Nôn ói cứ ngỡ trúng thực, bệnh nhân suýt chết vì xuất huyết não
Cứ ngỡ nôn ói do trúng thực, đến lúc được đưa vào bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân được phát hiện bị xuất huyết não.
Ngày 28/3, thông tin từ Bệnh viện (BV) Quốc tế City cho biết BV vừa tiếp nhận cấp cứu và điều trị thành công cho bệnh nhân L.H.N (28 tuổi, ngụ Quận Bình Tân) bị xuất huyết não.
Theo các BS, nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đầu 4 ngày liên tục không hết. Tìm hiểu bệnh sử kèm các dấu hiệu lâm sàng được biết, trước đó bệnh nhân đã đi một vài bệnh viện và được chẩn đoán xuất huyết não, bác sĩ chỉ định uống thuốc, vài ngày sau quay lại chụp mạch máu não. Tuy nhiên, vì bệnh nhân bị mất ngủ do đau đầu nhiều, gia đình không muốn chờ đợi nên quyết định đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Quốc tế City cấp cứu.
TS.BS Trần Chí Cường và ekip đang thực hiện chụp mạch máu não bằng ứng dụng DSA.
Kết quả chụp CT não tại Bệnh viện Quốc tế City cho thấy,bệnh nhân bị xuất huyết não thái dương trái – não thất nghi ngờ do vỡ dị dạng mạch máu não. bệnh nhân được TS.BS Trần Chí Cường, cố vấn chuyên môn tại Trung tâm đột quỵ CIH- SIS chụp mạch máu não bằng ứng dụng công nghệ cao – DSA nhằm phát hiện những bất thường của mạch máu.
Video đang HOT
Theo TS.BS Trần Chí Cường, dị dạng mạch máu (AVM) vô cùng nguy hiểm bởi có thể gây ảnh hưởng đến chi phối của não bộ lên hoạt động cơ thể, nếu phát hiện và điều trị muộn có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nguy hiểm nhưng nếu được chẩn đoán sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay, phương pháp chụp mạch máu não bằng ứng dụng DSA giúp bác sĩ có cái nhìn chính xác về vị trí, kích thước, hình dạng của đoạn mạch dị dạng đồng thời vẽ được biểu đồ huyết mạch nơi mạch máu dị dạng phát sinh.
Hình ảnh mạch máu não của bệnh nhân N.
Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết não ngày càng trẻ hóa, bác sĩ Cường giải thích: “Lý do chính khiến người trẻ bị xuất huyết não là do dị dạng mạch máu. Ngoài ra, tăng huyết áp, tiền sử béo phì, ít vận động, cholesterol trong máu cao, áp lực trong cuộc sống cũng dẫn đến thực trạng dễ bị xuất huyết não khi còn trẻ tuổi. Vì vậy, khi xuất hiện những cơn đau đầu thường xuyên, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám, chụp chiếu, chẩn đoán và điều trị sớm, tránh hệ lụy xuất huyết não có thể gây tử vong”.
Trao đổi với người nhà bệnh nhân, chị L. – vợ anh N. cho biết, khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, hai vợ chồng ra ngoài ăn. Về nhà, anh N. bị đau đầu và nôn mửa. Anh N. cho rằng có thể do ăn ngoài bị trúng thực, ngộ độc thực phẩm nên đến hai bệnh viện khác nhau để khám, được bác sĩ chẩn đoán xuất huyết não, cho thuốc uống và hẹn vài ngày sau quay lại chụp mạch máu não. Do anh N. đau đầu nhiều, đặc biệt là từ 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng, gia đình sốt ruột không muốn chờ đợi nên quyết định đưa anh N. vào Bệnh viện Quốc tế City cấp cứu.
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân N. ổn định, hết đau đầu, hồi phục hồi tốt và đã xuất viện.
YẾN NHI
Theo Tiền Phong
Tư thế sai dễ gây thoát vị đĩa đệm
Ngồi lâu, cúi bê vật nặng gây gia tăng áp lực lên hệ thống đĩa đệm, dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, người lao động nặng. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là nhân viên văn phòng với đặc thù công việc phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động suốt 8-10 tiếng tại công sở. Tình trạng này làm gia tăng áp lực lên cột sống cũng như hệ thống đĩa đệm, dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, cổ và ngực.
Tuổi càng cao, các đĩa đệm càng dễ mất nước và trở nên mỏng, phẳng hơn, chức năng đệm giữa các đốt sống sẽ giảm. Sự căng thẳng của các chuyển động hàng ngày và những chấn thương nhỏ qua thời gian có thể gây ra đau đớn ở vòng bao bên ngoài, nơi gần các dây thần kinh. Nếu vòng bao đĩa đệm bị vỡ, lõi mềm của đĩa có thể xuyên qua các vết nứt. Đĩa có thể phình ra hoặc trượt ra khỏi vị trí, được gọi thoát vị.
Đĩa đệm bình thường (bên trái) và đĩa đệm bị thoát vị (bên phải). Ảnh: orthoadc
Tiến sĩ Huỳnh Hồng Châu, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Quốc tế City cho biết khi người bệnh gặp các triệu chứng như đau lưng kèm tê chân, teo cơ, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, tê nhiều, yếu chân hơn, rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, cần chụp MRI cột sống lưng để chẩn đoán. Nếu người bệnh đau nhiều ở thắt lưng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để xác định tình trạng bệnh.
Cần phải điều trị để giảm đau và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Tùy triệu chứng và tình trạng bệnh nghiêm trọng mức nào mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa, tập vật lý trị liệu hay phải phẫu thuật. Khi bệnh nhân đau lan dọc chân, bác sĩ sẽ cho giảm đau với thuốc. Triệu chứng nặng hơn như đau nhiều, tê yếu chân thì phải phẫu thuật, 86-97% sẽ hết đau chân.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống. Ảnh: M.T
Trẻ em cần được giáo dục tư thế đứng, ngồi, sinh hoạt hàng ngày luôn giữ cột sống ở thế thẳng. Người lớn không nên ngồi lâu, hạn chế khiêng vác nặng. Đặc biệt không nên cúi lưng bê vật nặng, không ngồi lâu liên tục hơn một giờ. Uống nhiều nước để cung cấp nước cho đĩa đệm, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên tập thể dục.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Mổ lấy con thành công cho thai phụ bị viêm ruột thừa cấp Bằng phương pháp gây tê tủy sống sau đó tiền hành mổ cắt ruột thừa, các bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế City (TPHCM) đã cứu sống thành công hai mẹ con thai phụ bị viêm ruột thừa cấp. Ngày 23.8, Bệnh viện Quốc tế City cho biết, vừa thực hiện thành công ca đại phẫu mổ lấy thai và mổ ruột...