Nóng: Hàng trăm nghìn học sinh khắp thế giới đồng loạt rời lớp học trong ngày hôm nay (15/3)
Gần 2.000 cuộc biểu tình sẽ diễn ra tại 106 quốc gia trong khuôn khổ phong trào Global Climate Strike.
Hàng trăm nghìn học sinh tại hơn 100 quốc gia đã, đang và sẽ tạm thời rời lớp học hôm nay (15/3) để xuống đường biểu tình. Đây là chuỗi sự kiện mang quy mô toàn cầu nằm trong chiến dịch Global Climate Strike (tạm dịch: Biểu tình vì khí hậu toàn cầu), kêu gọi các chính phủ nỗ lực hơn nữa để bảo vệ môi trường Trái đất.
Bắt nguồn từ cuộc biểu tình cá nhân của Greta Thunberg trước cửa Quốc hội Thụy Điển vào năm ngoái, Global Climate Strike đã lan rộng ra khắp các châu lục, thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn trường học.
Các học sinh tiểu học tại Australia cũng tham gia biểu tình
Cuộc biểu tình toàn cầu ngày 15/3 được kỳ vọng sẽ là sự kiện lớn nhất cho tới nay của phong trào. Nó diễn ra trong bối cảnh môi trường và khí hậu toàn cầu đang phải đối mặt với những nguy cơ vô cùng cấp bách. Tổ chức Ân xá quốc tế cảnh báo, việc các chính phủ thế giới thất bại, không thể tìm ra được những biện pháp hiệu quả để giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường, có thể dẫn tới “một trong những hành động vi phạm nhân quyền xuyên thế hệ lớn nhất trong lịch sử”.
Ông Kumi Naidoo, Tổng Thư ký Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết: “Thật đáng tiếc khi trẻ em phải hy sinh những ngày học của mình để yêu cầu người lớn làm những việc đúng đắn. Tuy nhiên, họ biết được, sự thiếu hoạt động trong hiện tại sẽ dẫn tới những hậu quả như thế nào cho chính bản thân họ và các thế hệ tương lai. Đây nên là khoảnh khắc để cho giới chính trị tự xem lại bản thân mình”.
Video đang HOT
Theo kế hoạch sẽ có tới 1.693 cuộc biểu tình được tổ chức tại 106 quốc gia trên khắp thế giới. Không chỉ nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ các trường học tại châu Âu và châu Mỹ, sự hiện diện của các học sinh – sinh viên châu Á cũng có quy mô lớn. Theo CNN, có 33 sự kiện diễn ra tại Ấn Độ, 55 tại Australia, 11 tại Philippines, cùng các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Sri Lanka…
Các học sinh – sinh viên Thái Lan
Học sinh Hàn Quốc cũng tham gia biểu tình vì môi trường (ảnh: CNN)
Nữ sinh cấp ba Seu-gyung Kim, 17 tuổi – người tham gia biểu tình tại Seoul với nhóm hoạt động môi trường Youth for Climate Action chia sẻ: “Tôi không biết tại sao chính phủ không đầu tư vào lĩnh vực tái tạo năng lượng nữa, nhưng lại vẫn đổ tiền vào các nhà máy chạy bằng than”.
Tổ chức Năng lượng quốc tế thống kê, chỉ mới 2% ngành năng lượng của Hàn Quốc là có thể tái tạo được.
Tính đến 11h sáng thứ Sáu, theo cập nhật của CNN, các cuộc biểu tình đã bắt đầu diễn ra rất rầm rộ tại New Zealand và Australia; trong đó, có tới 20.000 học sinh – sinh viên đã đổ xuống các đường phố của Melbourne.
Hàng chục nghìn học sinh – sinh viên đổ xuống các đường phố của Melbourne
Minh Đức
Theo Baotoquoc
Nữ sinh "ép" EU chi hàng trăm tỉ USD cứu trái đất
Nữ sinh 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg - người truyền cảm hứng cho phong trào toàn cầu của những trẻ em chống lại biến đổi khí hậu - vừa nhận được cam kết của các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhằm chi hàng trăm tỉ USD để chống lại sự ấm lên toàn cầu trong thập kỷ tới.
Phát biểu bên cạnh Thunberg tại Brussels - Bỉ hồi tuần rồi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker khẳng định trong giai đoạn tài chính tới từ năm 2021 tới 2027, 1/4 ngân sách của EU sẽ hướng tới các hành động để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu đề xuất ngân sách của EU vào khoảng 1.000 tỉ euro (tương đương 1.130 tỉ USD) trong khoảng thời gian 7 năm nói trên.
Greta Thunberg (giữa) cùng các học sinh biểu tình tại Bỉ kêu gọi ứng phó biến đổi khí hậu. Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, Thunberg có mặt tại Brussels lần này để tham gia tuần biểu tình thứ bảy của trẻ em Bỉ trong phong trào nghỉ học để chống lại sự nóng lên toàn cầu. Hơn 10.000 học sinh, trong đó nhiều em mang theo những biểu ngữ viết rằng "Hãy ngừng phủ nhận trái đất đang chết dần", tuần hành trên khắp nước Bỉ trong tuần rồi, trong đó có thủ đô Brussels và TP Ghent, miền Tây nước này. Thunberg nói rằng những người trẻ tuổi khắp thế giới muốn giới chính khách chú ý tới cảnh báo của các nhà khoa học về tình trạng biến đổi khí hậu. "Hãy nói chuyện với các nhà khoa học, lắng nghe họ" - Thunberg nói tại phiên họp của Hội đồng Kinh tế Xã hội châu Âu (EESC) hôm 21-2.
Trong suốt năm vừa qua, vào mỗi thứ sáu, Thunberg lại dành 1 ngày để biểu tình bên ngoài Quốc hội Thụy Điển. Nữ sinh này cho biết cô và hàng trăm bạn trẻ khác sẽ tiếp tục hoạt động như vậy hằng tuần để thức tỉnh giới chính khách về bảo vệ môi trường. Các học sinh ở Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Úc cũng đang theo chân nữ sinh Thụy Điển tiến hành bãi khóa để đòi chính phủ phải đạt bằng được những mục tiêu ngăn chặn khí thải carbon khiến trái đất nóng lên.
Theo Nguoilaodong
14 năm sau thảm họa đại sóng thần Ấn Độ Dương: Indonesia vẫn sống trong lo sợ Ngày 26/12/2004, động đất 9,2 độ richter tại Ấn Độ Dương tạo ra cơn đại sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225 nghìn người, trong đó Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất. 14 năm sau thảm họa kinh hoàng này, người dân Indonesia tiếp tục sống trong nỗi lo sợ của các...