Nokia trình làng điện thoại Symbian dát vàng
Hãng sản xuấti Phần Lan Nokia vừa công bốẫu smartphone cao cấp mớy trên nn tảng Symbian mang tên Nokia Oro. Đáng là chiếi nàyc dátng,á sapphire dat tin.
Chiếi dátt tin của Nokia.
Nokia Oro v cơ bản làột phiên bản mới của model C7 với lớp vin xung quanh phíc là từng 18 carat. Mt trớc bàn phíc là bằá sapphire chống xớc cng hơn 8 lần so với kính, mt sac bao phủ bởi lớp da Caledonian cao cấp.
Nokia Oro sử dụng phiên bản Anna mới nhất của hệiu hành Symbia, hỗ tr kết nối microUSB, Bluetooth, Wi-Fi, GPS 3G với HSDPA. Máyc trang bịàn hình AMOLED ClearBlack 3,5 inch cộ phân giải nHD.
Nokia Oro sẽc bán ra ở châu Âu, Đông Âu, Trung Quốc Trung Đông với mc giá lên tới 1122 USD.
Nokia Oro là phiên bản mới củai C7.
Mt trớc máyc dátng.
Mt sau máyc là bằng dat tin.
Nhật ký 7 ngày với HTC Desire S: Nhỏ nhưng có võ
HTC Desire S hội tụ đủ tất cả các yếu tố mà chúng ta đòi hỏi ở 1 chiếc smartphone: Thiết kế đẹp, chắc chắn, hoạt động mượt mà và đa năng. Hãy cùng cùng chúng tôi trải nghiệm 7 ngày với Desire S.
Là một hardcore fan của HTC, tôi gắn bó với những sản phẩm đến từ hãng sản xuất Đài Loan suốt 3,4 năm qua (và thậm chí là lâu hơn nếu tính cả các smartphone chạy Winmo đóng mác O2 do HTC gia công). Lý do lớn nhất khiến tôi gắn bó lâu như vậy với smartphone của HTC có lẽ gói gọn trong 3 chữ: "không thích iPhone". Cách đây vài ba năm, các smartphone của Samsung vẫn tỏ ra yếu ớt, nữ tính với thiết kế vỏ nhựa (và đến bây giờ vẫn vậy), Motorola thì không có model nào thuyết phục còn Sony Ericsson có giá bán cao so với tính năng.
Tóm lại, sự lựa chọn của tôi bị giới hạn ở HTC, LG (Nokia đã bị gạch tên ngay khỏi danh sách vì tôi không dùng Symbian). Và tôi quyết định chọn HTC vì hãng này có vẻ sử dụng nhiều... kim loại hơn trong thiết kế của mình. Đối với tôi, thiết kế chắc chắn và trọng lượng đầm tay luôn là một trong những yếu tố quyết định khi chọn mua điện thoại.
Video đánh giá HTC Desire S do chúng tôi thực hiện
Nói hơi dài dòng một chút về sở thích cá nhân để các bạn có thể hiểu được khi mẫu thử của chiếc HTC Desire S đến tay, tôi đã cảm thấy phấn khích như thế nào. HTC Desire S là sản phẩm do công ty HTC Việt Nam phân phối chính thức từ hôm 05/05 vừa qua, máy hiện tại được bán với giá 11.7 triệu, tặng kèm thẻ nhớ 8GB. Rất cám ơn HTC Việt Nam đã cung cấp sản phẩm để tôi có thể gửi đến bạn đọc những đánh giá về chiếc smartphone này.
Cất tạm chiếc Desire HD đang dùng vào tủ, tôi bắt đầu 1 tuần trải nghiệm HTC Desire S, và sau đây là câu chuyện về 1 tuần sử dụng của tôi.
Ngày 1: Thứ 4
Buổi chiều tôi lấy máy, trời mưa tầm tã, Hà Nội gần như thành 1 biển nước. Cả đường Huỳnh Thúc Kháng lênh láng như 1 cái hồ bơi loại nhỏ. Mẫu thử tôi được cấp không có hộp, nhét máy vào túi mà mấy lần tôi cứ phải dưa tay lên ấn thử xem nó có... còn trong túi hay không. Vốn quen dùng các smartphone cỡ lớn với màn hình 4.3 inch, tôi có cảm giác Desire S hơi lọt túi. Tuy vậy, sau vài ngày sử dụng tôi rất nhanh chóng làm quen với kích thước của Desire S.
Buổi tối hôm đó, sau khi về đến nhà, tôi bắt đầu lấy máy ra ngồi nghịch, cảm giác đầu tiên là máy cầm rất vừa tay. Tất nhiên ai ai cũng muốn màn hình của điện thoại phải thật to thì xem phim, duyệt Web, xem ảnh mới đã mắt, bản thân tôi cũng hoàn toàn hài lòng với màn hình 4.3 inch trên chiếc Desire HD vẫn dùng.
Tuy nhiên cỡ màn hình nhỏ chỉ 3.7 inch cũng chứng tỏ những ưu thế nhất định: Thứ nhất là máy gọn gàng hơn và cầm thoải mái hơn. Dường như các smartphone có màn hình lớn hơn 4inch đều là "quá khổ" so với cơ địa của người Việt Nam.
Sử dụng Desire HD tôi cảm thấy rất vất vả khi phải cầm máy 1 tay, và việc soạn thảo bằng bàn phím cảm ứng gặp nhiều khó khăn, hay gõ nhầm vì ngón cái không bao quát được hết màn hình. Thứ 2 là màn hình nhỏ nhưng phân giải vẫn đạt 480 x 800 khiến cho độ nét của màn hình cao hơn hẳn. Dù vẫn không thể so sánh được với iPhone 4, nhưng màn hình của Desire S cũng rất sắc sảo. Màu sắc hiển thị của Desire S cũng rực rỡ hơn đàn anh Desire HD nhờ sử dụng S-LCD.
Video đang HOT
Một điểm nữa khiến tôi cảm thấy rất thiện cảm với Desire S đó là thiết kế nhôm liền khối của máy. Vỏ máy sử dụng kim loại sẽ cho cảm giác chắc chắn và trọng lượng "thuyết phục" hơn hẳn các thiết kế vỏ nhựa. Các góc máy của Desire S được bo tròn và ôm rất sát vào lòng bàn tay khiến cho máy nằm một cách rất tự nhiên, không hề có cảm giác cấn hay gượng dù máy cũng khá dày.
Việc chuyển danh bạ, tin nhắn SMS cũng rất đơn giản nhờ công cụ có sẵn trong máy, tôi chỉ mất 15 phút là đã đưa được toàn bộ dữ liệu từ chiếc Desire HD sang Desire S.
Ngày 2: Thứ 5
6h sáng, tôi giật mình vì tiếng chuông báo thức... oang oang ngay bên tai. Thủ phạm chính là chiếc Desire S để đầu giường. Tiếng chuông báo thức to hơn hẳn mọi ngày khiến tôi hơi bất ngờ. Không thể nghĩ được rằng loa ngoài của Desire S lại lớn đến vậy.
Bật ngay 1 bài hát để kiểm chứng, không nghi ngờ gì nữa, chắc chắn loa ngoài của Desire S có "công lực" hơn hẳn người anh em Desire HD, và thuộc loại lớn trong số các mẫu smartphone mà tôi từng sử dụng. Thực tế trong mấy ngày thử nghiệm, Desire S đã được ghi nhận là chiếc smartphone đầu tiên mà tôi không dám để âm lượng chuông ở mức tối đa. Dù vậy chất âm của loa ngoài trên Desire S lại không thực sự thuyết phục, âm lượng lớn nhưng lại có cảm giác âm thanh nghẹt, bó và khi mở hết âm lượng nếu gặp những âm bass "có lực" một chút thì tiếng loa hơi vỡ.
Loa ngoài của Desire S lớn đến bất ngờ.
Nói chung việc nghe nhạc bằng loa ngoài điện thoại chẳng bao giờ đủ sức thỏa mãn những đôi tai khó tính, nếu bạn có ý định sử dụng điện thoại để nghe nhạc, tốt nhất là nên sắm lấy một chiếc tai nghe. Nhưng nói gì thì nói, với nhiệm vụ thể hiện chuông, âm báo thì loa ngoài của Desire S đã hoàn thành xuất sắc phần việc của mình.
Mẫu thử mà tôi có trong tay cũng không đi kèm tai nghe, tuy nhiên tôi nghĩ nhiều khả năng Desire S sẽ đi kèm với chiếc tai nghe giống như Desire HD, và phải nói là chất âm của chiếc tai nghe đó không có gì đặc sắc nếu không muốn nói là khá tệ.
1 tiếng sau tôi đã bon bon trên đường với chiếc Desire S yên vị trong túi. Có cuộc gọi đến, tôi rút điện thoại ra khỏi túi và cảm thấy hài lòng. Kích thước nhỏ của Desire S lại một lần nữa chứng tỏ ưu thế của mình: ngay cả khi túi quần bò khá chật và ở tư thế ngồi trên xe nhưng tôi vẫn dễ dàng lấy máy ra. Đối với Desire HD việc rút điện thoại ra khỏi túi trong những tình huống tương tự có thể sẽ là cả 1 cuộc đánh vật.
Desire S khá gọn nhưng đồng thời cũng hơi dày.
Khi dùng Desire S để đọc bản vẽ AutoCad thì cỡ màn hình nhỏ lại "phô" yếu điểm của mình: các nét vẽ ríu vào nhau, phải zoom lớn lên mới đọc được rõ ràng.
Đến gần trưa khi đọc 1 tin nhắn lúc đứng ở ngoài cửa tôi mới cảm thấy hơi thất vọng với khả năng chống lóa của màn hình Desire S. Mặc dù màn hình S-LCD của Desire S được quảng cáo là cho khả năng hiển thị tốt hơn dưới ánh sáng mặt trời so với người tiền nhiệm LCD, nhưng theo nhận định của tôi thì cả 2 công nghệ này cũng chẳng hơn kém nhau bao nhiêu. Dù ánh nắng lúc đó không gắt lắm nhưng màn hình của Desire S vẫn bị lóa và rất khó đọc. Với 1 người thường xuyên hoạt động ngoài trời như tôi, khả năng chống lóa kém của màn hình thực sự là một yếu điểm khó tha thứ.
Chiều tối khi về nhà, pin của máy vẫn còn ở mức xanh. Chứng tỏ Desire S dư sức vượt qua 1 ngày với mức độ hoạt động cao: liên tục gửi nhận email, gọi điện thoại, nhắn tin và nghe nhạc, đọc tin tức và xem 1 vài clip flash cùng khoảng nửa tiếng chơi Angry Bird Rio với độ sáng màn hình luôn ở thiết lập cao nhất vì sử dụng ngoài trời nhiều. Nếu là chiếc Desire HD, chắc chắn đã "cắn" đến viên pin dự trữ. Tôi quyết tâm không sạc để thử độ "lỳ" của pin trên Desire S.
Ngày 3: Thứ 6
Không có gì nhiều để nói về Desire S trong ngày hôm nay ngoại trừ việc khoảng 10 giờ sáng cuối cùng pin của máy cũng chịu "đầu hàng". Như vậy là nếu sạc đầy và xả cạn thì pin của Desire S có thể gánh hơn 1 ngày hoạt động nặng nhọc.
Quan điểm của tôi đối với vấn đề pin trên smartphone đó là chỉ có những mốc 1 ngày, 2 ngày là thực sự đáng kể, còn thêm 1 buổi sáng hay vài tiếng sử dụng cũng chẳng giúp được gì nhiều. Thà chiếc smartphone của bạn hết pin vào... tối hôm trước còn hơn là nó "hết xí quách" vào giữa buổi sáng hôm sau khi bạn đang làm việc. Vì vậy với những ai cảm thấy không thể rời chiếc Desire S của mình 24/24 thì lựa chọn khôn ngoan nhất là sạc đầy pin trước khi ra khỏi nhà vào buổi sáng hoặc đem theo 1 viên pin dự trữ.
Màn hình trên Desire S chỉ tiêu thụ khoảng 40% pin, 1 con số rất ấn tượng nếu bạn biết rằng chiếc màn hình trên chiếc Desire HD của tôi vẫn "cắn" khoảng 70% lượng điện năng mà máy tiêu thụ.
Nhìn chung thời lượng sử dụng pin của Desire S không thực sự ấn tượng, nhưng cũng không có gì đáng chê trách. Cũng giống như các smartphone khác, viên pin trên Desire S sẽ đủ sức cấp "máu" cho bạn trong 1 ngày làm việc hết công suất. Một điểm đáng mừng nữa là có vẻ như công nghệ Super LCD thực sự tiết kiệm điện hơn hẳn so với LCD vì lượng tiêu thụ pin của chiếc Desire HD vào màn hình luôn gần gấp đôi so với Desire S mặc dù thiết lập độ sáng của Desire HD luôn ở mức thấp hơn. Tất nhiên kích cỡ màn hình cũng ảnh hưởng nhiều đến sự khác biệt này, tuy nhiên không thể phủ nhận sự đóng góp của S-LCD vào việc màn hình của Desire S tiết kiệm pin hơn.
Buổi chiều hôm đó Desire S làm tôi giật mình khi đang duyệt web bỗng nhiên... tắt phụt. Sau đó máy tự khởi động lại và hoạt động bình thường. Nhưng có vẻ như đây chỉ là 1 "phút ngẫu hứng" của máy vì trong mấy ngày sử dụng sau đó tôi không thấy hiện tượng này lặp lại.
Ngày 4: Thứ 7
Một ngày nhàn rỗi, buổi sáng dậy đi tập thể dục. Và đây là lần đầu tiên tôi thử sử dụng Desire S vào việc nghe nhạc mà không dùng tai nghe của HTC thay vào đó sử dụng chiếc UE Triple.fi để thử xem Desire S có thể cung cấp chất lượng âm thanh tới mức nào.
Giắc cắm 3.5 mm khiến Desire S trở thành 1 máy MP3 thực thụ, giúp người sử dụng bỏ được việc phải mang theo iPod.
Phải nói là tôi hoàn toàn thấy thỏa mãn với chất lượng âm thanh của Desire S. Ở chế độ nghe nhạc bình thường, Desire S không có gì đặc sắc ngoài việc Widget chơi nhạc của HTC trên Desire S khá đẹp và tiện mặc dù bạn không làm được gì nhiều ngoài việc phát lệnh chơi-dừng, tua bài, lặp bài (không tua nhanh trong bài được). Thế nhưng "vũ khí bí mật" của Desire S lại nằm ở các công nghệ xử lý âm thanh được HTC tích hợp như giả lập âm thanh vòm SRS .
Widget chơi nhạc của HTC được thiết kế đẹp và hữu dụng.
Khi nghe nhạc không bật các hiệu ứng này, có cảm giác âm thanh "ghì" và xuất phát từ đâu đó giữa 2 tai không được tự nhiên, nhưng bật SRS lên, âm thanh bỗng trầm xuống, đồng thời tiếng bass cũng trở nên có lực hơn hẳn. Mặc dù không phải là một người thích nghe nhiều bass, nhưng tôi phải thừa nhận tiếng bass của Desire S khi bật SRS quá tuyệt vời.
Tiếng trống bass nện rất có lực và cảm giác nghe rõ được cả âm "nẩy". Và dù chất âm của UE Triple.fi hơi thiên về dải âm cao và trung nhưng khi bật SRS chất âm lại ngả về Bass và ấm hơn hẳn. Tuy nhiên với những ai không thích nghe nhiều bass thì có lẽ sẽ không đươc hưởng lợi nhiều từ SRS vì bật tính năng này lên tiếng bass đôi lúc lại hơi lấn át các dải âm còn lại.
Buổi tối hôm đó tôi đi xem vũ đoàn của Mỹ đến biểu diễn khiêu vũ ở Thiên Đường Bảo Sơn, và thử ghi lại 1 vài đoạn video để kiểm tra chất lượng camera của Desire S. Kết quả không gây nhiều ngạc nhiên: Camera của Desire S vẫn tệ như "truyền thống" của các smartphone đóng mác HTC. Dù là 8 Mp như trên Desire HD hay 5 Mp như trên Desire S thì chất lượng quay phim cũng tồi...như nhau.
Camera sample của Desire S.
Camera trên Desire S đo sáng không chuẩn khiến video bị "cháy", đồng thời liên tục mất nét. Âm thanh trong clip khá tốt, rõ ràng và tách bạch. Bài test quay phim các đối tượng có độ tương phản quá lớn trong điều kiện thiếu sáng thế này là 1 bài test rất khó đối với các camera của smartphone và hoàn toàn có thể thông cảm được cho Desire S về thể hiện yếu kém ở mảng này.
Sample ảnh chụp từ Desire S với flash và chụp trong điều kiện thiếu sáng. Nước ảnh khá nhiễu và màu sắc hơi dại, nhìn chung chất lượng camera của Desire S không tốt lắm. Khả năng lấy nét cũng khá tệ trong điều kiện thiếu sáng.
Ảnh chụp bằng camera của Desire S cũng xảy ra tình trạng tương tự, màu ảnh giả và "dại", hay bị out focus khi lấy nét vào những đối tượng có tương phản thấp và nhất là chụp trong điều kiện thiếu sáng.
Phần mềm chụp ảnh có khá nhiều tùy chọn.
Ngày 5: Chủ Nhật
Không có gì nhiều để nói về Desire S trong ngày hôm nay ngoài việc tôi phát hiện ra hình như ăng ten wifi của máy được đặt vào miếng nhựa ở gần camera. Nên kinh nghiệm là nếu sử dụng Desire S trên mạng Wifi có mức sóng chập chờn thì tốt nhất là tránh đặt tay vào phần này của máy nếu không muốn máy bị "rớt mạng". Chất lượng cuộc gọi của Desire S có vẻ rất tốt theo nhận xét của những người nói điện thoại với tôi: ở những vị trí mà những smartphone khác cho chất lượng cuộc thoại kém, tiếng thoại vỡ và bị rớt sóng thì Desire S vẫn đảm bảo chất lượng thoại tương đối tốt.
Ăng-ten Wifi của Desire S có lẽ được bố trí ở phần nhựa chụp camera và loa ngoài này.
Buổi chiều hôm đó tôi có việc phải đi công tác bằng ô-tô và Desire S để lộ ra 1 điểm yếu trong thiết kế của mình: cổng USB được bố trí ở bên sườn máy khiến cho máy không thể cắm sạc được khi đang kẹp vào dock. Khi sử dụng trên ôtô, tính năng quan trọng nhất của smartphone là GPS, và GPS "ngốn" pin rất nhanh vì thế tôi thường cắm sạc liên tục cho điện thoại. Rõ ràng yếu điểm này sẽ là 1 điểm khó chịu cho những ai thường xuyên đi xa bằng ôtô và sử dụng smartphone làm thiết bị dẫn đường.
Cổng USB bố trí ở sườn máy.
Gây khó khăn cho việc sử dụng Desire S bằng dock sạc hoặc dock gắn vào kính chắn gió trên ô tô vì các dock này chặn đúng vào vị trí có cổng USB.
Thử nghiệm bắt tín hiệu GPS với Desire S cho kết quả khá tốt, máy chỉ mất chừng 40s cho lần fix tọa độ đầu tiên và chừng 10-15s cho những lần tiếp theo.
Ngày 6: Thứ 2
Desire S có camera trước với phân giải VGA phục vụ cho việc thoại hình.
Lần đầu tiên tôi có điều kiện thử nghiệm tính năng thoại hình trên Desire S. Trang bị Camera trước, Desire S còn được HTC rất ưu ái khi "thửa" riêng 1 phiên bản Skype, tuy nhiên không thấy Skype được cài sẵn trong máy, tôi nhận được lời giải thích từ đại diện truyền thông của HTC là do lỗi bảo mật của ứng dụng này, Skype tạm thời chưa được cài sẵn trên Desire S, nhưng sau này Skype sẽ được cung cấp miễn phí đến người dùng Desire S dưới dạng 1 bộ cài độc lập trên HTC Hub.
Sử dụng Fring để thoại hình, thấy chất lượng cuộc thoại không có gì để phàn nàn, rõ ràng việc HTC đưa camera trước trở lại với Desire S là 1 bổ sung rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên lạ 1 điểm là tôi không thể nào tìm được cách gọi video call qua mạng 3G của Viettel dù tài khoản đã đăng ký dịch vụ này, vì vậy Video Call dường như bị giới hạn ở các dịch vụ video chat qua kết nối internet.
Và cũng lần đầu tiên tôi tìm được 1 câu trả lời "có vẻ hợp lý" cho thiết kế vuốt cong của phần đuôi Desire S: Với phần đuôi nhô lên, khi đặt Desire S úp mặt xuống sẽ giảm thiểu khả năng màn hình bị xước do tiếp xúc với các bề mặt cứng thêm nữa nếu có lỡ đánh rơi, màn hình của Desire S cũng không bị va chạm trực tiếp nên khó vỡ hơn. Nếu thực sự ý định của các thiết kế sư của HTC có ý tưởng đó trong đầu khi vuốt cong phần dưới của Desire S thì đó thực sự là 1 ý tưởng rất hay, dù hơi lắt léo. Đúng chất "Quietly Brilliant" như khẩu hiệu của HTC.
Phần dưới của Desire S được vuốt cong, có lẽ để tránh xước và tránh va đập cho màn hình.
Ngày thứ 7: Thứ 3
Ngày cuối cùng trong 1 tuần trải nghiệm HTC Desire S, thực sự chiếc smartphone này gây được rất nhiều thiện cảm đối với tôi. Desire S hội tụ đủ những gì tôi cảm thấy 1 chiếc smartphone nên có: Thiết kế cứng cáp, màn hình đẹp, thời lượng sử dụng pin hợp lý, giao diện hoạt động mượt mà và chất lượng âm thanh qua tai nghe ở mức tuyệt vời. Ngay cả thiết kế của Desire S mà ở cái nhìn đầu tiên có thể cảm thấy quá giống với các smartphone của HTC trong thời gian gần đây, nhưng trong quá trình sử dụng, dần dần tôi nhận ra rằng Desire S cũng có những điểm rất riêng trong ngoại hình: Từ phần đuôi máy vuốt cong cho đến những góc máy bo tròn, mặt lưng chia mảng... Phải thừa nhận ra sau 1 tuần sử dụng, tôi lại thấy chiếc Desire S không hề lặp lại thiết kế của các đàn anh.
Những nâng cấp trên Desire S không có gì là nổi trội và nó cũng không phải chiếc smartphone mạnh mẽ nhất mà bạn có thể tìm mua, tuy nhiên điểm mạnh nhất của Desire S đó là sự đồng đều và toàn diện của smartphone này.
Bạn cần 1 chiếc điện thoại phục vụ cho công việc giải trí và lướt web? Desire S sẽ làm tốt những nhiệm vụ đó. Bạn cần 1 chiếc điện thoại hỗ trợ mình trong công việc văn phòng như đọc văn bản, gửi nhận email? Desire S đủ khả năng để trở thành 1 trợ thủ đắc lực cho bạn. Ngay cả nếu bạn đặt nặng mảng "nghe-nhìn" thì Desire S cũng sẽ không làm bạn cảm thấy thất vọng. Dù rằng vẫn tồn tại 1 vài "hạt sạn" khá vô lý như chỗ bố trí cổng USB, chất lượng camera tồi, nhưng rõ ràng bạn khó có thể tìm được 1 lý do đủ lớn để thấy "ghét" Desire S.
Sử dụng chip lõi đơn có thể coi là 1 trong những hạn chế lớn nhất của Desire S khi mà các ứng dụng, trò chơi phát triển trên nền tảng lõi kép đã bắt đầu "rục rịch" ra mắt. Sử dụng chip lõi đơn trong thời điểm này thực sự không phải là sự lựa chọn khôn ngoan.
Desire S sẽ trở nên lạc hậu trước 1 "binh đoàn" các smartphone dùng CPU đa nhân trong thời gian tới. Nhưng nếu như bạn không phải là người quá khắt khe về hiệu năng cũng như điểm benchmark của thiết bị mà mình sở hữu, thì Desire S vẫn đủ sức thực hiện mượt mà tất cả những gì bạn cần ở 1 chiếc smartphone cao cấp. Và nói cho cùng, tuy rằng giá của Desire S gần 12 triệu đồng không phải là rẻ đối với 1 chiếc smartphone, nhưng những smartphone lõi kép đều sẽ "đòi" bạn chi thêm từ 2-4 triệu đồng nữa. Một khoản đầu tư không hề nhỏ và cũng sẽ không chứng tỏ tác dụng cụ thể nếu nhu cầu về tốc độ xử lý của bạn không quá cao.
Tóm lại nếu bạn cần 1 chiếc smartphone phục vụ cho công việc cũng như giải trí mà không đòi hỏi quá cao về cấu hình cũng như điểm benchmark và "hầu bao" của bạn ở mức trên 10 triệu thì HTC Desire S là một sự lựa chọn hợp lý. Những đối thủ của Desire S ở cùng mức cấu hình và tầm giá thực sự không nhiều trong đó nặng ký nhất có thể kể tới là Samsung Galaxy S.
Mặc dù thua kém đôi chút về sức mạnh đồ họa cũng như chất lượng màn hình, nhưng Desire S cũng có 1 vài lợi thế so với đối thủ, chủ yếu là ở thiết kế vững chãi và chất lượng thân vỏ tốt. Sự lựa chọn hoàn toàn thuộc về bạn, tuy nhiên tôi nghĩ rằng tốt nhất trước khi chọn mua chiếc điện thoại nào trong số 2 smartphone kể trên, bạn hãy ra tận cửa hàng và thử trải nghiệm cảm giác sử dụng của chúng. Trăm nghe không bằng 1 thấy, trăm thấy không bằng 1...sờ. Bỏ ra chút công sức và bạn sẽ không phải cảm thấy hối hận vì quyết định của mình.
Cấu hình:
SoC Qualcomm QSD 8255 1GHz,
Android 2.3 với HTC Sense 2.1
ROM eMMC 4GB dung lượng hiệu dụng 1,1GB.
RAM 768MB, pin 1450 mAh.
Camera : Sau 5Mpx, Trước VGA.
Màn hình S-LCD 3.7 inch 480 x 800.
Theo Bưu Điện VN
Điện thoại chạy Windows 7 lẫn Symbian ra mắt Hôm nay, DoCoMo giới thiệu chiếc smartphone chạy hai hệ điều hành F-07C do Fujitsu sản xuất. F-07C được xem là chiếc tablet lai điện thoại có bàn phím QWERTY với thiết kế siêu mỏng, máy có kích thước 125 x 61 x 19,8 mm, nặng 218 gram, sử dụng bộ vi xử lý Atom tốc độ 1,2GHz. Model này có màn hình...