Nóng bỏng cuộc chạy đua vào lớp 1 trường tư
Cuộc đua vào lớp 1 ở những trường tư thuộc top đầu ở Hà Nội đang được nhiều phụ huynh đánh giá có tỉ lệ chọi hơn cả vào đại học. Trong cuộc “chạy đua”, các cháu học sinh cũng phải trải qua nhiều vòng “tuyển” vất vả mới có được một “tấm vé” vào những trường này.
Phụ huynh đưa con đến trường Liên cấp THCS, Tiểu học Ngôi sao Hà Nội để phỏng vấn vào học lớp trải nghiệm .
Chấp nhận giá “chát”
Với mức học phí cao, nhiều phụ huynh cho rằng, các trường tư luôn “rộng cửa” đón nhận hồ sơ đăng ký vào học lớp 1 của con mình. Tuy nhiên, sự việc lại hoàn toàn ngược lại, khi mà kế hoạch tuyển sinh năm học 2018-2019 chưa bắt đầu thì một số trường đã nhận đặt chỗ của phụ huynh từ đầu năm 2017. Ngoài ra, phụ huynh phải cho con tham gia khóa học trải nghiệm do nhiều trường tổ chức với giá “chát” để có cơ hội được học ở những trường tư chất lượng. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải qua vòng kiểm tra đánh giá năng lực của nhà trường mới đủ điều kiện vào học.
Hiện tại, trường Liên cấp THCS, Tiểu học Ngôi sao Hà Nội đã nhận hết chỉ tiêu 10 lớp Câu lạc bộ Trải nghiệm dành cho học sinh tiền lớp 1. Để con tham gia câu lạc bộ này, phụ huynh phải bỏ ra khoản tiền 3,8 triệu đồng, bao gồm: Học phí, tiền ăn, đồng phục, học liệu và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Học sinh tham gia câu lạc bộ với những hoạt động xây dựng kỹ năng giúp các con làm quen với nề nếp của trường tiểu học, khơi gợi niềm yêu thích với những môn học tiếng Anh cùng giáo viên nước ngoài, rèn luyện tư duy qua các hoạt động trải nghiệm… Tuy nhiên, để có cơ hội vào học lớp trải nghiệm của trường này không dễ dàng. Chị Trần Thùy Dung (Long Biên – Hà Nội) cho biết: “Đầu tiên, phụ huynh phải trải qua vòng đăng ký hồ sơ để học lớp trải nghiệm, bởi nhà trường giới hạn số hồ sơ đăng ký. Đối với những phụ huynh đăng ký thành công, con tiếp tục trải qua vòng phỏng vấn, nếu vượt qua vòng này sẽ được tham gia vào Câu lạc bộ Trải nghiệm của trường. Để có một “tấm vé” vào học lớp 1 của trường này, con tiếp tục phải trải qua vòng đánh giá năng lực của nhà trường”.
Theo một phụ huynh có con dự tuyển vào trường Tiểu học Archimedes Academy (Cầu Giấy – Hà Nội), để tuyển sinh lớp 1 cho năm học 2018-2019, từ ngày 20/1, trường này đã tổ chức khóa trải nghiệm có tên “Let’s Start 2018″ để giúp học sinh làm quen với hoạt động học tập và sinh hoạt ở trường. Khóa trải nghiệm có tới 600 em trong độ tuổi đến trường tham gia, trong đó, các em phải tham gia các giờ học Toán, ngôn ngữ, khả năng tư duy và tiếng Anh.
Sau một thời gian dài tìm hiểu các trường tiểu học trên địa bàn TP. Hà Nội, chị Nguyễn Thị C. (Thanh Xuân- Hà Nội) đã quyết định cho con vào học trường Tiểu học Archimedes Academy. Tuy nhiên, việc đăng ký vào học trường này không đơn giản, chị C. phải bỏ ra 4,2 triệu đồng đăng ký cho con tham gia khóa học trải nghiệm dành cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 của trường. “Phụ huynh có ý định cho con học lớp ở trường Archimedes Academy đều đăng ký cho con tham gia lớp trải nghiệm. Bởi nguồn tuyển vào lớp 1 của nhà trường đều bắt nguồn từ những lớp trải nghiệm tiền lớp 1. Nhưng cơ hội đối với con tôi vẫn rất mong manh khi khóa học trải nghiệm có khoảng 600 cháu, mà chỉ tiêu vào lớp 1 của nhà trường lại có hạn”, chị C. cho biết.
Video đang HOT
Tương tự, chị Phạm Thị Tâm (Hoàn Kiếm – Hà Nội) đã chấp nhận bỏ ra 5,6 triệu đồng để đăng ký cho con tham gia Câu lạc bộ trải nghiệm “Cùng em vào lớp 1″ của trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Cầu Giấy- Hà Nội). Chị Tâm : “Khi tham gia Câu lạc bộ trải nghiệm của nhà trường con tôi sẽ có nhiều cơ hội được tuyển vào lớp 1 hơn. Bởi nguồn tuyển của trường đều bắt nguồn từ Câu lạc bộ trải nghiệm”.
Không những thế, nhiều phụ huynh đăng ký tuyển sinh muộn sẽ không có cơ hội, bởi nhiều trường đã nhận đặt chỗ của phụ từ rất sớm. Cụ thể, năm học 2018-2019, trường Phổ thông quốc tế Newton thực hiện tuyển sinh vào lớp 1 theo lịch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tuy nhiên, nhà trường lại thông báo nhận đặt chỗ của phụ huynh từ ngày 2/1/2017. Việc này cho thấy, những trường tư có chất lượng, có điều kiện cơ sở vật chất luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của phụ huynh. Đặc biệt, việc tuyển sinh đầu cấp của những trường này luôn nóng.
Thực hiện đánh giá năng lực đầu vào
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2018-2019, các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục tuyển sinh vào lớp 1 theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, hiện tại trên website của nhiều trường đã thông báo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1, năm học 2018-2019 theo hình thức đánh giá năng lực. Theo thông báo của trường Phổ thông quốc tế Newton (Nam Từ Liêm – Hà Nội), nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào sáng thứ 7 hàng tuần, với phí phỏng vấn 500 nghìn đồng/lần, hệ Cambridge và hệ song ngữ quốc tế GW 1 triệu đồng/lần. Phí này sẽ không hoàn lại. Riêng với học sinh không đạt phỏng vấn thì được trả lại 50% phí. Học sinh có nguyện vọng theo học tại trường sẽ được đánh giá năng lực tiếng Anh bởi giáo viên nước ngoài và thực hiện bài kiểm tra viết về Tiếng Anh, Toán để xếp lớp phù hợp (theo các hệ đào tạo).
Tương tự trường Tiểu học – THCS Pascal (Nam Từ Liêm – Hà Nội) sẽ phỏng vấn tiếng Anh và làm bài trắc nghiệm EQ đối với học sinh nộp hồ sơ đăng ký vào trường. Nếu đăng ký học chương trình quốc tế Cambridge, học sinh dự tuyển được phỏng vấn thêm môn tiếng Anh với giáo viên bản ngữ. Lệ phí dự tuyển, với hệ chất lượng cao là 300.000 đồng/em, với hệ quốc tế Cambridge là 1 triệu đồng/em và không được hoàn lại…
Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring (Long Biên – Hà Nội) sẽ có các bài kiểm tra xếp lớp đầu vào theo từng tháng cho đến hết tháng 7. Phương thức tuyển sinh sẽ qua phỏng vấn tìm hiểu tính cách, nhu cầu và mục tiêu của từng học sinh. Ngoài ra, trường cũng phỏng vấn phụ huynh để tìm hiểu thông tin mục tiêu và định hướng giáo dục đối với từng học sinh. Các bài kiểm tra đầu vào áp dụng cho lớp 1 gồm: Năng lực tư duy, Ngôn ngữ (trắc nghiệm) và khả năng Tiếng Anh (tùy chọn dành cho các bạn học sinh đã học tiếng Anh tại trường mầm non).
Để con có thể trải qua bài đánh giá năng lực của trường, nhiều phụ huynh đã phải chuẩn kiến thức, kỹ năng cho con từ sớm. Chị Trần Thùy Dung : “Từ một năm nay, tôi đã cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm Apollo và học phát triển bản thân ở trung tâm Kumon để có thể đáp ứng được chương trình của những trường tiểu học chất lượng cao”.
Theo Baohaiquan.vn
Tuổi chưa 18 vẫn có thể vào đại học...
Một đề xuất của TP HCM về giáo dục đang khiến nhiều phụ huynh và giáo viên hào hứng, đó là, thay vì phải học cố định 9 tháng/năm, học sinh có thể đăng ký học trong mùa hè để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình, HS cũng có thể xin học qua internet, nhận tài liệu tự học ở nhà, sau đó trải qua kỳ thi để được công nhận tốt nghiệp..., đồng nghĩa với việc sẽ có những HS chưa tròn 18 tuổi vẫn có thể vào đại học.
ảnh minh họa
Đề xuất táo bạo
Mới đây, UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục, đề xuất nhiều nội dung liên quan đến việc tạo cơ chế mở cho giáo dục TP.HCM.
Theo đó, TP.HCM sẽ thí điểm dạy học theo tín chỉ ở những trường THCS, THPT có điều kiện nếu đề xuất tạo cơ chế mở cho giáo dục được thông qua. Đây là một trong những nội dung của đề án phát triển giáo dục đào tạo tại TP.HCM đến năm 2030.
Cụ thể, thay vì thực hiện cứng nhắc đủ 9 tháng/năm học như hiện nay, các trường có thể rút ngắn, kéo dài hoặc giữ nguyên 9 tháng, tùy từng điều kiện cụ thể. Tùy theo tình hình mà học sinh có thể nghỉ hè suốt 3 tháng hoặc chỉ nghỉ 1-2 tháng hè. Các em có nhu cầu có thể đăng ký học trong hè để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình bậc học, sớm tiếp cận bậc học cao hơn gần giống như sinh viên học tín chỉ tại các trường ĐH hiện nay. Điều đó có nghĩa là nếu học sinh không thể hoàn thành chương trình năm học trong 9 tháng thì có thể học bổ sung vào thời gian sau đó chứ không nhất nhất đóng khung chương trình 9 năm như hiện nay.
Đề án của TP. Hồ Chí Minh cũng dự tính mỗi năm học chỉ có 8 môn bắt buộc, còn các môn còn lại học sinh được tự chọn và có thể hoàn thành trong 1 - 2 năm sau đó.
Trao đổi với báo chí về đề xuất mới mẻ và hiện đại này, bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM , Thành phố tính toán để vận dụng linh hoạt, phù hợp phương thức học tín chỉ của bậc ĐH cho bậc học phổ thông nhằm rút ngắn thời gian học dựa theo yêu cầu của HS, phụ huynh. Việc áp dụng tín chỉ từ cấp THCS đến THPT, liên thông lên bậc ĐH, sau ĐH sẽ giúp HS làm quen với phương thức học tín chỉ hiện đại, tiết kiệm thời gian cho những em có sức học và có điều kiện học nhanh, học giỏi và đáp ứng được yêu cầu kiến thức. Khi đó, có thể mới 16 - 17 tuổi, thậm chí thấp tuổi hơn nữa đã có thể vào ĐH, không chờ đến đủ 18 tuổi như quy định hiện nay.
Theo ba Thu, ở nhiều nước, họ đã làm được và đạt hiệu quả. Mục tiêu lớn nhất mà đề án hướng đến là giáo dục, đào tạo HS phải hội nhập được với thế giới và khu vực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của sự phát triển bền vững kinh tế TP.
Thay đổi tư duy mới mong có "cách mạng giáo dục"
Dù đây mới là đề xuất và còn phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng nhưng tin shiệu vui này đã khiến nhiều phụ huynh thích thú. Rõ ràng, đề xuất này đã cho thấy một sự thay đổi trong tư duy, quan niệm giáo dục tiệm cận với xu thế của thế giới. Chị Bùi Phương, một phụ huynh có con học lớp 8 trường THPT Trưng Vương cho rằng đây là một đề xuất khoa học và hiện đại, áp sát với tiến trình chung của các nước tiên tiến trên thế giới cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố, phù hợp với phần lớn nguyện vọng của PH và HS. Nếu được phê duyệt, đây thật sự là cuộc cách mạng giáo dục.
Trước đề xuất này, đa phần các chuyên gia giáo dục đều bày tỏ sự đồng tính. PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM bày tỏ quan điểm, việc đào tạo tín chỉ ở bậc phổ thông sẽ tạo điều kiện linh hoạt trong học tập của HS. Tùy theo điều kiện, khả năng HS có thể hoàn thành các tín chỉ sớm hay muộn, những HS giỏi có thể học nhanh hơn, đủ điều kiện thì tốt nghiệp.
"Nếu đề xuất được thông qua, ngay tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung phải chấp nhận sự không đồng đều trong giáo dục. Chẳng hạn, TP HCM có điều kiện thì phát triển trước các địa phương. Quận nội thành có điều kiện hơn ngoại thành thì cũng phát triển trước. Giáo dục không thể dàn hàng ngang để cùng phát triển được. Đây cũng là biện pháp tránh đào tạo lãng phí khi có nhiều kiến thức ở bậc học này các em đã học rồi nhưng khi lên bậc khác lại phải học lần nữa"- thầy Tống khẳng định.
Đề xuất của TP HCM là táo bạo. Thực hiện cái mới bao giờ cũng khó khăn. Nhưng theo nhiều phụ huynh học sinh, chỉ cần các nhà chính sách mong muốn đổi mới, thay đổi tư duy theo hướng tích cực, áp dụng chính sách tiến bộ, phù hợp với nguyện vọng của HS thì giáo dục sẽ có cơ hội thay đổi. Cùng với sự thay đổi đó, người được hưởng lợi nhiều nhất chính là các học sinh đang bị áp lực thi cử đè nặng.
Theo Ngaynay.vn
Chàng trai 17 tuổi tốt nghiệp đại học Mỹ Vào đại học năm 13 tuổi, Nicolas Xiong tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kỹ thuật khi hầu hết bạn cùng tuổi còn chưa trở thành sinh viên. Nicolas Xiong vào đại học khi mới 13 tuổi và tốt nghiệp năm 17 tuổi. Ảnh: University of Houston Hôm 14/12, Nicolas Xiong, sinh viên người Mỹ gốc Á là người trẻ nhất khóa tốt...