Nóng lòng tìm “thầy Tây” dạy tiếng Anh cho con, phụ huynh cẩn thận “sập bẫy” từ những lời quảng cáo ngon ngọt bùi tai
Lợi dụng tâm lý “sính ngoại”, hiện nhiều trung tâm tiếng Anh đã đưa ra chương trình học với giáo viên bản ngữ. Để thu hút học viên, không ít chiêu trò đã được họ tung ra để dụ phụ huynh “mắc bẫy”.
Từ lỗ hổng “chỉ quan tâm có giáo viên nước ngoài hay không?”
Chia sẻ với PV Em Đẹp, hầu hết phụ huynh có nhu cầu đăng ký cho con học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài đều cho biết họ quan tâm đến việc lớp có giáo viên nước ngoài dạy hay không?
Người nào cẩn thận thì hỏi giáo viên đến từ nước nào, nam hay nữ, tuổi tác. Tuy nhiên, những yếu tố quan trọng như bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệp giảng của giáo viên người nước ngoài thì bị bỏ ngỏ.
Đây cũng chính là lỗ hổng để nhiều trung tâm ngoại ngữ gắn mác “100% lớp có giáo viên nước ngoài” tung hoành.
Chị Nguyễn T. Thủy (Q. Ba Đình, Hà Nội) – một nạn nhân từng “sập bẫy” chiêu quảng cáo này bày tỏ nỗi bức xúc về chất lượng giáo viên người nước ngoài không đúng như trung tâm quảng cáo.
Chất lượng của giáo viên người nước ngoài trong lớp tiếng Anh cho trẻ vẫn là một câu hỏi lớn. Ảnh minh họa.
Hè này, chị Thủy đăng ký cho con gái 5 tuổi đi học tiếng Anh với người nước ngoài trong dịp hè vì tin vào lời quảng cáo “100% giáo viên nước ngoài”. Trong ba buổi học thử, chị Thủy đi học cùng con thì thấy giáo viên đứng lớp là người Úc, phát âm chuẩn, dạy rất thu hút trẻ. “Ưng” ưu điểm này, chị đã đăng ký cho con học khóa 3 tháng.
Tuy nhiên, sau đó mọi thứ không như kỳ vọng. Chị thấy con phát âm sai liên tục, không đúng trọng âm. Bất ngờ đi học cùng con, chị Thủy tá hỏa nhận ra giáo viên đứng lớp là người khác. Trung tâm thanh minh “do giáo viên người Úc bận, không đứng lớp thường xuyên được”.
Sau khi tìm hiểu, chị Thủy nhận ra hóa ra giáo viên người Úc trong 3 buổi học thử chỉ là một chiêu để tạo sự tin tưởng cho phụ huynh mà thôi.
“ Thầy Tây” cũng có nhiều dạng khác nhau
Dù lớp học có “thầy Tây” luôn là tiêu chí hàng đầu khi phụ huynh lựa chọn lớp và đăng ký cho con theo học thế nhưng hầu hết phụ huynh gần như không có thông tin về người đứng lớp.
Chị Nguyễn Thu Trang (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng có một thời gian làm công sắp xếp lịch dạy học cho giáo viên tại một trung tâm tiếng Anh tại Hà Nội tiết lộ, với những khóa học dành cho trẻ, khung chương trình chủ yếu là vừa chơi vừa học.
Hơn nữa các bé cũng chưa ý thức được về việc giáo viên có dạy tốt không nên chất lượng giáo viên bản ngữ bị “thả nổi”, đôi khi họ chỉ là sinh viên đang đi du lịch, Tây ba lô… chứ không hề “cao siêu, thần thánh” như lời quảng cáo.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hà, giám đốc điều hành một hệ thống trung tâm tiếng Anh tại Hà Nội cũng tiết lộ thêm đa phần các trung tâm thường tuyển giáo vên thông qua công ty cung cấp dịch vụ giáo viên nước ngoài.
Video đang HOT
Bởi để trung tâm đủ điều kiện tuyển giáo viên nước ngoài vê giảng dạy khá ngặt nghèo. Ngoài yêu cầu về trình độ, bằng cấp, chứng chỉ còn phải quan tâm đến tư cách pháp nhân, pháp lý của giáo viên, chưa kể các chi phí như xin visa, thủ tục tại đại sứ quán, ăn ở…
Ít trung tâm Anh ngữ làm được điều này mà họ “đá” quả bóng trách nhiệm sang một đơn vị khác. Để đáp ứng số lượng học viên luôn gia tăng, đặc biệt là trong dịp hè, trung tâm tiếng Anh còn phải tuyển “chui” kể cả Tây ba lô đang du lịch tại Việt Nam. Chính vì điều này mà dẫn đến sự thiếu hụt, không ổn định về mặt giáo viên người nước ngoài đứng lớp như phụ huynh đã phản ánh.
Theo kinh nghiệm của các bậc phụ huynh và những người đã từng trải trong nghề, giáo viên nước ngoài cũng có nhiều dạng khác nhau.
Vì vậy, nếu phụ huynh có nhu cầu cho con theo học với giáo viên nước ngoài tại các trung tâm ngoại ngữ nên yêu cầu trung tâm cung cấp các thông tin chi tiết về giáo viên như quốc tịch, trình độ đã tốt nghiệp Đại học hay có chứng chỉ sư phạm tại các nước sở tại hay chưa; các chứng chỉ giảng dạy Anh ngữ quốc tế; kinh nghiệm dạy học…
Bước tiếp theo, phụ huynh cho con học thử, làm cam kết giáo viên đứng lớp với trung tâm rồi mới quyết định đăngký cho con em mình theo học để tránh cảnh tiền mất mà ngoại ngữ vẫn là “ngại ngữ”.
Thu Hà
Theo emdep.vn
Nói câu này không đúng cách, bạn sẽ hại con hơn là giúp con được an toàn
Không có gì sai với câu nói "Cẩn thận con nhé" bởi ý định của bạn hoàn toàn tốt. Nhưng trẻ cần nhiều thông tin hơn thế.
Bất cứ khi nào bọn trẻ ra khỏi nhà đi chơi, cha mẹ cũng cảm thấy nhu cầu phải bảo đảm an toàn cho trẻ. Một cách bản năng, phụ huynh luôn nhắc trẻ phải cẩn thận. Làm như vậy, họ đã truyền cho trẻ cảm nhận về sự thận trọng để trẻ không bị thương. Khi trẻ chuẩn bị chơi, cha mẹ nhắc: "Cẩn thận con nhé". Khi trẻ nhập hội với trẻ con hàng xóm đi đạp xe, cha mẹ nhắc: "Cẩn thận con nhé". Khi trẻ chạy nhảy tung tăng khắp sân, trèo lên cầu thang, lên cây, dùng dao, kéo sắc để làm thủ công, cha mẹ lại nhắc: "Cẩn thận con nhé".
Cha mẹ là những người bảo vệ con cái. Để ngăn trẻ không làm thương chính mình, cha mẹ nỗ lực sử dụng ngôn ngữ cảnh báo để giúp trẻ hạn chế tối đa nguy cơ gặp sự cố. Vấn đề nằm ở chỗ câu nói "Cẩn thận con nhé" chung chung và được sử dụng phổ biến tới nỗi trẻ trở nên miễn nhiễm với nó.
Nói "Cẩn thận con nhé" với trẻ đã trở thành thói quen của cha mẹ
Kể từ khi con còn rất nhỏ, việc để mắt tới và bảo đảm an toàn cho con là trách nhiệm bản năng của cha mẹ. Nhưng khi trẻ lớn dần lên, chúng cần có thêm chút tự do. Cha mẹ không thể theo sát con mọi lúc mọi nơi nữa. Khi sự giám sát giảm đi, cha mẹ tìm những cách khác để trông chừng con.
Một số phụ huynh giúp con thấm nhuần tinh thần cảnh giác bằng cách đưa ra những lựa chọn. Họ có thể nói trẻ đi bộ thay vì chạy trên đường phố. Luôn quan sát cả 2 hướng. Đứng lại và để xe đi qua thay vì cố gắng "cướp đường". Những phụ huynh khác đi đường tắt, họ đơn giản là nói với con "Cẩn thận con nhé".
Có 1 lý do việc này đã trở thành thói quen với không ít cha mẹ. Bởi chính chúng ta, khi còn nhỏ, cũng đã được nhắc nhở như thế. Câu nói này luôn được thốt lên với ý định nhắc nhở con trẻ khi chúng chuẩn bị thực hiện những hoạt động tiềm ẩn nguy hiểm.
Câu nói "Cẩn thận con nhé" chẳng có ý nghĩa gì
Nhưng ngôn từ mang tính phòng ngừa như "Cẩn thận con nhé" chỉ có ích khi nó được giải thích một cách chính xác. Không có bất cứ chi tiết hay hướng dẫn cụ thể nào, trẻ không biết chúng cần cẩn thận thứ gì. Việc phụ huynh nên làm là giải thích cho trẻ cần cẩn thận điều gì, lý do tại sao, chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng không hành động một cách cẩn trọng?
Không có lý giải chính xác, trẻ có thể bắt đầu coi mọi thứ đều là mối đe dọa. Sự mập mờ của câu nói "Cẩn thận con nhé" được trẻ hiểu thành: phải cảnh giác với tất cả mọi thứ xung quanh vì chúng đều nguy hiểm. Khi giá trị này được truyền dẫn vào tâm trí trẻ từ khi còn nhỏ, chúng có thể lớn lên và tin rằng, không có gì an toàn.
Trẻ có thể bị ám ảnh và trở nên yếu đuối, dễ sai bảo. Trẻ có thể không hào hứng tham gia các hoạt động thể chất vì chúng tiềm ẩn nguy cơ bị thương. Trẻ sẽ không bước ra khỏi vùng an toàn bởi như thế là quá đáng sợ.
An toàn là quan sát từ bên ngoài
Trẻ cần tự do để mắc một số sai lầm và học hỏi từ sai lầm đó. Nếu bạn khiến trẻ tin rằng, không có gì an toàn, chúng sẽ tin rằng, cách duy nhất để tồn tại và sống sót là tránh rủi ro bằng mọi cách có thể.
Khi được bao bọc để đảm bảo an toàn, trẻ có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Bằng cách luôn ở thế cẩn trọng, đề phòng, trẻ sẽ lớn lên và nhất quyết chỉ tham gia những hoạt động mà chúng biết chắc sẽ ổn định và không tiềm ẩn rủi ro. Nhưng thực tế là chẳng có gì chắc chắn hết. Luôn có một mức độ rủi ro nào đó bất kể bạn có cẩn trọng đến đâu.
Quá cẩn thận sẽ khiến cơ hội bị vuột mất và thành công càng trở nên xa vời (Ảnh minh họa).
Để thành công trong đời, bạn phải chấp nhận rủi ro, mạo hiểm. Cơ hội, về bản chất, tương đồng với rủi ro. Có khả năng nó sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp nhưng khả năng ngược lại cũng có thể xảy ra. Quá cẩn thận sẽ khiến cơ hội bị vuột mất và thành công càng trở nên xa vời. Thành công không bao giờ đến với những người quá sợ hãi để theo đuổi nó. Những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm là những người sẽ thành công sau này trong đời.
Nếu trẻ được nuôi dạy để lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi điều chúng không biết và không bao giờ dám mạo hiểm, chúng có thể cứ thế sống một cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt. Chúng sẽ không bao giờ có tham vọng vươn tới sự vĩ đại. Thay vào đó, chúng dành cuộc đời mình để đắm chìm trong sự tiếc nuối về những cơ hội mà chúng đã bỏ lỡ và ước ao mình đã quyết tâm hơn.
Hãy chỉ dẫn, đừng cảnh báo
Hãy để trẻ biết hành động cẩn trọng nhưng cũng đừng khiến trẻ sợ bị ngã. Chúng cần học cách đứng dậy sau khi bị ngã, phủi bụi khỏi quần áo, xem xét các vết trầy xước và tiếp tục tiến bước.
Khi nhắc trẻ cẩn thận, hãy giải thích thật rõ ràng, cụ thể. Mô tả về tình huống trẻ có thể đối mặt và điều chính xác mà trẻ phải cẩn trọng là gì. Đừng trao cho trẻ cảm giác mơ hồi, sai lệch về hiểm hoạ. Nói với trẻ tại sao hoạt động này lại nguy hiểm, nhưng đừng giới hạn lựa chọn của trẻ. Vẫn cho phép trẻ tham gia hoạt động, cho phép trẻ tự khám phá những giới hạn và phát triển tinh thần cảnh giác của mình.
Nói với trẻ tại sao hoạt động này lại nguy hiểm, nhưng đừng giới hạn lựa chọn của trẻ (Ảnh minh họa).
Sau đây là một số câu nói mà bạn có thể dùng khi cần nhắc nhở con cẩn thận về điều gì
1. Nhớ tập trung vào việc con đang làm.
2. Quan sát những người khác và cho họ nhiều không gian để tránh va chạm giữa con và họ.
3. Tự kiểm tra lẫn nhau. Hãy đảm bảo ai cũng vui.
4. Con hãy di chuyển chậm và cẩn thận khi ở gần...
5. Khối đá đó trông rất nặng đấy. Con có thể xoay xở được không?
6. Nhìn xung quanh con trước khi ném vật gì đó nhé!
7. Làm như vậy, con thấy an toàn chứ? (trong khi con đang trèo lên thứ gì đó).
8. Hãy đảm bảo rằng con có không gian đủ rộng trước khi chạy với một cây gậy trong tay.
9. Luôn giữ một đầu gậy trên mặt đất.
10. Đừng chạy gần bể bơi nhé.
11. Quan sát bạn bè con, có thể các bạn không để ý thấy con đâu.
12. Nếu đồ chơi của con bị văng ra đường, hãy gọi người lớn lấy giúp.
13. Nói với các bạn nếu con không thích cách các bạn chơi.
14. Chú ý khi con trèo leo. Như vậy, con sẽ không bị trượt chân.
15. Cứ từ từ thôi con, không việc gì phải vội.
Theo Helino
Trung tâm tiếng Anh 'bao' điểm IELTS đã trả lại tiền phụ huynh Được trung tâm RES 'cam kết điểm IELTS đầu ra', nhiều phụ huynh đã chi hơn trăm triệu cho con theo học. Song họ thất vọng vì mọi thứ không như hình dung. ảnh minh họa Phụ huynh cho biết ngày 13-3, Chi nhánh công ty TNHH một thành viên giáo dục RES đã mời phụ huynh lên thanh lý hợp đồng. Theo...