Nộm núc nác, món ngon dân dã của người Tày Hà Giang
Nhắc đến ẩm thực của đồng bào vùng cao Hà Giang là nhắc đến những món ăn dân dã, mộc mạc của rừng núi với những hương vị đặc biệt, khó quên.
Trong số đó không thể không kể đến món nộm thơm ngon từ quả của cây núc nác rừng. Món ăn dân dã này đã trở thành thương hiệu mà bất cứ ai đến đây cũng muốn được thưởng thức.
Hà Giang: Vị riêng món bún vịt của người Tày Trò chơi dân gian của người Dao đỏ ở Hà Giang (bài 2): Vật chày – Trò chơi mang đậm màu sắc huyền bí
Trời vừa vào thu, đồng bào người Tày Hà Giang ở các huyện như Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, thành phố Hà Giang lại lên rừng đi tìm những quả núc nác về làm món ăn ưa thích. Núc nác thuộc họ cây bồ kết, có quả mọc thành từng chùm và xuất hiện nhiều trong rừng. Theo đồng bào dân tộc nơi đây, từ ngọn non tới quả của cây núc nác đều được tận dụng làm bữa ăn hằng ngày. Tuy vậy, các món làm từ loại quả này không phải ai cũng ăn được, nhất là những người không quen ăn vị đăng đắng và hăng của loại quả này. Nhưng nếu đã ăn quen lại thành nghiện.
Những ngọn non của cây núc nác thường được hái về luộc ăn như món rau xanh trong bữa cơm, hoa núc nác còn có thể đem nhồi thịt nướng thơm nức mũi. Nhưng ngon nhất là những món chế biến từ quả của loại cây này. Quả núc nác có thể đem xào, luộc nhưng ngon nhất phải là đem đi làm nộm.
Món núc nác nộm (tiếng Tày gọi Phắc cả nỗm) là một món ăn dân dã nhưng không phải ai cũng có thể chế biến và vì có vị hơi ngăm đắng nên cũng kén người ăn. Qua núc nác làm nộm vốn chỉ là thức ăn thay thế hoặc ăn ghém khi nhỡ bữa, nhưng giờ đã trở thành món đặc sản trong nhiều nhà hàng, quán xá không chỉ ở miền quê, xóm núi mà còn cả nơi đô thị.
Quả núc nác đem về nướng cháy vỏ ngoài
Đồng bào thường chọn hái những quả non độ “bánh tẻ”, chưa già, có màu xanh nhạt về làm nộm. Sau khi hái núc nác về, người ta đưa quả lên bếp nướng qua cho lớp da ngoài phồng rộp như bánh đa.
Khi được hơ lên bếp màu xanh lớp vỏ bên ngoài quả núc nác dần biến thành màu đen. Quả chín dần trong quá trình nướng, tạo ra vị thơm đặc trưng của món ăn. Sau đó dùng dao cạo sạch vỏ bị cháy rồi thái lát mỏng.
Khi nướng quả núc nác tạo ra mùi thơm đặc trưng
Video đang HOT
Đồng bào chọn cá hoặc thịt để làm nộm. Nếu là thịt lợn hoặc gà đều phải luộc chín, thái chỉ; còn cá phải nướng chín sau đó bỏ hết xương, gỡ thành miếng. Chuẩn bị nước cốt chanh, lạc rang giã nhỏ, rau thơm cùng các gia vị như tỏi, giấm, ớt, bột canh… Khi gần dùng bữa thì trộn các nguyên liệu với nhau để giữ cho mỗi nguyên liệu có vị riêng hơn.
Lớp vỏ cháy bên ngoài được cạo sạch
Khi thưởng thức, có thể cảm nhận món ăn này có vị hơi đắng, cay, rất phù hợp với những người ưa vị đắng và theo dân gian thì vị đắng này cũng chính là liều thuốc hữu hiệu để trị bệnh đau dạ dày. Chính vì vậy, món nộm ngon phải có vị ngăm ngăm đắng của quả núc nác, chua của chanh, hơi cay của ớt và tất nhiên không thể thiếu kinh giới, húng, mùi tàu. Các loại rau thơm sẽ làm cho món nộm có thêm màu xanh bắt mắt cạnh màu xanh nhạt của quả núc nác, màu trắng của thịt, cá và loáng thoáng màu đỏ tươi của ớt. Tất cả gắn quyện như một bản nhạc đa âm sắc, thưởng thức một lần lại thòm thèm muốn ăn nữa.
Món nộm núc nác ăn vào có vị ngăm đắng và dôn dốt chua
Dù ban đầu khi mới thưởng thức, thực khách sẽ có cảm giác về vị đắng nơi đầu lưỡi nhưng nơi cuống lưỡi lại đọng vị ngọt, thật đúng như lời khen khi cho rằng đây là một món ăn ngon của người Tày. Trước kia núc nác thường chỉ có ở trên rừng, song hiện nay loài cây này đã được nhiều người dân đem về trồng và cho ra những mùa hoa, quả hiền hòa hữu dụng.
Món nộm núc nác hay được người Tày ở Hà Giang sử dụng tới bởi nó không chỉ là món ăn mà còn là một vị thuốc quý. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc chưa bệnh ngoài da. Hạt dùng trị: viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ,viêm phế quản cấp và ho gà…
Sự thuần khiết và hoang dã của món nộm từ quả núc nác không chỉ hấp dẫn bà con dân bản mà còn được rất nhiều người ở khu vực thành thị ưa chuộng. Những quả núc nác xanh mướt không chỉ được bày bán tại ven những con đường trên vùng núi, những chợ phiên hay một số chợ ở thành phố Hà Giang, mà dần trở thành đặc sản của các nhà hàng hiện nay.
Món cháo độc chỉ ngon về đêm, bị cảm, mệt mỏi ăn cháo này xong rất nhanh hồi phục
Món cháo độc này hay được mọi người tìm ăn ban đêm, càng lạnh càng ngon, càng bị cảm, mệt mỏi càng nhanh hồi phục, lỡ trúng độc thì nhanh chóng mát xa, tẩm quất là khỏi.
Lần đầu ăn cháo độc
Đấy là món cháo ấu tẩu - đặc sản của Hà Giang, món ngon quen thuộc với những người đi Đồng Văn, Hà Giang.
Chuyến lên Hà Giang trao quà Vòng tay Nhân ái cho hai chị em bé mù ở bản Lao Xa (Đồng Văn, Hà Giang) gặp trời mưa, đường trơn tới mức mấy anh bộ đội lái xe máy đi trước vào cua ngã quay lơ giữa, còn tôi thì bị cảm dọc đường.
Tới Tráng Kìm đã 8 giờ sáng mà đất trời Hà Giang mới hửng và khá lạnh. Anh bộ đội biên phòng chở tôi bỗng đi chậm và rẽ sang đường, dừng bên 1 quán lá đơn sơ. Trong đó có chị bán hàng và nồi cháo đang lục bục sôi. Anh bảo tôi vào đó ăn bát cháo ấu tẩu rồi đi tiếp.
Tôi ngạc nhiên, vì nghe nói ấu tẩu là củ có độc, mà cháo ấu tẩu chắc là "cháo độc" nên ngại. Anh bộ đội bảo tôi cứ ăn đi, không chết người đâu. Có ăn mới nhanh hồi phục, mới có sức lên được bản Lao Xa. Vậy là tôi nhắm mắt nhắm mũi cầm bát cháo lên ăn. Ngay thìa đầu tiên đã cảm nhận được vị lạ, vài thìa sau thấy rất ngon miệng, ấm sực cả người, ăn hết bát thì toát mồ hôi, hết mệt mỏi, thể lực phục hồi.
Tiếp tục hành trình anh bộ đội biên phòng vừa lái xe, vừa kể cho tôi nghe về món cháo ẩu tẩu kịch độc đó là đặc sản nổi tiếng, là thần dược cứu người đi núi, đi rừng bị cảm của người Mông ở Hà Giang. Cháo ẩu tẩu Hà Giang không dễ nấu, mà quán cháo ngon không phải ai cũng biết tìm đến mua ăn, bởi rừng núi hoang sơ, đi rất lâu trên đường núi mới gặp người.
Củ ấu tẩu - nguyên liệu chính nấu món cháo độc. Cháo ấu tẩu Hà Giang có cả bốn mùa nhưng đặc biệt chỉ bán vào buổi tối, nhưng đặc sản này chỉ ăn vào buổi tối ở Hà Giang. Ảnh minh họa.
Cách ăn cháo ấu tẩu và chữa bị trúng độc kỳ lạ?
Củ ấu tẩu chỉ có tại vùng núi cao phía Bắc (còn gọi là ô đầu, phụ tử), trông khá giống củ ấu dưới xuôi. Độc tính trong củ ấu tính nóng, vị cay tê, hay được bà con ngâm chân mát xa chữa đau nhức chân, cảm gió.
Bà con người Mông Hà Giang lại biến thứ củ độc tính này thành đặc sản núi rừng rất đặc trưng, biến tấu với các gia vị, thực phẩm khác để thêm hương vị để chiều lòng du khách. Để loại bỏ độc tố trong của ấu tẩu, bà con ngâm củ trong nước gạo đặc sánh để qua đêm. Sau đó bắc lên bếp ninh 5 - 6 tiếng thật nhừ, mới bỏ sang nồi khác ninh cùng gạo nếp cái hoa vàng, gạo tẻ, nước hầm xương tới khi hạt gạo nhừ và sánh lại.
Cháo ấu tẩu dân dã giờ kết hợp với thịt nạc băm, muối tiêu, hành hoa, tía tô. Một số quán còn hầm thêm chân giò cho món cháo thêm ngon. Kinh nghiệm của nhiều người đi Hà Giang cho biết, một tô cháo ấu tẩu khá to nên nếu chưa ăn bao giờ, hoặc đi cùng bạn thì gọi 1 tô rồi mượn bát con chia nhau ăn thử, nếu thấy ngon và ăn thêm được hãy gọi tiếp.
Hầu hết mới ăn lần đầu sẽ chưa quen và sẽ bị vị đắng xộc lên, nhưng chỉ vài thìa sau sẽ thấy vị ngọt dịu trong họng. Cháo được ăn với thịt bằm, rau thơm, hành hoa, lá tía tô và có thể thêm quả trứng gà sống quấy ngay để ăn khi nóng.
Cháo độc ấu tẩu nấu thịt bằm. Ảnh minh họa.
Nấu cháo ấu tẩu không được dùng nồi hầm, nồi áp suất ninh vì làm củ ấu tẩu nhanh nhừ sẽ không thoát hết chất độc ra ngoài. Ăn phải chất độc trong củ ấu tẩu sẽ ngay lập tức bị tê cứng tứ chi, huyết mạch tắc nghẽn, gây đông máu... có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Để thưởng thức hương vị chuẩn chỉ của cháo ấu tẩu người ta sẽ dùng một muỗng nhỏ múc đủ rau, cháo và thịt - mà không bỏ ớt, giấm, tiêu vội vì gia vị nồng sẽ át đi tinh túy vốn có của món ăn.
Miếng đầu tiên để cảm nhận hết hương vị nguyên thủy của cháo ấu tẩu, có thể biết cháo đạt hay chưa. Nếu thấy đầu lưỡi hơi tê thì ấu tẩu vẫn còn chất độc - nhưng đừng sợ vì người nấu luôn ăn thử để đảm bảo chất lượng cháo.
Hương vị cháo ngậy, thơm, cay xen lẫn vị đắng độc đáo của củ ấu tẩu. Người chưa quen có thể khó nuốt, nhưng sau vài thìa là vị đắng kia sẽ thành ngòn ngọt đầu lưỡi.
Cháo ấu tẩu là sự giao hòa giữa vị nước hầm xương béo ngậy cùng mùi thơm gạo nếp và một chút vị đắng xen lẫn chút cay cay của củ ấu tẩu.
Cháo ấu tẩu Hà Giang có cả bốn mùa nhưng đặc biệt chỉ bán vào buổi tối, nhưng đặc sản này chỉ ăn vào buổi tối ở Hà Giang.
Cách duy nhất để biết cháo chín chưa là nếm thử. Khoảng vài phút sau khi nếm thấy lưỡi tê cứng, máu đông cứng ắt hẳn chưa hết độc tố . Nếu có người trúng độc do ăn cháo ấu tẩu, cách sơ cứu tốt nhất là tẩm quất, mát xa nhanh chóng (nếu giác hơi được thì càng tốt) nhằm loại bỏ tối đa độc tố ra khỏi cơ thể.
Nhưng đó là lời tư vấn truyền miệng của người dân, còn khi có dấu hiệu trúng độc ấu tẩu, để đảm bảo an toàn cho tính mạng cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu đúng cách, kịp thời.
Cháo ấu tẩu đặc sản Hà Giang còn là món ăn bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, giải cảm, hồi phục sức khỏe cho du khách đến Hà Giang bị say xe, mệt mỏi... để tiếp tục chuyến đi dài.
Món ngon hiếm thấy: Nộm quả núc nác Quả núc nác (tên gọi khác là quả quao) là một loại quả dại. Hoa, quả và ngọn của núc nác có thể làm được nhiều món ăn như: hoa núc nác nhồi thịt, ngọn núc nác luộc chấm mẻ, nộm quả núc nác... Nộm quả núc nác - món ăn thường có ở các tỉnh miền núi Hàng năm, cứ vào mùa...