Nokia PureView: Nỗ lực phút thứ 89?
Nokia đang đặt cược rất lớn vào tính năng chụp ảnh trên các smartphone của hãng. Cái tên PureView giờ đây đã trở thành một trong những tính năng “câu khách” chính của smartphone Nokia.
Thậm chí bản thân Nokia cũng không hề dấu diếm giấu giếm (cảm ơn độc giả minh đã giúp chúng tôi nhặt sạn) ý định đánh chiếm thị trường smartphone bằng khả năng chụp ảnh xuất sắc. Và sự thực là Nokia hoàn toàn có năng lực chế tạo ra những chiếc camera phone có chất lượng vô cùng thuyết phục.
Nokia có đúng khi đặt cược lớn vào PureView?
Qua 1 thời gian sử dụng thử Lumia 920 tôi phải thừa nhận một điều rằng hiện tại chất lượng ảnh trong môi trường thiếu sáng của camera PureView trên Lumia 920 đang dẫn đầu cả thị trường và nó bỏ lại cả những đối thủ “đầu ngành” một khoảng rất xa khi nói tới ảnh thiếu sáng. Tính năng Camera đang dần trở thành mấu chốt cạnh tranh cũng như nhân tố mà Nokia muốn bám vào để trở nên nổi bật giữa đám đông.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu tính năng camera xuất sắc có đủ sức cứu vớt 1 Nokia đang ngập chìm trong khó khăn và nợ nần?
Nokia đang trong tư thế lao dốc không phanh. Mỗi ngày, nguy cơ đắm thuyền với Nokia càng hiện hữu.
Ngày ấy, bây giờ
Nếu cách đây 4,5 năm chúng ta đặt ra câu hỏi này, câu trả lời của tôi dứt khoát sẽ là không. Cách đây mới chỉ 4,5 năm, Camera trên điện thoại được chúng ta sử dụng như 1 tính năng phụ. Ảnh chụp ra từ điện thoại thường không đủ chất lượng để đem đi in, cũng không đủ chất lượng để làm wallpaper. 1 bức ảnh chụp ra từ điện thoại khi đó chỉ đơn thuần là “chụp cho vui”, chúng ta lưu trữ nó trong máy và sau đó quên bẵng đi. Tất nhiên khi camera chỉ là 1 tính năng phụ, việc chọn đó là công cụ để cạnh tranh như Nokia đang làm dường như là không logic.
Từ thế hệ iPhone 1 đến iPhone 4S, chất lượng ảnh chụp đã là 1 trời 1 vực.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, khi đặt ra câu hỏi ở trên chúng ta lại nhìn nhận vấn đề dưới 1 góc độ khác: Camera không còn là 1 tính năng phụ không có thì thiếu, có thì thừa nữa. Điều gì gây nên sự chuyển cực trong vai trò của Camera trên smartphone? Trong 5 năm qua, chất lượng ảnh chụp từ các smartphone đã tiến bộ gần như là “một trời 1 vực”, tuy nhiên vẫn còn rất xa để camera trên điện thoại đạt đến mức thay thế hoàn toàn nhu cầu về những chiếc máy ảnh du lịch dạng “Bấm chụp”. Và đến tận bây giờ có lẽ cũng ít ai đem ảnh chụp từ điện thoại ra để in, làm album hay 1 hình thức lưu trữ lâu dài để thi thoảng giở ra xem. Tuy nhiên trong 5 năm qua, có 1 làn sóng tràn đến và thay đổi cách mà chúng ta sử dụng smartphone: Mạng xã hội.
Mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng máy ảnh của điện thoại. Thay vì chụp ảnh xong để đấy, chúng ta chụp và muốn bạn bè, người thân biết mình đang ở đâu, làm gì mọi lúc mọi nơi. Từ chỗ là 1 tính năng “trang trí”, camera trên smartphone đã trở thành công cụ giúp ghi lại góc nhìn của chúng ta về thế giới quanh mình và chia sẻ nó trên mạng xã hội. Hãy thử đếm xem trong tuần vừa rồi bạn đăng bao nhiêu bức ảnh chụp từ điện thoại lên Facebook, Instagram hay các mạng xã hội khác bạn sẽ hiểu điều tôi muốn nói.
Video đang HOT
Được sử dụng thường xuyên dẫn tới 1 hệ quả tất yếu là những yêu cầu đối với camera phone càng ngày càng khắt khe hơn. Trong khi chất lượng ảnh ở điều kiện đủ sáng của camera phone đã tiến bộ trông thấy trong 1 vài năm trở lại đây thì chất lượng ảnh thiếu sáng hầu như không có nhiều cải thiện. Và đó chính là phân khúc thị trường mà Nokia hi vọng có thể chiếm lĩnh với các dòng Lumia có PureView.
Một tay vỗ không thành tiếng
Đây không phải lần đầu tiên Nokia muốn trở lại đường đua smartphone bằng cách chăm chút cho tính năng máy ảnh. Nokia N8 cũng từng được quảng cáo rất tích cực với tính năng camera của mình. Và hiện tại chúng ta đều biết số phận của N8 bây giờ ra sao. Vấn đề là, ở thời điểm này khi tính năng Camera trên smartphone trở nên quan trọng hơn, liệu PureView có thể là cú huých giúp Nokia thoát lầy?
Trước hết hãy nhìn vào thực tế, rõ ràng Lumia 920 là 1 sản phẩm thành công của Nokia. Sự thành công của Lumia 920 đến từ nhiều yếu tố, nhưng nổi bật trong đó vẫn là PureView. Hướng đi tập trung vào chất lượng camera của Nokia rõ ràng đang cho thấy những dấu hiệu tích cực.
Bản thân nền tảng Windows Phone có những giới hạn khá khắt khe về việc nhà sản xuất có thể đem những gì vào phần cứng smartphone của mình. Nếu như các nhà sản xuất Android có thể tự do thoải mái sử dụng CPU lõi đơn, kép, tứ, tám, phân giải màn hình lên tới full HD và rất nhiều yếu tố khác để tạo nên sự khác biệt cho thiết bị của mình thì các nhà sản xuất Windows Phone không có được sự tự do như vậy.
Microsoft tỏ ra rất nghiêm khắc về vấn đề cấu hình tối thiểu (và tối đa) mà 1 smartphone chạy Windows Phone có thể chạm tới. Hiện tại dù muốn Nokia cũng không thể đem vào sản phẩm của mình chip lõi tứ, màn hình full HD, bút cảm ứng hay các tính năng khác. Vì vậy để tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm chạy Windows Phone khác Nokia chọn tính năng máy ảnh để chau trau chuốt.
Có thể thấy khá rõ ràng trong 1 thị trường Windows Phone chưa nhiều sự cạnh tranh, Lumia của Nokia dường như đang thiếu đối thủ. Với sự hậu thuẫn chặt chẽ từ Microsoft, không khó để Nokia giành thị phần thống trị trong phân khúc Windows Phone. Tuy nhiên sự thành công của Nokia không thể đong đếm bằng việc hãng kiểm soát bao nhiêu % thị phần Windows Phone mà sẽ phải là hãng sẽ cạnh tranh như thế nào với các smartphone Android và iPhone?
Đến đây câu chuyện của chúng ta lại có chiều hướng lái sang vấn đề Windows Phone liệu có thể cạnh tranh với Android và iOS hay không. Chúng ta có thể nói ngắn gọn rằng yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của Nokia vẫn là “ sức khỏe” của HĐH Windows Phone chứ không phải là PureView vì nói cho cùng không ai mua điện thoại về chỉ để chụp ảnh. Và trớ trêu thay, Windows Phone đang chính là rào cản lớn nhất ngăn bước người tiêu dùng đến với Nokia.
PureView: Tốt nhưng cần phải tốt hơn nữa
Với doanh số khoảng gần 6 triệu máy Lumia bán ra trong quý 1-2013, mặc dù Nokia đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng nền tảng Windows Phone hiện tại vẫn gần như dậm chân tại chỗ. Và sự “tiến bộ” của Nokia trong quý 1-2013 hầu như chỉ đến từ việc hãng trỗi dậy nắm thị phần thống trị trong nền tảng Windows Phone vốn chỉ chiếm 1 mảng thị phần rất khiêm tốn. Nokia đang đứng trước nguy cơ trở thành “nhà vô địch” trong 1 sân chơi vắng vẻ.
Đến thời điểm hiện tại vẫn còn quá sớm để khẳng định sự thành bại của Windows Phone. Vì mặc dù Microsoft đang sa lầy với Windows Phone trong suốt 3 năm kể từ khi HĐH này trình làng, chúng ta cần hiểu rằng Windows Phone là 1 trong những tấm vé để Microsoft bước chân vào hậu PC. Vị trí của Windows Phone đối với Microsoft quá quan trọng và hãng sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để o bế “con cưng”. 1 HĐH chỉ thực sự thất bại khi nhà phát triển của nó tuyên bố mình bỏ cuộc vì… hết tiền. Mà rõ ràng với Microsoft, “tiền nong không thành vấn đề”. Microsoft sẽ chỉ dừng lại khi Windows Phone đủ sức cạnh tranh mặt-đối-mặt với Android, iOS. Tương lai của Nokia sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả của trận chiến này nếu hãng còn tiếp tục gắn bó với Windows Phone.
Mặt khác, dù có được sự hậu thuẫn lớn từ Microsoft, tương lai của Windows Phone cũng còn khá mờ mịt. Sự phân phối thị phần HĐH không phải là “làm lâu lên lão làng”. Hãy nhìn vào Mac OS, Linux và Windows chúng ta sẽ thấy. Mac OS cũng được hậu thuẫn bởi “tay to”, chất lượng rất ổn định (thậm chí nhiều người còn tin rằng Mac OS tốt hơn Windows), Linux thì hoàn toàn miễn phí, nhưng khi đặt chân vào thị trường PC tiêu dùng cả Linux và Mac OS đều không thể giành nổi 1 thị phần đáng kể khi mà thị trường đã quá ổn định với tư thế Windows đè bẹp tất cả các đối thủ khác. Android và iOS đã thành thế “song long tranh châu”, để 1 Windows Phone vẫn đang non yếu giành được 1 thị phần đủ sức để chia thế chân vạc sẽ cần nhiều thời gian, tiền bạc và chất xám hơn những gì Microsoft đang làm.
Công bằng mà nói, bản thân tính năng PureView của Nokia cũng không thực sự hoàn hảo và vượt trội về mọi mặt so với các camera phone khác như Samsung Galaxy S4 hay iPhone 5. Qua thử nghiệm của cá nhân tôi, mặc dù khả năng chụp ảnh thiếu sáng của Lumia 920 thực sự là “vô song vô đối” nhưng ở môi trường đủ sáng ảnh của Lumia 920 thiếu độ chi tiết và màu sắc ảnh chụp cũng không được tươi tắn như các đối thủ đồng cấp. Đây thực sự là 1 vấn đề mà Nokia cần tìm lời giải càng sớm càng tốt vì bản thân Windows Phone đã là HĐH “cửa dưới”, nếu ngay cả tính năng chụp ảnh vốn được coi là mũi nhọn cũng không thực sự vượt trội về mọi mặt thì làm sao Nokia có thể thuyết phục được người tiêu dùng “đổi gió”?
Nếu như Nokia có thể đưa ra được 1 smartphone có chất lượng ảnh chụp tương đương với 1 máy ảnh du lịch trong năm 2013 thì có lẽ PureView khi ấy mới đủ sức vực dậy 1 Nokia đang rất thoi thóp. Còn với những gì mà Lumia 920 đang thể hiện chúng ta có thể nói đơn giản 1 câu là “Tốt nhưng cần phải tốt hơn nữa”.
Theo genK
Giày đế thấp 'xâm chiếm' xuân hè
Thay cho những đôi giày chót vót, giày đế cao 3 cm này sẽ trở thành 'ngôi sao' của mùa ấm, nóng năm nay.
Kiểu giày cao gót xuất hiện vào những năm 1800 đã tạo nên một bước tiến quan trọng không chỉ trong quan niệm về cái đẹp mà còn cả trong làng thời trang. Vào thời phong kiến, phái đẹp còn từng bị cấm sử dụng giày cao gót bởi đó được coi là biểu tượng của sự mê hoặc, ma quái. Nhưng khi thế giới phát triển, "những đôi giày cuốn hút" này lại trở thành món đồ không thể thiếu, nhằm tôn lên vóc dáng của bạn gái.
Tuy nhiên, dù đẹp và sexy nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những đôi giày quá cao hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Chúng có thể gây đau chân, bàn chân biến dạng, đau cột sống... Hơn nữa, không phải cô nàng nào cũng đủ tự tin xỏ chân và bước đi trên đôi giày vừa cao, vừa dốc. Vì vậy, các thương hiệu thời trang từ bình dân tới nổi tiếng đã nghĩ tới việc "hạ thấp" phần đế nhưng vẫn giữ nguyên vẻ quyến rũ của chúng. Và những đôi giày đế thấp ra đời, đánh dấu sự đổi mới của thời trang.
Theo dự đoán của các chuyên gia thời trang, mùa xuân - hè năm nay, những đôi giày này sẽ trở thành xu hướng hot và không ngừng xuất hiện trên các sàn diễn cũng như đường phố, được đông đảo chị em "mến mộ".
Từ trái sang phải: Giày của thương hiệu JW Anderson, Givenchy, Balenciaga và Gucci đều rất tuyệt khi được mix cùng váy.
Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Giày đế thấp, mũi nhọn của thương hiệu Anna Sui, Marc Jacobs, Louis Vuitton và Ports 1961.
Hàng loạt các thương hiệu đưa giày đế thấp vào bộ sưu tập của mình.
Các mỹ nhân Hollywood cũng "đua nhau" sắm cho mình một đôi giày đế thấp.
Từ trái sang phải: Người đẹp Rose Byrne, Diane Kruger và Zoe Saldana đều yêu thích gam trắng.
Từ trái sang phải: Nhà thiết kế Alexa Chung, người đẹp Chloe sevigny, Elle Fanning và Anne Hathaway đi giày màu trung tính.
Các bạn gái trẻ cũng lựa chọn giày đế thấp với các cách mix đồ khác nhau như: Váy bó, váy xòe, quần short...
Theo VNE
Giày oxford cho cô nàng mùa xuân Giày oxford với phần mũi nhọn, đế bệt và buộc dây đã xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm gần đây. Nó chưa bao giờ giảm sức hút với các tín đồ thời trang trong tất cả các mùa. Những đôi giày oxford thường được sử dụng chất liệu da, giả da hay da lộn nhưng ngày nay, với sự sáng tạo...