Nông dân “bó tay” với chuột: Vì đâu nên nỗi?
Không chỉ thiếu nước, vụ đông xuân đang gặp nhiều khó khăn khi lúa, hoa màu đã và đang bị chuột hoành hành, cắn phá, không ít diện tích đã phải cắt lúa cho bò ăn. Nông dân đang “bó tay” với nạn chuột!
Trên khắp các cánh đồng, câu chuyên thời sự lúc này của nông dân là chuột. Nhà nhà, người người đang tìm hang đào chuột cứu lúa, bã chuột đặt chi chít khắp bờ ruộng, lối đi, đâu cũng thấy cờ, bù nhìn đuổi chuột bay phần phật trong gió.
Dẫn theo ba chú chó, lão nông Nguyễn Văn Tâm ở thôn Độc lập, xã Tịnh Ấn Tây (TP. Quảng Ngãi) đang hì hục đào hang chuột. Ông Tâm cho biết: “Chiều nào cũng đánh bã, từ đầu vụ đến nay, chuột sinh sôi nhiều vô kể, đào hang nào cũng thấy vài chục con chạy đầy đồng diệt không xuể. Ba sào lúa của tôi sát bờ mương bị phá nát”.
Nông dân đang vất vả vì suốt ngày đào hang tìm chuột.
Trên khắp các cánh đồng, nhiều diện tích lúa bị khô nước, nhiễm đạo ôn cháy lá đỏ hoe, bị chuột tàn phá tơi tả. Người dân đã diệt chuột bằng nhiều cách như dẫn cho đi săn bắt, đánh bã thuốc kẽm, bã sinh học, đổ nhớt, thậm chí là rải vôi… nhưng không mấy hiệu quả.
“Chưa bao giờ thấy chuột xuất hiện nhiều như hiện nay. Đã thiếu nước còn bị đạo ôn, chuột hoành hành. Nông dân bó tay! Nhiều đám ruộng đã phải cắt cho bò ăn!”- lão nông Trần Đình Hương ở đội 15, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) lắc đầu ngao ngán.
Từ đồng bằng đến miền núi, nông dân đang “điên đầu” vì chuột. Hơn 110ha lúa ở xã vùng cao Ba Xa (Ba Tơ) cũng đang đối mặt với nguy cơ thất thu nặng. Địa phương đã trích ngân sách mua bã diệt chuột về hỗ trợ cho bà con, nhưng không phát huy hiệu quả là bao, chúng càng sinh sôi cắn phá dữ dội hơn.
Ông Phạm Văn Tim- Chủ tịch UBND xã Ba Xa cho hay: “Tuần nào họp giao ban với thôn cũng nghe nông dân ca thán về chuột mà không có cách nào diệt chúng hiệu quả. Có hang đánh bã rồi tháng sau đào lên lại thấy nó đẻ ra mấy chục con. Chúng tôi rất mong ngành nông nghiệp có sáng kiến gì hữu hiệu để giúp nông dân?”.
Video đang HOT
Diện tích lúa vì chuột cắn phá ngày một tăng.
Chuột là động vật sinh sản rất nhanh. Chuột đồng sinh sản từ 2- 3 lứa/năm, mỗi lứa từ 2- 20 con. Chuột con sinh ra sau 60 ngày là có khả năng sinh sản. Trong vòng đời của mình, 1 con chuột có thể sinh sản vài trăm con.
Chuột vốn dĩ là loài sinh đẻ “siêu”, lại càng sinh sôi nảy nở nhanh như hiện nay có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là do các loài thiên địch của chuột như rắn, mèo… bị săn bắt quá mức làm suy giảm giảm nghiêm trọng, không đủ khả năng khống chế sự gia tăng số lượng chuột.
Việc thâm canh tăng vụ cũng là điều kiện thuận lợi gia tăng cường độ sinh sôi nảy nở của chuột nhờ thức ăn dồi dào. Và một nguyên nhân “muôn thuở” là do ít lũ lụt.
Theo ông Nguyễn Hữu Hạ- Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật Miền Trung (Cục Bảo vệ thực vật- Bộ NN&PTNT), với đặc điểm sinh học như thế, việc chuột sinh sôi nảy nở, “tha hồ” hoành hành là điều không thể tránh khỏi, nhất là trong điều kiện khô hạn, thiếu nước như hiện nay.
Bã sinh học ít phát huy hiệu quả diệt chuột trong mùa vụ do lượng thức ăn dồi dào.
Mặc khác, chuột là loài cực kỳ “đa nghi”, dè chừng do thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác rất phát triển, nếu thấy “đồng đội” thử ăn bã bị ngộ độc, lập tức cả đàn sẽ chẳng bao giờ ăn bã.
Cũng theo nhận định của ông Hạ, đây là giai đoạn cuối chuột cắn phá, nhất là chúng sẽ “nhắm” vào trà lúa sớm đang đẻ nhánh trước khi vào hang đẻ, biện pháp đặt bã lúc này không còn hiệu quả, bởi lượng thức ngoài đồng dồi dào.
Vì thế, mất mùa do chuột không còn là nguy cơ mà là điều hiển nhiên! Tại sao chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn đến mức thấp nhất khả năng gây hại của chuột đến mùa màng, đến lợi ích kinh tế mà không thực hiện để đến giờ đành “bó tay”?
Và bài học rút ra là công tác phòng trừ chuột của ngành chức năng, địa phương và bà con nông dân không chỉ nên dừng lại ở “hô hào” mà phải đi vào thực chất, đồng loạt nhiều biện pháp, thường xuyên, liên tục, mang tính cộng đồng cao, đặc biệt là thực hiện ngay từ đầu vụ, khi ấy, lượng thức ăn chưa có trên đồng ruộng, chuột đói thì công tác diệt chuột mới mang lại hiệu quả thiết thực!Á
Theo Ái Kiều (Báo Quảng Ngãi)
Nga dùng chuột làm "vũ khí bí mật" để tiêu diệt IS
Chính quyền Vladimir Putin sắp cho "ra mắt" vũ khí mới nhất để tìm diệt Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đó là đội quân "chuột máy".
Theo Daily Mail, các nhà khoa học Nga dự tính sẽ kết hợp giữa những chú chuột cùng chiếc mũi "tuyệt vời" của chúng và công nghệ mới nhất để tạo ra một thứ vũ khí giúp "đánh mùi" được vật liệu nổ hay các loại dược liệu ở những nơi kín đáo, bất khả xâm phạm.
Các nhà khoa học gắn vi mạch trên đầu loài chuột trông như cái mũ (Nguồn: Daily Mail)
Nếu kế hoạch này thành công, các chú chuột sẽ có thể báo động cho chủ nhân của nó biết có vật liệu nguy hiểm hay bất hợp pháp trước khi "xảy ra chuyện".
Daily Mail cho hay việc tạo ra một chú chuột như vậy phải mất ba tháng và chú chuột đó chỉ sống được trong một năm.
Điều này có nghĩa là các nhà khoa học phải "không ngừng huấn luyện các tiểu đoàn chuột để cung cấp cho lực lượng an ninh để phù hợp với hoạt động chống khủng bố kiểu mới" - theo Sputnik.
Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Rostov-on-Don gần biên giới với Ukraine không lấy làm lo ngại mấy về điều đó và đang tích cực chuẩn bị cho "Chiến tranh thế hệ mới".
Ba nhóm các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu dự án trên tại phòng thí nghiệm Trường ĐH Tổng hợp Nam Liên bang (Nga). Họ hy vọng có thể khai thác được các tế bào thần kinh của loài chuột, giúp chúng có được khả năng đánh mùi nhạy bén hơn so với các thiết bị nhân tạo khác hay thậm chí so với loài chó.
TS Dmitry Medvedev dẫn đầu nhóm nghiên cứu nhận định: "Không giống như chó, chuột có thể luồn lách qua những khe rãnh nhỏ nhất mà tưởng chừng như không thể tiếp cận. Bằng cách này, loài chuột có thể tìm được đường "thâm nhập" sâu vào các đống đổ nát và nhờ vào hoạt động của não, chúng có thể nhận biết được có sự tồn tại của vật liệu nguy hiểm hay không".
Chiếc vi mạch vốn được gắn trên đầu con chuột như một cái mũ có thể giúp phát hiện phản ứng tâm sinh lý của chú chuột.
Các nhà khoa học huấn luyện chuột cách phản ứng trước các loại mùi (Nguồn: Daily Mail)
Để làm được điều này, các nhà lập trình đã tạo ra một thuật toán để nghiên cứu và đo lượng kết quả. Các thuật toán này sẽ giúp các nhà khoa học thu thập dữ liệu và số liệu thống kê về phản ứng từ não của chuột đối với các mùi khác nhau. Tuy nhiên, trước khi làm điều này, các nhà sinh lý học phải huấn luyện loài chuột nhận dạng được vật liệu nổ hoặc ma túy. Đây là một nhiệm vụ khó khăn cần phải hoàn thành trong một thời gian ngắn.
"Phải mất từ hai tới ba tháng để huấn luyện loài chuột cách phản ứng trước một chất nào đó trong khi tuổi thọ của chúng chỉ khoảng một năm. Chúng tôi không thể sử dụng những con chuột còn quá bé, còn những con chuột đã già thì khứu giác không còn nhạy bén nữa".
Mặc dù có những khó khăn như vậy nhưng ở một số nơi trên thế giới, dự án này vẫn thành công. Loài chuột Hamster châu Phi đã được sử dụng ở Angola, Tanzania, Mozambique, Campuchia và Thái Lan để phát hiện bom mìn. Colombia cũng đã sử dụng chuột thí nghiệm cho mục đích tương tự, còn Israel lại sử dụng chuột để kiểm tra hành lý tại sân bay.
Ngọc Như
Theo_PLO
Con chuột tinh khôn mà vẫn chết Câu chuyện này châm biếm con chuột kia tự cho là tinh khôn tìm kế thoát thân bằng cách hãm hại người khác, nhưng lưới trời lồng lồng thưa mà khó thoát. Có con mèo ngồi rình những con cá béo mập trong chậu nước trước nhà mà không nghĩ ra cách bắt cá. Bỗng có con chuột mò đến trên thành chậu,...