Nóng hổi “châm ngôn” của học trò Gia Định trong lễ khai giảng
“Dù bí không lui/ Dù thua không lùi”, “Có thể không bằng ai nhưng có 1-0-2″, “Một lý do để sống – Một lý do để ước mơ”…. Ngày khai giảng, học sinh các lớp tại Trường THPT Gia Định – ngôi trường truyền thống của TPHCM – đã nâng cao những khẩu hiệu mang ý nghĩa, giá trị sống mang hơi thở cuộc sống
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đánh trống khai trường tại Trường THPT Gia Định, TPHCM. Ngôi trường thành lập từ năm 1956, nằm trong top 200 Trường THPT tốt nhất nước.
Nói về cách mạng 4.0 trong việc học, Bí thư Nguyễn Thiên Nhân chỉ ra 4 vai trò của việc học: Học để trở thành công dân tốt. Học để có việc làm tốt theo khả năng của mình. Đặt biệt, ông nhấn mạnh giáo dục còn ít đề cập đến vai trò của việc học là để làm con hiếu thảo, học vợ chồng nghĩa tình, làm cha mẹ biết thương và dạy con. Học để có khả năng đóng góp cho thành phố, cho quê hương, cho nhân loại phát triển.
Trong lễ khai giảng, bảng tên của mỗi lớp đều kèm những câu khẩu hiệu, châm ngôn do học sinh thiết kế, lựa chọn
Những câu khẩu hiệu mang giá trị khẳng định bản thân, cá tính của từng khối, lớp
Video đang HOT
Hay mang ý nghĩa về những giá trị, khát vọng sống của tuổi trẻ mang hơi thở thời đại
“Dù bí không lui/Dù thua không lùi” – Khẩu hiệu của Lớp 10 chuyên Lý
Hân hoan trong lễ khai giảng.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Hình ảnh học sinh lớp một vùng cao bỡ ngỡ ngày khai giảng
Trong ngày khai giảng - "toàn dân đưa trẻ đến trường", những học sinh vùng cao xã Đak Ang (Ngọc Hồi, Kon Tum) khoác trên mình cũng bộ quần áo mới, được bố mẹ đến dân đến trường. Tuy vậy, nhiều em vẫn chưa có quần áo, các em đều chung nét mặt lo lắng, bỡ ngỡ...
Các em học sinh xã Đak Ang (Ngọc Hồi) thường sống trong những bản làng men theo các sườn đồi, quen với cảnh hoang dã, tự do. Khi ngày khai giảng được bố mẹ cầm tay dân dẫn trường thì các em đều có cảm giác bỡ ngỡ, ngại ngùng, nắm chặt lấy bàn tay bố mẹ không chịu buông.
Theo ghi nhận PV Dân trí, đa số các em học sinh trên địa bàn xã Đak Ang đều là con em đồng bào người Xê-Đăng. Cũng vì vậy mà đời sống bà con khó khăn, trang phục các em học sinh vào lớp 1 cũng khoác trên mình cũng bộ quần áo cũ, áo thường hoặc những chiếc áo mẫu giáo còn sót lại.
Cô Huỳnh Thị Duy Lan- Hiệu trưởng Trường TH Đak Ang cho biết: "Năm nay, trường đón hơn 90 em học sinh vào lớp 1. Đa số em đều có hoàn cảnh khó khăn, người đồng bào Xê Đăng đến từ các làng vùng khó như Đak Giá 1, Đak Giá 2, Long Dôn...Chính vì vậy, quần áo, sách vở các em đều thiếu thốn.
Trước những khó khăn đó, chính quyền, cơ quan trên địa bàn đã cũng chung tay để hỗ trợ sách vở, quần áo... cho em có điều kiện tốt nhất trong ngày khai trường...".
Theo báo cáo của phòng GD-ĐT huyện Ngọc Hồi, năm học 2018-2019 trên địa bàn huyện có 36 trường: 13 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 9 trường THCS. Trong đó, có 481 lớp/14.830 học sinh.
Chùm ảnh đón học sinh vào lớp học của ngôi trường vùng cao
Nhiều em học sinh chưa kịp có quần áo trong ngày khai trường
Những học sinh lớp 1 được phụ huynh dẫn đến trường
Nét mặt lo lắng hiện rõ lên mặt các em
Nhiều em mang đồ thường trong ngày khai trường
Đón các em học sinh lớp 1 vào trường
Những em học sinh vùng cao nắm tay nhau bước vào lớp 1 trong niềm vui
Các em học sinh bước vào lớp 1 được tạo mọi điều kiện tốt nhất
Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật được nhà trường và các bạn giúp đỡ
Lãnh đạo nhà trường đón các em vào năm học mới
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Hình ảnh gây xúc động trong ngày khai giảng vùng cao: Học sinh Lai Châu mừng năm học mới bên bãi đất trống ven sông Các em học sinh ở Mường Tè - Lai Châu đã trải qua một ngày khai giảng đơn giản tới mức khiến nhiều người cảm thấy xót xa. Sáng hôm nay - 5/9, học sinh cả nước nô nức tới trường dự lễ khai giảng. Học sinh vùng núi cũng như vùng xuôi, hải đảo cũng như đất liền, ở đâu cũng ngập...