Nóng: Cả Nga và Mỹ đều đang chuẩn bị cho chiến tranh
Nhà ngoại giao Andrei Belousov vào hôm qua (26.10) xác nhận rằng Nga đang chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ của mình trước bất kỳ sự gây hấn nào trước Mỹ.
Chính ông Mikhail Gorbachev đã phải lên tiếng cảnh báo việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước INF. Ảnh: Sputnik.
Bình luận về việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), ông Andrei Belousov – Phó giám đốc Sở Kiểm soát và Chống phổ biến Vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga – cho rằng Washington “đang chuẩn bị chiến tranh”. Đồng thời, ông Belousov khẳng định Moscow sẽ phải sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ, quy tắc và giá trị của mình.
“Gần đây trong cuộc họp của Ủy ban Thứ nhất Liên Hợp Quốc, phía Mỹ nói rằng nước Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh. Đúng thế, Nga đang chuẩn bị cho chiến tranh, tôi có thể xác nhận điều này”, ông Belousov cho hay.
“Chúng tôi đang chuẩn bị để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, quy tắc, giá trị và người dân Nga – chúng tôi đang chuẩn bị cho một cuộc chiến như vậy”.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao cũng khẳng định rằng nước Nga không hề chuẩn bị để bắt đầu một cuộc chiến. Theo ông Belousov, cách mà Nga và Mỹ chuẩn bị cho chiến tranh rất khác nhau.
Video đang HOT
“Tại sao nước Mỹ lại rút khỏi hiệp ước, tăng cường kho hạt nhân và thực thi chính sách hạt nhân mới chứ?”, ông Belousov cho rằng Washington chuẩn bị là để bắt đầu một cuộc chiến.
Được biết, Hiệp ước INF được nhà lãnh đạo Liên bang Xô Viết Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký kết vào năm 1987. Theo Hiệp ước, cả 2 bên đồng ý cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, đồng thời phá hủy toàn bộ tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5500km.
Tuy nhiên, vào thứ Bảy tuần trước (20.10), Tổng thống Donald Trump đã thông báo rằng Washington đang cân nhắc rút khỏi INF với lý do Nga đã vi phạm các điều khoản.
Theo Danviet
Ông Gorbachev cảnh báo Mỹ sai lầm rút khỏi Hiệp ước hạt nhân với Nga
Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, người đã ký Hiệp ước INF với cựu Tổng thống Ronald Reagan, cảnh báo việc Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF là sai lầm và thiển cận.
Ông Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan ký Hiệp ước INF ngày 8.12.1987. Ảnh: Reuters
Phát biểu với Interfax hôm 21.10, ông Mikhail Gorbachev mô tả quyết định của Tổng thống Donald Trump "có ý định rút Mỹ" khỏi Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung (INF) là một "sai lầm" và cảnh báo nó sẽ làm xói mòn các nỗ lực giải giáp vũ khí.
Hiệp ước này cấm triển khai và thử toàn bộ các loại tên lửa tầm trung phóng từ trên mặt đất, với tầm bắn từ 500 đến 5.500km.
Việc từ bỏ INF - vốn do Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đàm phán hồi 1987 - là bước thụt lùi lớn trong vấn đề kiểm soát vũ khí, các nhà phân tích nói.
TASS dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói: "Đây sẽ là một bước đi rất nguy hiểm mà tôi tin là sẽ không chỉ được cộng đồng quốc tế nhận thấy mà nó sẽ còn dẫn đến những lời lên án nghiêm khắc."
Nga coi tuyên bố của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi INF là hành động tiếp tục tống tiền.
"Tôi nhớ rằng Điều 15 Hiệp ước INF quy định việc đơn phương rút khỏi Hiệp ước với điều kiện phải trong hoàn cảnh đặc biệt, và phải chứng minh trong vòng 6 tháng. Cho đến nay, không có bước đi chính thức nào được đưa ra, cho thấy cơ sở để xem xét tuyên bố của Tổng thống Donald Trump là hành động tiếp tục tống tiền hơn là thực thi pháp luật" - TASS dẫn lời ông Konstantin Kosachev, Chủ tịch Uỷ ban các vấn đề quốc tế, Thượng viện Nga viết trên Facebook.
Ông Kosachev cảnh báo, việc huỷ bỏ Hiệp ước INF có thể gây ra một cuộc chiến tranh, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận về tình hình "cấp bách" này.
"Các cuộc thảo luận cần được tổ chức giữa 4 cường quốc hạt nhân (không có Mỹ) và cần có cuộc thảo luận khẩn cấp tại Hội nghị Giải trừ vũ khí ở Geneva cùng một cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tình hình đang rất nguy cấp, đe doạ đến hoà bình thế giới" - ông Kosachev viết.
"Hiện giờ các đồng minh phương Tây của Mỹ cần phải lựa chọn: Hoặc lựa chọn con đường tương tự có thể dẫn đến một cuộc chiến mới, hoặc chọn con đường tự bảo tồn. Điều đó là bởi không ai có thể sống sót trong một cuộc xung đột hạt nhân sau quyết định đơn phương của Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF" - ông Kosachev nói.
Thượng nghị sĩ Nga bổ sung, việc huỷ bỏ Hiệp ước INF trong trường hợp Mỹ rút sẽ làm tiêu tan mọi triển vọng gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) - sắp hết hạn vào năm 2021.
Ông Kosachev cho hay, những cáo buộc của Mỹ rằng Nga vi phạm INF là mơ hồ, trong khi các cáo buộc của Nga rất cụ thể, chẳng hạn như các lá chắn tên lửa ở Ba Lan và Romania, tên lửa được sử dụng làm mục tiêu huấn luyện, và máy bay không người lái hạng nặng.
Cùng lúc, Chủ tịch Uỷ ban Chính sách thông tin liên lạc Thượng viện Nga Alexey Pushkov viết trên Twitter, việc Mỹ rút khỏi INF sẽ là một đòn giáng thứ 2 vào sự ổn định chiến lược toàn cầu sau khi Washington đã ra khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM.
"Trong trường hợp Mỹ rút khỏi INF, một đòn nữa sẽ giáng xuống toàn bộ hệ thống ổn định chiến lược trên thế giới. Cú giáng đầu tiên là khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước AMB vào năm 2001. Một lần nữa Mỹ khởi xướng rút khỏi các hiệp ước" - ông Pushkov viết.
SONG MINH
Theo Laodong
Những "thần chết" sẽ đội mồ nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga Sứ giả chiến tranh Tomahawk phiên bản phóng từ đất liền, tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing II là những vũ khí mà Mỹ có thể hồi sinh ngay nếu rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF. Tên lửa hành trình BGM-109G Tomahawk: Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung...