Nóng cuộc đua vào lớp 6
Cuộc đua vào trường chất lượng cao lớp 6 ở Hà Nội đang “ nóng ran” khi học sinh vừa phải học chính khóa vừa tham gia các lớp ôn luyện cấp tốc để mong đạt được kỳ vọng của bố mẹ.
Các trường THCS dần công bố tỷ lệ chọi thi vào lớp 6 năm 2020 – 2021. Ảnh: Trần Dũng
Học thêm kín lịch
Tâm lý chung, phụ huynh luôn muốn con em mình được đào tạo tại các ngôi trường có tên tuổi. Nếu như không thể có được điểm số học bạ “toàn 10″ để thỏa mãn giấc mơ vào trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, không ít cha mẹ học sinh lập tức nghĩ tới các trường: THCS Ngoại Ngữ (trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) hay THCS Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm… với tỷ lệ “chọi” từ 1/20 đến 1/30.
Năm nay nhà trường có 360 chỉ tiêu vào lớp 6, gồm 12 lớp, mỗi lớp 30 học sinh. Tuy vậy, trong số này, trường dành 250 chỉ tiêu cho học sinh khối 5 được lên lên thẳng. Tỷ lệ chọi năm ngoái là 1/5, năm nay cũng tương tự.
Hiệu trưởng trường THCS – THPT Marie Cuire Nguyễn Xuân Khang
Là chủ một DN tư nhân, chị Lê Hồng Mây (quận Cầu Giấy) có con đang học lớp 5 cho hay: “Con tôi từ lớp 2, lớp 3 đã được vợ chồng tôi cho đi học thêm ở các trung tâm tên tuổi để nâng cao kiến thức, đặc biệt năm cuối cấp này tiếp cận các dạng đề thi khác nhau”. Theo chị Mây, số tiền đóng học cho con dù bao nhiêu cũng không phải mối lo, mà mục tiêu là “phải vào trường Ams”. “Cậu con trai tôi chưa có một điểm 9 nào nhưng vì xác định vào được Amsterdam rất khó nên gia đình đã tính đến các trường THCS Cầu Giấy hay Nguyễn Tất Thành” – chị Mây cho biết thêm.
Lo lắng con có thể lúng túng khi đối mặt với các đề thi “lạ” từ các trường chất lượng cao, chị Ngô Thúy Hằng (quận Hà Đông) chia sẻ, dù đã cho con theo nhiều lớp ôn luyện đến kín tuần nhưng vợ chồng chị vẫn thấy chưa yên tâm. “Biết con mệt lắm nhưng vì tương lai của con, cả nhà dồn lực, dồn tiền cho con được đỗ đạt vào trường như mong muốn” – chị Hằng nói thêm.
Nhiều lựa chọn cho “phương án B”
Video đang HOT
Sau trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, các bậc phục huynh có thể hướng tới “phương án B” với các ngôi trường tên tuổi. Cụ thể, trường THCS Cầu Giấy vừa công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 6 năm học 2020 – 2021 với 240 chỉ tiêu vào hệ chất lượng cao. Để đăng ký dự thi vào trường, thí sinh phải có tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán và Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5) từ 18 trở lên/năm; điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Anh (đối với lớp 3, 4, 5) đạt từ 8 điểm trở lên/năm. Năm nay, trường sẽ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực. Năm ngoái, tỷ lệ chọi của trường là 1/12, chỉ tuyển thí sinh hộ khẩu và tạm trú dài hạn ở Cầu Giấy.
Với tỷ lệ “chọi” được nhận định có phần hạ nhiệt so với năm ngoái, tỷ lệ “chọi” tại trường THCS Ngoại ngữ được xác định 1/20. Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Phú Chiến – Hiệu trưởng trường THCS Ngoại ngữ cho hay, sau khi “đóng sổ”, nhà trường có 2.000 hồ sơ đăng ký, với chỉ tiêu 100 học sinh. Cùng thời điểm này năm ngoái, trường THCS Ngoại ngữ có 3.000 hồ sơ cùng chỉ tiêu 100 học sinh. Chia sẻ về lý do lượng đăng ký giảm, Hiệu trưởng trường THCS Ngoại ngữ nhận định, có thể sau năm ngoái, các bậc phụ huynh đã hình dung được năng lực của con mình nên lựa chọn các ngôi trường phù hợp hơn.
Với các trường ngoài công lập, nhiều bậc phụ huynh đang tính đến các trường như THCS – THPT Marie Cuire, Đoàn Thị Điểm, Lương Thế Vinh. Là một ngôi trường tên tuổi nhưng với trường THCS – THPT M.V.Lômônôxốp được xem có tỷ lệ “chọi” khá “mềm”. Bởi, theo thầy Nguyễn Quang Tùng – Hiệu trưởng nhà trường, năm nay, chỉ tiêu vào lớp 6 là 320, hiện tại nhà trường đã tiếp nhận hơn 900 hồ sơ. Như vậy, mỗi thí sinh sẽ đối mặt với tỷ lệ “chọi” khoảng 1/3.
Đánh giá về vấn đề lựa chọn theo học lớp 6, các chuyên gia giáo dục nhận định, cứ sau mỗi năm, con số lựa chọn, tỷ lệ “chọi” ít nhiều thay đổi. Trong đó, hướng chuyển dịch chủ đạo chính là bậc phụ huynh đã tiệm cận đánh giá học lực của con em với ngôi trường định hướng tới.
Phụ huynh chi tiền không tiếc tay cho con 'chạy đua' vào lớp 6
Tuyển sinh vào lớp 6 ở một số trường THCS có tiếng tăm thậm chí còn "nóng" hơn cả thi vào đại học.
Ở Hà Nội, "đình đám" nhất có thể kể đến như hệ THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nội -Amsterdam, THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN), THCS Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Đoàn Thị Điểm, Archimedes Academy... Năm ngoái, tỉ lệ "chọi" kỉ lục thuộc về THCS Ngoại ngữ với tỉ lệ 1/30.
Còn ở TP.HCM, cuộc đua vào trường Trần Đại Nghĩa cũng khá căng thẳng, bởi đây là trường duy nhất được tổ chức thi tuyển vào lớp 6. Hang nam, so ho so đang ky khoang từ 4.000-4.500. Tính toán vui thì đe co đuoc mot cho hoc, 1 hoc sinh phai "đanh bai" 8 hoc sinh gioi khac.
"Một người đi làm, chỉ đủ đóng học cho cháu"
Nhễ nhại mồ hôi trong những ngày nắng nóng kỷ lục ở Hà Nội, chị Hồng (Lạc Trung, Hà Nội) vội vàng phi xe từ cơ quan về, trên xe treo lủng lẳng nào bánh mỳ, nào nước uống để đón cậu con lớp 5 đi học thêm ca tối.
Mong con đậu vào 1 trong các trường cấp 2 được coi là "tốt nhất Hà Nội", trong đó mục tiêu cao nhất là đỗ vào trường Ams, con chị Hồng được bố, mẹ đèo đi học thêm cả 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh ở các 'lò' luyện từ năm lớp 3. Không chỉ thế, vì sẽ thi cả chương trình song bằng, nên từ đầu năm học, chị còn cho con học thêm cả Toán và khoa học bằng tiếng Anh.
"Sơ sơ thì mỗi tháng gần 7-8 triệu tiền học thêm, chưa kể học chính khóa, rồi chưa kể các chi phí khác, ròng rã mấy năm nay như vậy. Ngoài tiền ra thì còn bao nhiêu công sức, thời gian đưa đón, đợi chờ, chăm bẵm chừng ấy năm..." - chị Hồng nói.
Chi Mai Quynh, mot phu huynh o quan Binh Thanh (TP.HCM) cũng cho biết, ngoai hoc tren lop, chi đang ky cho con hoc thêm Tiếng Việt, Toan va Tieng Anh tu hè năm lop 3 và tăng tốc vào giai đoạn nước rút này.
"Không đầu tư từ sớm, đến giờ mới chạy đi ôn thì có lẽ là không thể được, vì giờ các kiến thức thi cử rất rộng và khó. Bài khảo sát bằng tiếng Anh của Trần Đại Nghĩa có kiến thức ở tất cả các môn khác từ Toán, Tiếng Việt, Sử, Địa, Khoa học, đời sống hằng ngày..." - chị Quỳnh lý giải.
Ngoai ra, chi Quynh cung chịu khó lùng sục trên các diễn đàn, hỏi han kinh nghiệm, sưu tầm, in các đe khao sat trên mạng về cho con lam thu roi đối chiếu với đáp án để sửa bài cho con.
Trong khi đó, gia đình anh Tien Hieu (TP.HCM) đã thue giao vien day Tieng Anh 4 buoi/tuan cho con voi muc 300.000 đong/ca học. Tuy nhiên, không yên tâm, anh Hiếu cũng cho con toi "lo" on luyen o phuong 2, Quan Phu Nhuan từ đầu năm học này để tăng cọ sát.
"Quan sat đề thi, toi thay trước hết con phai chuan bi Tieng Anh that tot vi bai khao sat đuoc thuc hien bang Tieng Anh" - anh Hieu noi.
Bên cạnh đó, con anh còn được hoc cach phan xa, cách lam bai thi trac nghiem. Ngoai cac kien thuc ve Toan, Lich su, Đia ly, Van hoc, cac đia danh, danh lam thang canh, cháu Minh nhà anh cũng phải nắm được cac su kien nong đang tai tren bao chi, luyen them cac dang cau hoi IQ, EQ...
Anh Hiếu ngại ngần, không trả lời con số cụ thể về chi phí cho con đi học thêm, song theo anh thì... "một người đi làm chỉ đủ đóng học cho cháu".
Phụ huynh nộp hồ sơ cho con thi vào lớp 6 THCS Ngoại ngữ (Hà Nội) năm 2019
Học thêm kín tuần nhưng chưa "nhằm nhò" gì?
Chị Thanh Hương (Hà Đông, Hà Nội) tìm lớp cho con ôn thi vào lớp 6 từ trước Tết. Cứ tưởng là sớm, nhưng khi đọc thông tin trên các diễn đàn, chị hoang mang vì hóa ra... "các cháu khác đã ôn từ rất lâu".
Chị Hương chia sẻ, tất nhiên chị cũng mơ con được vào "trường Ams", nhưng nếu không thì mong con vào được trường chất lượng cao Thanh Xuân hoặc Trường THCS &THPT Lương Thế Vinh.
Càng đọc thông tin trên các diễn đàn hoặc hỏi han các phụ huynh khác, chị càng sốt ruột. Nay thấy người này giới thiệu thày này dạy tốt, mai thấy giới thiệu cô giáo kia ôn luyện rất hiệu quả, chị lùng sục, hỏi han khắp nơi rồi đăng ký cho con đi học. Thậm chí, cho rằng mỗi trường có một dạng đề khác nhau, nên với môn Toán và tiếng Anh, chị cho con học ở 2 nơi "cho chắc".
Thế là hàng tuần, chị và chồng thay nhau đèo con đi học thêm tới 7 ca, từ Hà Đông, gần thì sang Thanh Xuân, còn xa thì ra khu Trung Hòa, Cầu Giấy. "Chiều đón con ở trường, cho con ăn cái gì đó rồi mình hoặc anh xã đèo con đến chỗ học thêm, cả đi cả về tới 20 km, đợi con 1 - 2 tiếng đồng hồ ngoài đường là bình thường" - chị Hương kể.
Với lịch học dày đặc, bé Ly con gái chị gần như không có thời gian nghỉ ngơi, tự học hay làm bất cứ việc gì khác ngoài... học. Lịch học của Ly là: Tối thứ 2 - thứ 6 học Toán, thứ 3- thứ 5 học tiếng Anh, sáng thứ 7 học tiếng Việt, chiều thứ 7 ôn tiếng Anh chuyên, sáng chủ nhật học toán tiếng Anh, tối chủ nhật học online Toán..., chưa kể, cháu còn đi thi thử ở khắp các trường và các trung tâm dạy thêm. Thời gian còn lại, chị Hương tiếp tục "nhồi" con làm các đề thi, sách nâng cao hoặc học online. Để giải quyết hết bài tập trên lớp và ở các lớp học, thường thì ăn cơm xong là Ly vội vàng chạy vào phòng học, hiếm khi ngủ trước 11h đêm.
"Nắng nóng thế này, rồi tắc đường giờ tan tầm nữa, sau 1 ngày đi làm đi học về, cả bố mẹ, cả con đều mệt, nhưng mình động viên con phải cố gắng. Cả nhà tập trung hết cho cháu" - chị Hương nói.
Theo chị Hương, không chỉ gia đình chị, trong lớp của con ở trường, các cháu học khá khá đều đi học thêm, ôn thi không ở chỗ này thì chỗ khác.
"Biết là mang tiếng chạy đua, cũng mệt mỏi nhưng tôi thấy nhà mình chưa nhằm nhò gì. Nhiều phụ huynh cho con đi học khắp nơi, thậm chí từ 4h chiều đến tối mà theo học 2 ca, theo học các thầy cô giáo nổi tiếng lắm nhưng toàn... giấu", chị Hương kể.
Trường chất lượng cao: Hướng mở phù hợp thực tiễn Năm học này, Hà Nội tiếp tục cho phép một số trường chất lượng cao, trường "đặc thù" có lượng thí sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu được kiểm tra đánh giá năng lực qua các bài kiểm tra tổ hợp để tuyển sinh vào lớp 6. Học sinh thi vào lớp 6 năm 2019. Để vượt qua các bài kiểm tra...