Nông dân Bắc Giang, Hòa Bình bán vải, thanh long sang Nhật Bản, Úc ngon ơ vì được cấp một thứ, đó là gì?
Từ khi được cấp mã số vùng trồng (MSVT) cho vùng sản xuất trái cây, nông dân đã từ bỏ thói quen canh tác truyền thống mà chuyển dần sang canh tác thông minh, áp dụng khoa học kỹ thuật, số hóa vào sản xuất.
Từ đây, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên rõ rệt cả về chất lượng và số lượng.
Trái vải thiều rộng đường sang Nhật
Tỉnh Bắc Giang hiện có 103ha vải thiều được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản. Để có được thành quả ngọt ngào này là sự cố gắng rất lớn của các cơ quan chuyên môn và người dân.
Niên vụ 2021, gia đình anh Lại Văn Viên ở thôn Hợp Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trồng 1ha vải theo tiêu chuẩn để xuất đi Nhật Bản.
Từ thời điểm vải ra hoa, tuần nào cán bộ kỹ thuật thuộc tổ hỗ trợ của huyện cũng đến tận vườn kiểm tra, hướng dẫn quy trình chăm sóc. Khi có dấu hiệu của sâu bệnh, anh được khuyến cáo phun thuốc gì, phun như thế nào… Nhờ đó vườn vải phát triển tốt, bội thu.
HTX Dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy, huyện Kim Bôi ( Hòa Bình) được cấp 2 mã số vùng trồng nhãn, với 18,8ha. Ảnh: Thu Thủy
“Nếu như trước đây, việc chăm sóc, bón phân không cần ghi chép, thì giờ chúng tôi đều phải ghi chép tỉ mỉ. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc từ phía công ty xuất, nhập khẩu vải, qua đó họ sẽ theo dõi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng”.
Nông dân Phạm Văn Giang (xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Hải Dương)
ADVERTISING
X
Video đang HOT
Ông Hoàng Ngọc Thanh ở xã Nam Dương cho biết, vụ vải năm 2021 ông bán cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu hơn 2 tấn vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản.
Ông phấn khởi kể: “Để đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản, vải thiều phải được sản xuất theo quy trình GlobalGAP, khi thu hoạch cũng cần thực hiện nghiêm ngặt về thời gian, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào, ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã quả”.
Gia đình ông Thanh hiện có 350 cây vải, trồng cách đây 25 năm. Do chăm sóc đúng kỹ thuật cộng với kinh nghiệm lâu năm làm vườn nên vải thiều của gia đình ông năm 2021 đã cho sản lượng khoảng 10 tấn, chất lượng bảo đảm để xuất khẩu.
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hiện có 17 vùng trồng vải được cấp mã vùng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Diện tích vải của huyện hiện có trên 3.300ha, trong đó quy hoạch 34 vùng vải với diện tích 400ha sản xuất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước châu Âu và Nhật Bản, Singapore, Australia.
Ông Phạm Văn Giang – thành viên của HTX Ameii Việt Nam ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, cho biết, trồng vải theo quy trình xuất khẩu đi Nhật Bản rất nghiêm ngặt. Từ thuốc bảo vệ thực vật đến phân bón cũng theo đúng hướng dẫn của Nhật. Trong quá trình trồng, nông dân phải ghi chép nhật ký đầy đủ để các kỹ thuật viên kiểm tra…
Từ bỏ thói quen lạc hậu
Ông Bùi Văn Lực (ở xóm Khoang, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) có 2,5ha diện tích trồng nhãn được cấp mã số vùng trồng.
Ông chia sẻ, từ khi đăng ký tham gia trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, nhất là khi được cấp MSVT, gia đình ông luôn tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn, quy định từ cơ quan chuyên môn cũng như yêu cầu từ các bạn hàng.
Trong quá trình trồng, ông Quang và các hộ chỉ sử dụng những thuốc BVTV trong danh mục cho phép, phun thuốc có thời gian nhất định, có nhật ký ghi lại.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ, chỉ sử dụng công lao động bằng tay hoặc máy cắt cỏ. Hạn chế tối đa phân hóa học, sử dụng nhiều phân bón hữu cơ bằng cách tận dụng phân chăn nuôi, cỏ dại… ngâm ủ với men vi sinh.
Ông Vũ Ngọc Quang (khu Quyết Tiến, thị trấn Ba Hàng Đồi, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) đang có 7,8ha thanh long trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Năm 2020, ông xuất bán được 100 tấn.
Ông cho hay, khi được cấp MSVT cho diện tích thanh long của mình, ông đã thay đổi tư duy canh tác từ truyền thống sang sản xuất gắn với ứng dụng rộng rãi khoa học – công nghệ.
Theo đó, ông Quang đã áp dụng kỹ thuật trồng thanh long leo giàn, ủ và sử dụng phân hữu cơ bón cho vườn thanh long, sử dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, kết hợp đưa phân bón vào hệ thống tưới phun, kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, quy trình quản lý bệnh đốm nâu, kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ bằng xông đèn compact giúp tiết kiệm điện, kỹ thuật tuyển chọn nụ và trái, giảm lượng phân bón vô cơ và thuốc BVTV…
Hiện toàn tỉnh Hòa Bình đã được Cục BVTV (Bộ NNPTNT) cấp 8 MSVT với diện tích 76,3ha và 6 mã số cơ sở đóng gói. Trong đó, phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có 6 mã số: Nhãn 1 mã, thanh long 2 mã, chuối 3 mã; xuất sang thị trường Úc có 2 mã trên cây nhãn.
Từ những vùng trồng được cấp mã số, trong năm 2020 đã có 120 tấn nhãn Sơn Thủy của huyện Kim Bôi và 180 tấn chuối của TP.Hòa Bình được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Tái canh cây có múi tại Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025
Nhằm phát triển các vùng chuyên canh cây có múi, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh gợi mở nhiều ý tưởng trong chuyến công tác tại Hòa Bình.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thăm HTX Nông sản 3T trồng giống cam Cao Phong. Ảnh: Bảo Thắng.
Ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khảo sát tình hình sản xuất cây có múi tại tỉnh Hòa Bình.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng đây là lúc thích hợp để địa phương tái canh các giống cam, bưởi trên địa bàn. "Một là tái canh, hai là phục hồi đất, ba là thâm canh bền vững. Đó là ba vấn đề tỉnh Hòa Bình cần tập trung giải quyết trong thời gian sắp tới", ông nói.
Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, Hòa Bình có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với phát triển cây có múi. Thu nhập từ các vườn cây có múi vẫn ở mức cao, nhưng có dấu hiệu giảm sút vài năm qua. Nếu người dân có thu nhập 300 - 350 triệu đồng/ha, phải dành một phần để phục hồi đất, bởi đó là yếu tố quyết định cho sức khỏe cây trồng.
Hiện một số vườn cam, bưởi tại Hòa Bình nhiễm một số bệnh như vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ... Ngoài những biện pháp xử lý cấp bách, mang tính thời điểm, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khuyên bà con nông dân cần chú trọng hai vấn đề.
Thứ nhất là giống, cần chọn và gieo trồng những giống chất lượng, sạch bệnh. Thứ hai là nâng cao sức khỏe đất, bằng cách tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, các biện pháp bẫy bả sinh học, tích cực tỉa cành, tạo tán, đảm bảo cây có đủ không gian sinh trưởng.
"Nhầm giống lúa, chúng ta chỉ mất ba tháng phục hồi, nhưng nếu canh tác nhầm giống cam, giống bưởi, người dân có thể lãng phí hàng chục năm", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Bên cạnh tư vấn những biện pháp kỹ thuật, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh còn khuyến cáo Hòa Bình đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, nhằm hướng tới xuất khẩu. Ông cũng cho rằng thời điểm hiện tại, chuyển đổi số, công nghệ số đã len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống. Do đó, Hòa Bình cũng cần nghiên cứu việc tích hợp đa giá trị vào các sản phẩm nông sản, giúp nâng cao giá trị thặng dư một cách bền vững.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng Phó Chủ tịch UBND Hòa Bình, ông Đinh Công Sứ thăm vườn trồng giống bưởi đỏ Hòa Bình tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong. Ảnh: Bảo Thắng.
Báo cáo của Sở NN-PTNT Hòa Bình cho thấy, diện tích cây ăn quả tại Hòa Bình tăng trưởng nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vào năm 2010, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là hơn 1.000 ha, sản lượng 19.000 tấn, thì đến năm 2021 đã là 10.840 ha, sản lưởng 155.000 tấn, trong đó gần 8.000 ha phục vụ kinh doanh.
Địa bàn tỉnh có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rõ nét như: Vùng cam, quýt tập trung tại huyện Cao Phong, Lạc THủy, Kim Bôi. Vùng bưởi tập trung tại huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn. Bộ giống cây có múi phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu rải vụ từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Cây có múi ở Hòa Bình từng lập đỉnh vào giai đoạn năm 2015 - 2016, sau khi một số sản phẩm trên địa bàn được cấp chỉ dẫn địa lý. Khi ấy, nếu bán lẻ, cam Cao Phong có giá 100.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, hai, ba năm gần đây, một số vấn đề như tình trạng dư thừa, giá giảm, dịch bệnh xảy ra khiến Hòa Bình vừa phê duyệt Đề án Tái canh cây ăn quả có múi giai đoạn 2021 - 2025 (ngày 16/9/2021). Một số nội dung chính trong Đề án như: 100% diện tích trồng tài canh sử dụng nguồn giống sạch bệnh, áp dụng các gói kỹ thuật cải tạo kết cấu đất, và được cung cấp nước tưới chủ động.
Song song đó, Hòa Bình chủ trương mỗi xã/xóm chỉ có 1 - 2 giống chủ lực để hình thành các vùng trồng thuần, đạt yêu cầu quy mô diện tích để cấp mã số vùng trồng (tối thiểu 10 ha/mã số).
Đón nhận những gợi mở của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Phó Chủ tịch UBND Hòa Bình, ông Đinh Công Sứ cam kết nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, HTX sản xuất cây có múi.
Ông cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ, các viện nghiên cứu hỗ trợ Sở NN-PTNT tỉnh về việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, và kết nối thị trường tiêu thụ...
Hòa Bình: Nuôi 3 con đặc sản nào mà anh nông dân này bán con nào cũng đắt hàng, thu hàng trăm triệu/năm? Với mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, bằng vốn kiến thức đã được học ở giảng đường đại học, năm 2018, anh Trần Văn Long mạnh dạn thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Vũ Lâm (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), trong đó, hướng đi chính là nuôi gà ri kết hợp nuôi hươu và đà điểu....