chị ngạc nhiên là rất nhiều người mẹ khi biết như vậy đều phản đối, khuyên “Kiểu gì cũng phải cho học trước”.
Rất nhiều đứa trẻ đang trong độ tuổi cực kỳ mê sau khám phá, sáng tạo lại bị chính bố mẹ đẩy vào những lớp học chữ, với những giáo viên “gò” chữ.
Trẻ mất đi nhiều cơ hội khám phá, mất đi một phần tuổi thơ ở giai đoạn ý nghĩa nhất khi bị nhồi nhét bởi những chữ viết, chương trình học mà sẽ trẻ sẽ được học lại sau đó.
Trẻ có rất rất nhiều thứ có thể khám phá, tìm tòi trước khi học chữ, làm toán (Ảnh minh họa)
Việc trẻ học chữ cấp tốc cho kịp trước vào lớp 1 là điều vô cùng phản khoa học, phản giáo dục mà nhiều phụ huynh tự đẩy con vào.
Cô Phạm Thị Chinh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Hòa B, Dĩ An, Bình Dương bày tỏ, chương trình lớp 1 đọc viết, làm toán đơn giản. Mọi đứa trẻ phát triển bình thường, sau một học kỳ các em đều ổn, phát âm đọc được. Nếu con có gặp khó một chút vì không học chữ trước thì chỉ cần bố mẹ kèm cặp con thêm, cho con tập viết là ổn.
TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay, trẻ có đến 5 năm ở bậc tiểu học để làm quen dần với việc học. Việc học trước khi vào lớp 1 không những là thừa mà còn có nhiều hệ lụy khác như làm cho các bé sợ học, ghét học, chán nản và phá phách. Chưa kể đến những hệ lụy khác mà trẻ sẽ gặp phải về sức khỏe khi phải học quá sớm.
Về việc ép con học trước, theo TS Hương chủ yếu do tâm lý sính bệnh thành tích, thích khoe con của không ít phụ huynh. Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ còn quá lo lắng con thua bạn bè, chán nản, thiếu tự tin…
Trong khi, việc đứa trẻ tự tin khi đi học hay cần nhất chính là thái độ ứng xử của bố mẹ với con chứ không phải là chuyện trẻ hơn kém bạn hay được mấy điểm.
Cô Phạm Thị Chinh nêu quan điểm việc ép con học trước là sai lầm của phụ huynh. Việc này xuất phát từ tâm lý con phải hơn bạn hay lo con không theo kịp bạn. Đây là vấn đề của phụ huynh, phụ huynh phải tự tháo gỡ để tránh việc con phải gánh hậu quả lâu dài về sự thiếu tập trung, tính ỷ lại.
TS Vũ Thu Hương chia sẻ những việc bố mẹ cần hướng dẫn cho con trong những năm học đầu đời:
- Dạy con biết học là nhiệm vụ của mình.
- Dạy con biết học là quyền lợi to lớn của con.
- Dạy con học tập trung.
- Dạy con biết tự giác học bài.
- Dạy con biết tự chăm lo cho bản thân khi không có cha mẹ ở bên cạnh.
- Dạy con biết tự ứng xử, ứng phó trong các tình huống và đặc biệt là các tình huống nguy hiểm.
Phụ huynh đua nhau khoe, con mới lớp Lá đã học xong... chương trình lớp 1
"Con mình vừa xong lớp Lá đã đọc viết trôi chảy, làm toán xong chương trình học kỳ 1 lớp 1. Có nên cho bé học tiếp không các mẹ ơi?".
Trẻ lớp Lá đã học xong chương trình lớp 1
Chia sẻ của một phụ huynh trên một diễn đàn dạy con thu hút rất nhiều quan tâm của các phụ huynh khác, đặc biệt là những bố mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1.
Có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này nhưng không ít phụ huynh tiết lộ, con họ cũng đã hoàn thành xong sách lớp 1, đọc viết, làm toán vèo vèo ngay khi đang học mầm non.
Nhiều đứa trẻ được bố mẹ cho học trước chương trình lớp khi chưa vào lớp 1 (Ảnh minh họa)
Phụ huynh còn giới thiệu hướng dẫn nhau cách chọn bộ sách, chọn thầy cô như thế nào... để chỉ cần vài tháng tháng là bé xong chương trình.
TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội kể bà đọc nhiều diễn đàn, nhóm các phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1... mà thấy sợ hãi. Bố mẹ cho học trước đến hết kỳ 1 của lớp 1 rồi còn khoe nhau om xòm, trong khi việc học trước có thể dẫn đến việc thiếu tập trung về dài của trẻ.
Cùng với đó, nhiều người khoe các trang chữ viết, các bài tập làm toán trong sách lớp 1 của của con vừa kết thúc mầm non.
Thậm chí có bé vừa xong lớp Chồi, chuẩn bị lên lớp Lá đã được bố mẹ khoe... viết trôi, tính thạo.
Bố mẹ có người than con mình chưa viết, chưa tính được như vậy. Có người lại khoe... con mình viết đẹp hơn, nét hơn.
Cứ vậy, chữ viết, bài tập Toán của một đứa bé mầm non được đưa ra phân tích, mổ xẻ.
Nhiều phụ huynh khoe con đang học mầm non đã đọc giỏi, viết thạo, làm được các bài tập trong sách lớp lớp 1.
Không chờ đến 5 tuổi, nhiều đứa trẻ khi mới 3 - 4 tuổi đã được bố mẹ đẩy đến các lớp học chữ hoặc tìm giáo viên về nhà kèm. Nhiều năm trở lại đây, không dừng lại ở việc học chữ trước, nhiều đứa trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đã được phụ huynh "gói gọn" xong chương trình lớp 1.
Nguy hiểm cho con đường học tập lâu dài của trẻ
Lâu nay, nhiều người than con phải học chữ trước khi vào lớp 1 vì con ai cũng học chữ trước, sợ con mình thành "lạc loài", bị cô giáo kỳ thị... Vậy nhưng, việc học chữ trước giờ đây bị nhiều gia đình tiếp tục đẩy lên thành học trước chương trình.
Không còn là chuyện sợ con mình không theo kịp bạn bè, theo một hiệu trưởng ở TPHCM, nhiều phụ huynh có tâm lý con mình phải hơn con người.
Nhiều người thấy những đứa trẻ khác đọc trôi, tính thạo trước thì sốt ruột không yên, nhiều người chạy đua cho bằng được để con mình phải vượt trội hơn bạn bè cùng lứa. Họ bất chấp việc này có cần thiết, có tốt cho trẻ hay không.
Trẻ luyện chữ trước khi vào lớp 1 (Ảnh minh họa)
Trao đổi về việc trẻ mầm non được bố mẹ cho học trước chương trình lớp 1, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, phụ huynh không nên dạy hay cho con học trước chương trình trước khi vào lớp 1.
Điều này trước hết xuất phát từ thể chất, tâm lý của trẻ. Người dạy thiếu kỹ năng sư phạm dạy không đúng cách có thể tác động tiêu cực đến trẻ, ảnh hưởng đến việc học lâu dài về sau của trẻ.
"Bố mẹ cho con học trước chương trình, nhiều người ngộ nhận con mình là giỏi, là khác biệt, là thần đồng này nọ... Từ đó, có thể kéo theo đánh giá, nhìn nhận về trẻ không phù hợp, rất áp lực cho các con", ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT TPHCM.
Ông Vinh cho hay, bố mẹ cần giữ tuổi thơ cho con, đừng ép trẻ kéo theo những áp lực, căng thẳng không đáng có.
Lứa tuổi này, bố mẹ có thể cho con học thêm về năng khiếu để các con có thêm có những cảm thụ về nghệ thuật, từ đó phát hiện về thiên hướng, khả năng của con. Hoặc là chú trọng đến rèn con các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi.
Tràn lan giấy khen mỗi mùa bế giảng: Đã lỗi thời, cần thay đổi thế nào? Nhiều chuyên gia mong muốn, Bộ GD&ĐT có thêm cách khen thưởng mới, phù hợp với độ tuổi và việc học của học sinh, tránh lạm dụng giấy khen tràn lan mỗi mùa bế giảng. TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục, nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, kết thúc năm học, không ít trường phát giấy khen...