Nơi Tướng Giáp ‘khởi nghiệp’ nghề giáo
Hiếm có một ngôi trường nào vinh dự như Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội) khi là nơi “khởi nghiệp” nghề giáo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều lần được vị Đại tướng đáng kính đến thăm hỏi, dặn dò.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần về thăm trường – Ảnh: Độc Lập chụp lại ảnh tư liệu
Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Nghe tin thầy mất, mấy hôm nay cả trường rất buồn. Thế là từ nay trường sẽ không được đón thầy về thăm trường nữa rồi”, cô Phan Thị Thắng – Hiệu trưởng trường Thăng Long bùi ngùi nói.
Những năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước, chàng thanh niên Võ Nguyên Giáp về dạy ở Trường tư thục Thăng Long, tên gọi cũ của Trường tiểu học Thăng Long.
Trang web wikipedia cho hay khoảng giữa năm 1939, Tướng Giáp về dạy ở trường. Nhưng theo cô Thắng, thông tin từ trung tướng Phạm Hồng Cư – nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, một người thân của Tướng Giáp – thì thầy giáo Võ Nguyên Giáp dạy lịch sử ở trường từ quãng thời gian 1936 – 1939.
Dạy lịch sử, mục đích của thầy giáo Giáp là để hun đúc tinh thần dân tộc và yêu nước cho lớp học sinh mà ông giảng dạy.
Sau này, tuy không còn dạy ở trường nữa nhưng khi có dịp Đại tướng nhiều lần đều đến thăm vào dịp trường đón nhận huân chương lao động, khai giảng hay là dịp họp mặt ba thế hệ giáo viên dạy ở trường.
“Thế hệ thứ nhất là những người dạy ở trường trước Cách mạng tháng Tám như thầy Giáp. Thế hệ thứ hai là những người dạy sau Cách mạng tháng Tám. Còn thế hệ thứ ba là những giáo viên hiện đang giảng dạy. Dịp họp mặt này cũng là dịp để giáo viên và học sinh ôn lại truyền thống của trường”, cô Thắng nói.
Điều mà các giáo viên và bản thân cô Thắng cảm thấy vinh dự là không chỉ quan tâm mà Đại tướng còn giao trọn sự tin tưởng khi rất nhiều người cháu của Đại tướng đã và đang học ở trường.
“Trước đây là cháu Võ Thanh Trung, Võ Nguyên Phong. Hiện cháu Võ Trường Giang đang học và sắp tới con của anh Võ Điện Biên cũng sẽ học ở trường. Thầy Giáp luôn dặn chúng tôi là ngoài việc dạy chữ còn phải dạy các cháu làm người. Xuất thân từ một gia đình hiếu học, được rèn luyện nề nếp đạo nghĩa từ nhỏ nên những người cháu của thầy rất ngoan và học rất giỏi”, cô Thắng cho hay.
Từng là thầy giáo nên Đại tướng luôn khuyến khích việc đọc và tự học. Hằng năm, ông thường tặng Trường tiểu học Thăng Long những đầu sách do ông viết hay những đầu sách mà gia đình Đại tướng tuyển chọn.
Cô Thắng nói: “Từ việc tặng sách của thầy đã tạo ra nề nếp để nhà trường phát động phong trào góp một cuốn sách nhỏ để đọc một ngàn cuốn sách hay”.
Video đang HOT
T rường tư thực Thăng Long những năm 1930 – Ảnh: Độc Lập chụp tư liệu
Các thế hệ nhà giáo nổi tiếng của trường – Ảnh: Độc Lập chụp tư liệu
Bảng ghi danh các thế hệ giáo viên của trường – Ảnh: Độc Lập chụp tư liệu
Bút ký của tướng Giáp trong những cuốn sách tặng trường – Ảnh: Độc Lập
Trường mới được xây dựng lại xong cách đây khoảng một tháng nên cơ sở
vật chất của trường rất khang trang – Ảnh: Độc Lập
Đại tướng Võ Nguyên giáp dự gặp mặt ba thế hệ giáo viên của trường - Ảnh: Độc Lập chụp lại tư liệu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ khai giảng của trường năm 2002 – 2003.
Đây là lần cuối cùng Đại tướng về trường – Ảnh: Độc Lập chụp lại hình tư liệu
Hướng dẫn học sinh ôn lại truyền thống của trường – Ảnh: Độc Lập
Theo TNO
"Lực học tốt, thi Sư phạm thì... quá phí"
Muốn ngăn con gái thi ngành Sư phạm, bố mẹ em Nguyễn Thị Thủy, một học sinh lớp 12 ở Q.5, TPHCM phân tích cho con những áp lực của nghề giáo rồi nói rằng lực học của em tốt, có thể thi vào nhiều ngành nghề khác chứ thi Sư phạm thì... quá phí.
Nhiều học trò có đam mê theo nghề "gõ đầu trẻ" nhưng tự khước từ ước mơ của mình khi lo ngại đối diện với công việc sau này. Thêm nữa, không ít em gặp rào cản kịch liệt từ gia đình.
Trắc trở vì thích nghề giáo
Đang thời điểm chuẩn bị làm hồ sơ thi ĐH nhưng em Nguyễn Thị Thủy, học sinh (HS) lớp 12 tại một trường THPT ở Q.5, TPHCM vẫn chưa thể quyết mình sẽ thi ngành nghề gì chỉ vì... em thích làm cô giáo. Thủy nuôi ước mơ này từ hồi cấp 1 và theo em cho đến tận bây giờ.
Hồi nhỏ, mỗi khi em vào vai cô giáo, dạy học cho mấy bé trong khu chung cư, bố mẹ rất vui nhưng bây giờ rào cản đối với em chính là gia đình, không một ai ủng hộ việc em thi ngành Sư phạm (SP). Họ phân tích cho Thủy nghe những khó khăn của nghề giáo như áp lực về công việc, thời gian, thu nhập khó mà sống ở thành phố.
Không ít học sinh giỏi gặp rào cản khi chọn thi ngành Sư phạm. (Ảnh chỉ mang tính minh họa).
Thấy Thủy chưa "lung lay", bố mẹ em nói luôn rằng thà Thủy học kém thì thi SP chẳng ai cản, đằng này lực học của em tốt, có thể thi vào nhiều ngành nghề như ngân hàng, y dược... chứ thi SP thì quá phí.
Nghe nhiều lý lẽ dữ dằn và nặng nề về nghề mình đang hướng tới, cô học trò không khỏi lăn lăn: "Khi biết ý định này của em, hầu như không một người xung quanh nào ủng hộ. Sắp tới chắc em sẽ làm hai bộ hồ sơ ngành SP và ngành kiểm toán rồi đến ngày thi tính tiếp".
Em Ng.N.B, HS Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TPHCM tâm sự mỗi lần em "mon men" đề cập việc đến việc con thích chăm trẻ, lập tức bố mẹ em sẽ la ầm ĩ lên rất căng thẳng hoặc thẳng thừng bảo: "Vậy thì đừng bao giờ nói chuyện bố mẹ nữa".
Khi nguôi nguôi, họ lại "tấn công" con với nhiều thông tin "ảm đạm" về ngành và giáo viên (GV) mầm non như khó lấy chồng, thu nhập thấp, áp lực nhiều nhưng bị xã hội coi nhẹ, bố mẹ em còn đưa ra nhiều dẫn chứng hùng hồn để con thấy đó là sở thích sai lầm.
Công việc liên quan đến lĩnh vực giáo dục, mẹ chỉ cho B. thấy tình trạng GV mầm non nghỉ việc đi làm những việc khác. Bà còn lý lẽ rằng chỉ những học trò ở quê, chẳng chọn được ngành khác mới đi trông trẻ chứ ở thành phố, nhìn xem có bạn nào chọn nghề này làm B. rất hoang mang. Nhất là khi nhiều người bạn của B từng có sở thích giống em nhưng cũng không thi SP.
B. buồn bã: "Mẹ nói, em sống đầy đủ từ nhỏ làm sao sống nổi với nghề giáo, lương không đủ mua chiếc đầm nên muốn em học ngành khác. Nhiều điều mẹ nói đúng, cũng vì lo cho con nhưng quả thật ước mơ dạy trẻ theo em từ rất lâu rồi".
Chưa nói đến rào cản từ gia đình, không ít em có sở thích với ngành SP, dù không gặp rào cản nào cũng tự mình "khước từ" theo đuổi công việc này, chọn đến phương án hai. Lý do chủ yếu là do các em cảm nhận ngành SP quá cực, vất vả và không "thời thượng" so với nhiều công việc khác.
Em Nguyễn Đức Tài, quê ở Bình Phước cho biết bản thân em muốn làm thầy giáo, bố mẹ ủng hộ vì khi theo học sẽ được miễn học phí, phù hợp với điều kiện gia đình nhưng sau thời gian tìm hiểu, Tài quyết định sẽ theo ngành Công nghệ thông tin vì em không muốn mạo hiểm.
"Trước đây ở quê nghề giáo rất có giá nhưng bây giờ thì khác rồi, nhiều GV không có việc làm, đi dạy hợp đồng nhiều năm cực lắm. Yêu thích là một chuyện nhưng mình cũng phải thực tế", Tài lý giải.
Chọn nghề cẩn trọng: Không thừa
Thời điểm từ 2003 trở về trước, chỉ những HS thật giỏi, xuất sắc mới có thể thi nổi vào SP. Nhưng nhiều năm gần đây, đầu vào ngày SP ngày càng thấp, chỉ cần đạt điểm sàn HS đã có thể... trở thành thành thầy cô giáo. Điều này phần nào cho thấy nhiều HS giỏi "quay lưng" với nghề giáo.
Một GV ở Q.1, TPHCM cho rằng điều này không có lạ khi mà hiện nay SP quá kém sức hấp dẫn so với các nghề khác, chính những người làm GV cũng không muốn con mình theo nghề.
"Nhiều HS chọn thi SP gần đây do... hết sự lựa chọn như do điều kiện gia đình khó khăn, phải miễn giảm học phí mới có thể theo học và vì khả năng có hạn không thi nổi vào ngành khác. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn của những em yêu thích nghề giáo thật sự và cả những em có học lực tốt", nhà giáo này thẳng thắn.
Trong các trình tư vấn mùa thi tổ chức tại các trường ở thành phố, rất hiếm học trò quan tâm đến ngành Sư phạm.
Cô Nguyễn Thị Thu Huyền (Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TPHCM) bày tỏ, trong một vài năm gần đây, nhiều sinh viên SP băn khoăn về lựa chọn của mình, các em ưu tư về những tiêu cực trong giáo dục và tương lai ảm đạm cũng như về cuộc sống vất vả của nghề dạy học.
Đặc biệt, không chỉ những em đến với nghề vì nhiều lý do khác tâm trạng mới nặng nề mà cả những em chọn nghề SP vì sở thích cũng hoang mang, bi quan.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường mầm non 19/5 (Q.8, TPHCM) cho hay, nhiều sinh viên ngành SP khi theo học tưởng mình yêu nghề nhưng khi đi vừa đi làm các em bỏ việc ngay, nhất là ở bậc học mầm non. Hình dung về nghề của các em và thực tế khác nhau rất nhiều, có khi học xong xuôi rồi các em mới nhận ra mình... sợ nghề này.
Theo kinh nghiệm của những người đi trước việc cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn nghề không hề thừa. Cha mẹ "ép" con chọn nghề theo ý mình là không nên nhưng lo lắng, định hướng của họ rất cần con có lựa chọn phù hợp hoặc chuẩn bị phần nào tinh thần, đối mặt với thực tế để không bỏ cuộc giữa chừng hoặc theo nghề với tâm thế chán nản. Tuy nhiên, cha mẹ cần phân tích một cách khách quan, đừng vì nhận xét chủ quan của mình mà làm ảnh hưởng đến cuộc đời của con.
ThS Vũ Thị Lụa (CĐ Sư phạm TW TPHCM) chia sẻ rằng, để thu hút đúng người vào ngành SP đòi hỏi công tác hướng nghiệp đối với ngành SP nói chung và các ngành nghề khác cần được chú trọng hơn. Vì nhìn chung hiện nay, cả thành phố và các vùng miền các em đều khá mơ hồ về ngành nghề mình sẽ theo đuổi. Việc hướng nghiệp phải bắt đầu từ sở thích, năng lực, nhu cầu bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội .
Khi đó, sẽ phần nào tránh được tình trạng nhiều em phải chọn nghề mình không yêu thích mà vì các lý do khác. Đồng thời sẽ hạn chế việc "chảy chất xám" khỏi ngành SP khi mà có những HS giỏi, yêu nghề SP hiểu và quyết tâm với sự lựa chọn của mình.
Khi nghề giáo nhiều khó khăn, có ít sức hấp dẫn, nếu còn thiếu hụt cả việc định hướng nghề nghiệp, HS "quay lưng" với SP đồng nghĩa với việc ngành giáo dục sẽ mất đi những nhà giáo giỏi, tâm huyết; còn các em khi từ bỏ ước mơ của mình lại phải chấp nhận những công việc không đúng với đam mê.
Hoài Nam
Theo dân trí
Ngày càng dư thừa nguồn nhân lực ngành Sư phạm Ông Nguyễn Văn Áng - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ GD-ĐT cho biết: "Bộ GD-ĐT đã phát thông điệp ngành Sư phạm bắt đầu bị dư thừa nhân lực. Một hai năm trước, thông điệp này đã được phát đi nhưng năm nay sẽ được phát mạnh hơn". Trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam về nguyên nhân...