Nóng kinh hoàng ở châu Âu: Nhiều sân bay hỗn loạn, hành khách ngất xỉu
Tại sân bay Gatwick ở thủ đô London của Anh đã có hành khách ngất xỉu vì nắng nóng do không có điều hòa nhiệt độ.
Nắng nóng cũng gây tình trạng hỗn loạn tại nhiều sân bay khác ở châu Âu.
Nhiều sân bay ở Anh đông đúc trong mùa hè này – Ảnh: STORY PICTURE AGENCY
Khu vực tây nam châu Âu đang trải qua đợt sóng nhiệt chưa từng có, với nhiệt độ tăng cao tại nhiều nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp…
Theo kênh Euro News ngày 18-7, ít nhất 360 người đã thiệt mạng ở Tây Ban Nha kể từ ngày 10-7 và 659 người thiệt mạng ở Bồ Đào Nha (nơi nhiệt kế ghi nhận tới 46 độ C) do nhiệt độ cao.
Video đang HOT
Tại Anh, các chuyên gia dự báo ngày nóng kỷ lục sẽ diễn ra trong tuần này, với nhiệt độ có thể lên tới 41 độ C. Trong khi đó, Pháp phát cảnh báo đỏ tới hơn một chục khu vực.
Và trong bối cảnh mọi người tìm cách thoát khỏi cái nóng bằng cách lên máy bay đi du lịch, tình trạng hỗn loạn ở sân bay đã khiến một số hành khách phải chịu đựng cái nóng trong lúc chờ đợi.
Theo Euro News, tại sân bay Gatwick ở Anh, hành khách tường thuật có người đã ngất xỉu vì nóng sau khi xếp hàng ở cổng mà không có máy điều hòa nhiệt độ vào hôm 16-7. Trang MyLondon.news cũng cho biết hành khách tại sân bay Gatwick đã phải chờ đợi trong cái nóng oi bức và hành khách ngất xỉu.
Chia sẻ trên Twitter, một hành khách mô tả tình hình tại sân bay Gatwick lúc đó “hoàn toàn hỗn loạn” và nhiệt độ bên trong rất nóng bức. Những người khác nói rằng bên trong nhà ga rất nóng và các hành khách cảm thấy “không khỏe” vì nhiệt độ cao.
Một hành khách khác – đi máy bay hãng hàng không giá rẻ EasyJet (Anh) – cho biết đã bị mắc kẹt tại cầu thang ở cổng khởi hành của họ.
Hành khách này viết trên Twitter: “Tôi muốn biết liệu việc nhốt 40 người trên một cái cầu thang có ổn không? Chúng tôi vẫn ở đây sau khi dự định khởi hành lúc 5h55 sáng”.
Người dân đi tắm biển giữa cái nóng tại vịnh Viking ở Broadstairs (Anh) hôm 17-7 – Ảnh: REUTERS
Để đối phó với tình trạng hỗn loạn ở sân bay gần đây, sân bay Heathrow ở Anh khuyến cáo hành khách nên đến không quá 3 giờ trước khi chuyến bay khởi hành.
Tại Pháp, giữa cái nóng khắc nghiệt vào tuần trước, hành khách ở sân bay Toulouse Blagnac đã phải chờ đợi trong sự ngột ngạt mà không có thức ăn hoặc nước uống, và sau đó nhận được thông tin chuyến bay đã bị hủy.
Hành khách cũng phải xếp hàng giữa cái nóng tại sân bay Schiphol ở Hà Lan. Nhân viên đã phát nước và kem cho những người xếp hàng trong thời tiết nóng. Họ phát quạt và lều cũng đã được dựng lên bên ngoài để giúp mọi người tránh nắng.
Trang tin The Daily Beast cho rằng nhiệt độ cao và hạn hán trên khắp châu Âu đang đe dọa sự phục hồi của ngành du lịch tại đây.
Đức: Sân bay Frankfurt giảm lưu lượng chuyến bay do thiếu nhân viên
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 16/7, Fraport AG - Đơn vị điều hành sân bay Frankfurt - thông báo do tình trạng thiếu nhân sự liên tục gây ra sự cố gián đoạn trên diện rộng các hoạt động bay, Fraport AG sẽ tìm cách cắt giảm số lượng chuyến bay từ sân bay được coi là lớn nhất nhì châu Âu này.
Theo đó, Fraport sẽ gửi đơn lên Bộ Giao thông Vận tải Đức vào đầu tuần tới để xin giảm số chuyến bay từ 96 xuống 88 chuyến/giờ.
Khách hàng chờ làm thủ tục tại sân bay Frankfurt am Main, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Ông Jens Ritter, quan chức Lufthansa, hãng hàng không quốc gia Đức sử dụng sân bay Frankfurt như "sân nhà" cho biết quyết định của nhà điều hành là đúng đắn. Trong một tuyên bố cùng ngày, ông Ritter khẳng định việc buộc phải hủy hoãn chuyến bay đang khiến hàng nghìn hành khách thất vọng, thậm chí gây thêm rất nhiều công việc phát sinh cho nhân viên cũng như hàng triệu euro chi phí bổ sung. Lufthansa là 1 trong những hãng phải hủy nhiều chuyến bay nhất với hàng nghìn chuyến trong những tuần qua, trong đó rất nhiều chuyến đến và đi từ Frankfurt. Do đó việc giảm số chuyến bay trong bối cảnh "quá tải hàng không" là cần thiết tại thời điểm hiện nay.
Nhu cầu đi lại cả đường bộ và đường không đã tăng trở lại sau khi các biện pháp hạn chế phòng chống dịch bệnh COVID-19 được gỡ bỏ. Không chỉ Frankfurk, nhiều sân bay và hãng hàng không châu Âu khác cũng đang phải vật lộn với tình trạng tắc nghẽn và thiếu hụt nhân viên, dẫn đến việc xếp hàng dài và gián đoạn đi lại trong giai đoạn cao điểm mùa Hè.
Để giảm bớt hệ lụy từ lạm phát do giá năng lượng, khí đốt tăng cao, và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm chi phí đi lại và bảo vệ môi trường, Hiệp hội các công ty vận tải Đức (VDV) đã kêu gọi Chính phủ nước này phát hành vé tháng lâu dài 69 euro/tháng, thay thế cho vé 9 euro/tháng, được nhà nước trợ giá chỉ áp dụng trong 3 tháng Hè trên tất cả các phương tiện công cộng. Cũng giống như vé 9 euro, hành khách sử dụng vé 69 euro sẽ có thể đi mọi phương tiện giao thông trên khắp nước Đức chứ không như loại vé chỉ có thể đi trong từng vùng được sử dụng trước khi Chính phủ phát hành loại vé 9 euro/tháng.
Theo ông Wolff, nếu được thông qua, VDV có thể phát hành loại vé mới từ ngày 1/9 tới. Tuy nhiên, vẫn phải cần sự đồng thuận của các chính trị gia. Các công ty vận tải ước tính để thực hiện kế hoạch mới sẽ cần khoảng 2 tỷ euro/năm và số tiền này có thể được lấy từ phần còn lại của các quỹ thuộc gói cứu trợ COVID-19 của Chính phủ từ năm 2022.
VDV cho biết có 31 triệu người đã sử dụng giá vé rẻ 9 euro trong tháng 6 vừa qua và cho đến nay có một số bằng chứng cho thấy tình trạng giao thông ùn tắc đã giảm bớt trên nhiều tuyến đường của Đức. Hiện Bộ trưởng Giao thông Vận tải Volker Wissing (thuộc đảng Dân chủ Tự do - FDP) và lãnh đạo đảng Xanh Ricarda Lang và nhiều Nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đứng đầu trong Liên minh cầm quyền đều lên tiếng ủng hộ mô hình vé 69 euro mới này.
Quá tải đi lại hậu COVID-19, các sân bay châu Âu rơi vào cảnh hỗn loạn Dòng người nối đuôi nhau tại các sân bay giữa các chồng hành lý thất lạc xếp cao ngất ngưởng báo hiệu một mùa hè đi lại hỗn loạn đối với nhiều hành khách châu Âu. Người xếp hàng ngay từ ngoài nhà ga sân bay Schipol chờ làm thủ tục. Ảnh: AP Để có thể lên được chuyến bay tới Athens (Hy...