‘Nói Việt Nam là một trong 10 nền giáo dục hàng đầu thế giới thì thật khó hiểu’
Thông tin Việt Nam là một trong 10 nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới là nội dung gây nhiều tranh cãi trong buổi tọa đàm về Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số diễn ra tại Trường ĐH Sài Gòn hôm nay 2.5.
Ông Phan Thanh Bình phát biểu tại hội thảo – BẢO HÂN
Chiều 2.5, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức toạ đàm Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số tại Trường ĐH Sài Gòn. Tham dự có lãnh đạo nhiều trường ĐH và phổ thông trên địa bàn.
“ Giáo dục Việt Nam đang kém nhất thế giới”
Phát biểu tại tọa đàm, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, báo cáo kinh tế xã hội của Bộ Kế hoạch Đầu tư gửi Ủy ban kinh tế Quốc hội có nội dung Việt Nam là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới.
Trước thông tin này, hiệu trưởng một trường ĐH có mặt trong tọa đàm nói ngay: “Giáo dục Việt Nam đang kém nhất thế giới chứ không phải hàng đầu thế giới”.
“Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay đang kém nhất thế giới, nếu chúng ta không kịp thay đổi trong 5 năm nữa thì mình tiếp tục thua kém thế giới cả 10 lần”, vị hiệu trưởng nhấn mạnh.
Còn GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, chuyên gia văn hóa học và ngôn ngữ học, nêu quan điểm: “Nếu nói giáo dục Việt Nam là một trong 10 nền giáo dục tệ nhất thế giới thì còn có thể hiểu được, còn là một trong 10 nền giáo dục hàng đầu thế giới thì thật khó hiểu”.
Giáo dục Việt Nam đang theo kiểu đối phó
Phát biểu tại tọa đàm, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng giáo dục Việt Nam đang theo kiểu đối phó.
Ông Thêm phân tích: “Trường học đối phó, nhờ đối phó mà chúng ta có kết quả PISA rất cao. Hiện chúng ta kiểm định chất lượng, dù biết kết quả ra sao nhưng tất cả đều qua hết. Có những trường, người học gần như bị lừa vì khi vào học thấy rất tệ”.
Video đang HOT
GS-TSKH Trần Ngọc Thêm trao đổi tại hội thảo – BẢO HÂN
Cũng theo ông Thêm, nhiều trường đang phải loay hoay trong xây dựng chương trình, thay vì sắp xếp những môn học chung ở năm đầu tiên nhưng điều này sẽ khiến sinh viên bỏ học hàng loạt vì chán nản. Cuối cùng, có trường đối phó bằng cách sắp xếp những môn học chung vào học kỳ cuối cùng, đẩy những môn học hấp dẫn cho năm đầu tiên.
“Kể cả bài báo quốc tế cũng đối phó nốt, mà điều này chúng ta ngồi đây đều biết hết”, ông Thêm nói.
Theo ông Thêm, vấn đề cần bắt đầu ở đây là từ con người, trong đó cần xem lại hệ giá trị hướng đến cái gì. “Giáo dục phải hướng đến chất lượng thực sự chứ không phải hướng đến tiền, thành tích, không phải đối phó”, ông Thêm nói.
Công nghệ không thể thay thế giáo viên
PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết từ năm 2009 Nhật Bản đưa robot dạy tiếng Anh trong nhà trường, Phần Lan tháng 3 vừa rồi cũng đưa robot dạy các thứ tiếng như tiếng Anh, Phần Lan và tiếng Đức ở trường phổ thông. Trong chương trình thời sự hôm qua cũng có thấy xuất hiện người dẫn chương trình là robot. Theo ông Hồng, sự tham gia của công nghệ vào việc giảng dạy không tránh khỏi nhưng vai trò của giáo viên sẽ không thể thay thế được, đặc biệt ở bậc tiểu học.
“CNTT làm giảm sự giao tiếp của con người, đề nghị có nghiên cứu thật tốt về trường phổ thông cần làm gì để con người giao tiếp với nhau. Con người khi giao tiếp trực tiếp cảm xúc hơn nhiều, mà trường học mất đi giao tiếp thì nguy hiểm”, ông Hồng tâm tư.
PGS-TS Trần Minh Triết, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho rằng cần có sự liên kết đào tạo giữa các ngành, môn học với nhau.
Cụ thể là khuyến khích cách tiếp cận theo từng nhóm khác nhau, ví dụ sinh viên định hướng nghiên cứu, khởi nghiệp… để cá thể và chuyên biệt hóa từng người.
Theo thanhnien
Đề xuất thi tốt nghiệp THPT 2 lần một năm
Đề tài nghiên cứu của Viện Đo lường đánh giá phát triển giáo dục đề xuất 2 phương án để công nhận tốt nghiệp THPT cho Việt Nam trong giai đoạn tới, trong đó có phương án tổ chức thi 2 lần/năm.
PGS Nguyễn Phương Nga trình bày tóm tắt đề xuất phương án đánh giá tốt nghiệp THPT khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới - ẢNH TUỆ NGUYỄN
Sáng nay, 23.4, Viện Đo lường đánh giá phát triển giáo dục tổ chức hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế và mô hình đánh giá để công nhận tốt nghiệp THPT cho Việt Nam".
PGS Nguyễn Phương Nga, chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu đề xuất phương án đánh giá xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới" thuộc Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia 2016- 2020, do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm chủ nhiệm, đã đưa ra những đánh giá về các lần cải tiến thi tốt nghiệp THPT từ trước tới nay và đề xuất dự thảo đổi mới sau năm 2020.
Theo đó, sau 7 lần cải tiến, các kỳ thi tốt nghiệp THPT này vẫn chưa thay đổi được những căng thẳng và lo âu cho nhiều tầng lớp trong xã hội và các cơ quan công quyền liên quan với những áp lực lớn, chi phí công cao và những chi phí lớn của các gia đình có con em dự thi.
"Kỳ thi THPT năm 2017, 2018 vẫn là một kỳ thi đòi hỏi sự huy động cùng lúc nhiều nguồn lực phục vụ cho một kỳ thi chung toàn quốc, và chưa đảm bảo loại bỏ được một vài yếu tố tiêu cực can thiệp vào kết quả thi", nhóm nghiên cứu đánh giá.
Đề xuất hai phương án công nhận tốt nghiệp THPT
Bà Nga thay mặt nhóm nghiên cứu đề xuất 2 phương án đánh giá để công nhận tốt nghiệp THPT cho Việt Nam.
Phương án 1, gồm 2 thành tố:
Thành tố 1, các trường THPT sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT cho những học sinh đã học xong chương trình THPT và đạt các điều kiện quy định của Bộ GD-ĐT.
Thành tố 2, thi tốt nghiệp THTP quốc gia: học sinh đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học THPT, sẽ đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia để được cấp bằng tốt nghiệp THPT của Sở GD-ĐT. Kỳ thi THPT được tổ chức 2 lần/năm và có thể 3 lần/năm, do sở GD-ĐT chịu trách nhiệm tổ chức thi; thí sinh được lựa chọn thời điểm thi phù hợp kế hoạch các nhân.
Kỳ thi được tổ chức tại các trung tâm khảo thí (test site) đặt tại các tỉnh/thành. Thí sinh chỉ phải thi 3 môn bắt buộc gồm: toán, ngữ văn và ngoại ngữ nằm trong chương trình lớp 12.
Phương án 2 cũng bao gồm 2 thành tố:
Thành tố 1: các trường THPT tổ chức thi tại trường cho những học sinh đã học xong chương trình THPT theo các đề thi do Trung tâm khảo thí chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT thiết kế. Các đề thi này là các "đề thi thử nghiệm" để đánh giá năng lực của học sinh, đồng thời cũng là điều kiện để trung tâm khảo thí chuyên nghiệp tạo lập ngân hàng các câu hỏi thi chuẩn hoá. Thời điểm thi do trường bố trí phù hợp với khung thời gian của nhà trường. Học sinh đặt điểm theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.
Thành tố 2: thi tốt nghiệp THPT: học sinh đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học THPT, sẽ đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia để được cấp bằng tốt nghiệp THPT của sở GD-ĐT;
Kỳ thi được tổ chức 2 lần/năm và có thể 3 lần/năm do sở GD-ĐT tổ chức, thí sinh được lựa chọn thời điểm thi phù hợp kế hoạch cá nhân. "Điều này giúp giảm tải, giảm áp lực cho thí sinh và xã hội và chất lượng đảm bảo khi mà đề thi đã thực sự chuẩn hoá", bà Nga nói.
Kỳ thi được tổ chức tại các trung tâm khảo thi đặt tại các tỉnh/thành. Thí sinh chỉ phải thi 3 môn bắt buộc: toán, ngữ văn và ngoại ngữ nằm trong chương trình lớp 12.
Áp dụng từ năm 2024?
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất các giai đoạn ứng dụng mô hình mới thành các giai đoạn:
Giai đoạn 2024 -2025: thi trên giấy tại các trung tâm khảo thí chuyên nghiệp đặt tại các tỉnh thành. Thí điểm thi trên máy tính theo mô hình trên đối với những địa pưhowng/ khu vực vcó điều kiện và tự nguyện thí điểm.
TS Phương Nga cũng lưu ý, các đề thi trên máy tính và thi trên giấy đều cùng đo lường đánh giá năng lực chung của các học sinh với độ khó tương đương nhau. Tuy nhiên, về "cấu trúc bề mặt" sẽ có những khác biệt theo đặc thù thi trên máy tính và thi trên giấy có sự khác biệt về hình thức.
Tất cả các thí sinh đạt điểm thieo quy định của hai loại thi này đều được xét và công nhận tốt nghiệp THPT như nhau.
Đây cũng là giai đoạn đánh giá công bố công khai các kết quả phân tích việc thi theo mô hình này cho xã hội.
Giai đoạn 2026 trở đi: thi đại trà trên phạm vi cả nước theo mô hình mới trên máy tính. Với những trường hợp đối tượng đặc thù như học sinh khuyết tật,... vẫn tổ chức kỳ thi trên giấy riêng cho các đối tượng này.
TS Phương Nga cũng phân tích những lợi ích của việc tổ chức đánh giá để công nhận tốt nghiệp THPT cấp quốc gia. Bà cho rằng, nhiều nghiên cứu của các nước trong khối OECD đã khẳng định việc thi cấp quốc gia để cấp bằng (chứng chỉ) tốt nghiệp THPT trong các nước thuộc khối OECD đã đem lại những lợi ích quốc gia.
Theo bà Nga, những lợi ích đó là bằng/chứng chỉ tốt nghiệp là căn cứ để giảm tải việc thị trường lao động và các trường đại học phải tìm kiếm các thông tin về người học và sẽ giảm chi phí để kiểm tra năng lực cần thiết của học sinh;
Bằng/chứng chỉ tốt nghiệp là căn cứ để khẳng định những năng lực, kỹ năng của từng học sinh và đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của học sinh; là căn cứ để khẳng định giá trị của bằng/chứng chỉ về bậc học của các hệ thống giáo dục khác nhau trong từng quốc gia; là căn cứ để tuyển dụng lao động; là một trong các căn cứ để tuyển sinh vào đại học và các bậc học khác; là căn cứ để khuyến khích học sinh nỗ lực học tập.
Theo Thanh niên
Sôi nổi ngày hội Toán học mở lần đầu tiên phía Nam Sáng ngày 9/12, Ngày hội Toán học mở (MOD) khai mạc tại trường ĐH Sài Gòn đã thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham dự. Đây là lần đầu tiên MOD có mặt tại TPHCM sau nhiều lần tổ chức tại Hà Nội. MOD là chuỗi các chương trình về toán nhằm tạo cơ hội cho đông đảo học sinh, sinh...