Nói tục với học sinh, thầy giáo ở Sài Gòn bị đình chỉ dạy
Trong giờ Văn, thầy Khôi nhiều lần dùng từ tục tĩu và bị cho là xúc phạm một số học sinh.
Ngày 4/4, ông Võ Ngọc Sơn (Hiệu trưởng THPT Hàn Thuyên, quận Phú Nhuận, TP HCM) cho biết đã tạm ngưng công tác giảng dạy với ông Trần Huy Khôi ( giáo viên Văn) vì có những phát ngôn không chuẩn mực với tư cách giáo viên. Từ cuối tháng 3 đến hết năm học này, ông Khôi công tác tại thư viện trường.
Động thái này diễn ra sau khi hai lớp 12 đã viết tâm thư gửi Hiệu trưởng và Ban giám hiệu, kiến nghị đổi giáo viên Văn.
Các em cho rằng, trong suốt học kỳ một thầy Khôi đã sử dụng quỹ thời gian phí phạm, nói chuyện riêng và những việc không liên quan tới bài học. “Thầy thường kể về các bạn không tương tác với thầy trên Facebook, các câu chuyện mang hàm ý phản cảm không phù hợp với môi trường giáo dục. Thầy cũng có nhiều lời mang tính chất xúc phạm một số cá nhân trong lớp một cách công khai giữa tiết học”, đơn viết.
Trường THPT Hàn Thuyên (quận Phú Nhuận, TP HCM). Ảnh: Mạnh Tùng.
Cũng theo các học sinh, có lần ông Khôi ám chỉ một bạn nữ trong lớp với những lời lẽ và hành động thô tục, không đứng đắn về chuyện người lớn nhạy cảm. Thầy giáo này cũng thường lặp đi lặp lại việc chế giễu giới tính của một bạn nam khác, gây tổn thương và sự khó chịu với tập thể lớp.
Ngoài ra, một số người trong trường cũng bày tỏ bức xúc về lời ăn tiếng nói của ông Khôi trong giờ dạy.
Video đang HOT
Hiệu trưởng Võ Ngọc Sơn xác nhận có sự việc như học sinh và giáo viên của trường phản ánh. “Trong tiết học, đôi khi thầy cô có pha trò, dùng từ ngữ ở mạng xã hội để gần gũi, thu hút học sinh hơn. Tuy nhiên, thầy Khôi đã đi quá xa, quá lố, sử dụng nhiều từ ngữ thô tục, chọc cười rẻ tiền, không thể chấp nhận”, ông nói.
Ban giám hiệu trường Hàn Thuyên đã họp các hội đồng liên quan để xử lý kỷ luật ông Khôi, bị xếp thi đua loại C ở học kỳ một. Nam giáo viên này cũng đã nhận sai, đồng thời xin lỗi các lớp.
“Quan điểm của trường là không bao che những sai phạm của giáo viên. Chúng tôi tạm ngưng công tác thầy giáo này ở năm lớp mà thầy phụ trách để học sinh ổn định tâm lý, học tập tốt cho các kỳ thi sắp tới”, ông Sơn cho biết.
Sự việc đã được báo cáo lên Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM xem xét hướng xử lý tiếp theo.
Mạnh Tùng
Theo vnexpress.net
Giáo viên im lặng trong giờ giảng: Bạo lực tinh thần học sinh
Việc cô giáo im lặng suốt 4 tháng trong giờ giảng khiến học sinh phát khóc là biểu hiện đổ gãy của quan hệ thầy trò. Đó là phương pháp phản sư phạm, bạo lực tinh thần học sinh.
Sự việc cô Trần Thị Minh Châu, giáo viên (GV) dạy toán Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè, TP HCM), 4 tháng liền không nói trong giờ giảng khiến học sinh (HS) khiếp sợ, bật khóc tại buổi đối thoại công khai với lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP gióng lên hồi chuông cảnh báo về phương pháp giáo dục của người thầy nói riêng và mối quan hệ thầy - trò nói chung.
Nút thắt trong quan hệ thầy trò
Chiều 29/3, ông Bùi Minh Bình, hiệu trưởng trường THPT Long Thới, cho biết trường đã hoàn thành báo cáo để gửi Sở GD&ĐT TP.HCM.
"Năm học trước, tôi cũng trực tiếp giải quyết khi nghe phản ánh cô Châu phạt học trò vì những em này học yếu, tôi tìm hiểu và yêu cầu cô sửa chữa, khắc phục. Còn hiện tại, nhà trường lo ổn định tư tưởng HS, phụ huynh, giải quyết gút mắc mối quan hệ cô - trò. Tạm thời, cô Châu và em HS có phản ánh vẫn nói chuyện với nhau bình thường. Lớp 11A1 chưa có nhu cầu đổi GV nên cô Châu vẫn dạy. Còn hình thức xử lý cuối cùng thế nào thì chờ quyết định chính thức của sở", ông Bình thông tin.
Cô giáo Trần Thị Minh Châu (áo đen) từng đến Báo Người Lao Động để giãi bày về việc xúc phạm học sinh dẫn tới bị kỷ luật năm 2012 Ảnh: Trường Hoàng/Người Lao Động.
Vì sao sự việc cô Châu lên lớp với phương pháp giáo dục "có một không hai", hoàn toàn im lặng suốt 4 tháng đằng đẵng mà cả trường không ai hay biết? Mãi đến khi một em HS không thể chịu nổi ấm ức, bật khóc trong chương trình đối thoại thì mọi chuyện mới vỡ lẽ? Phải chăng mối quan hệ thầy - trò hiện nay trong nhà trường quá lỏng lẻo? Còn bao nhiêu sự việc tương tự như cô Châu đang tồn tại? Ai sẽ bảo vệ HS và khi các em uất ức biết chia sẻ với ai?
Trao đổi với phóng viên, cán bộ một phòng ban thuộc Sở GD&ĐT TP.HCM nói rằng dù với bất cứ lý do gì, lỗi hoàn toàn cũng thuộc về người lớn. Chưa nói đến phương pháp giáo dục sai, mà nói đến ứng xử thầy - trò cũng không chấp nhận được. Lúc đó tại sao GV chủ nhiệm không biết, nhà trường không biết để tìm hiểu sự việc đáng buồn này?
Đâu rồi tình thương dành cho học trò?
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho rằng ở góc độ của người GV, những hành động như không nói gì, chỉ viết bài lên bảng là quá sai. Học trò ở thời nào cũng vậy, sẽ có những em nghịch, học không giỏi nhưng đó là điều bình thường ở môi trường giáo dục. Còn người thầy phải dùng phương pháp, tình thương, trí tuệ, xem học trò như người em, người con của mình.
"Lấy sự tiến bộ của các em là niềm vui của nghề thay vì dùng hành vi đối kháng để chống lại học trò. Giả sử HS sai cũng không thể lấy cái sai của mình để đối đáp. Tại sao những lần sinh hoạt chuyên môn, hay họp với ban giám hiệu, không thầy cô nào biết chuyện của các em, lẽ nào mối quan hệ GV - HS lại rời rạc đến thế?", ông Ngai nói.
Cô Nguyễn Thị Minh Ngọc, GV trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý, bày tỏ nhà trường là nơi ngoài dạy chữ, còn là nơi HS kết nối các mối quan hệ, là cuộc sống thu nhỏ. Với những mối quan hệ thầy trò không mấy tốt đẹp, quá trình hình thành nhân cách và trí tuệ của HS sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Nghề giáo vốn nhiều áp lực, nên nếu GV không giỏi chuyên môn và không có kỹ năng ứng xử sẽ rất thiệt thòi cho HS, dễ khiến các em trở thành nạn nhân của tình trạng bạo lực tinh thần.
"Thật ra, để được HS thương không khó, người thầy cần có ba chữ trí, tâm, tầm. Trí là năng lực chuyên môn, tâm là tình thương dành cho HS, mình thương các em, các em sẽ cảm nhận được. Tầm nghĩa là tầm nhìn, là khả năng định hướng cho các em vì dạy học còn là dạy cả tư duy" - cô Ngọc chia sẻ.
Giáo viên từng bị kỷ luật vì xúc phạm học sinhCô Trần Thị Minh Châu trong thời gian công tác tại trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4) đã khiến HS và phụ huynh khiếp sợ khi dùng lời lẽ phản cảm trên bục giảng xúc phạm HS, tạo mối quan hệ căng thẳng với phụ huynh và đồng nghiệp, bắt HS chép phạt quá nhiều.Ngày 16/1/2012, ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đã ký quyết định thi hành kỷ luật cô Trần Thị Minh Châu với hình thức cảnh cáo.Sở GD&ĐT TP.HCM cũng chấp thuận nguyện vọng của GV Trần Thị Minh Châu chuyển công tác sang trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè cho đến nay.Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 3 cho rằng hiện nay có một nguyên nhân sâu xa khiến những GV dù bị phản ánh nhiều nhưng vẫn ở lại trong ngành, tiếp tục giảng dạy là do hình thức kỷ luật còn nhẹ, không đưa GV ra khỏi ngành mà chỉ điều chuyển nên dễ tái phạm.Ông Nguyễn Văn Ngai cho rằng với những GV vi phạm, bị kỷ luật dù với mức độ vi phạm như thế nào cũng phải có thời gian thử thách tại chính môi trường đã vi phạm để sửa sai thì tốt hơn là vội vàng điều chuyển. Không thể tưởng tượng nổi!Tại tọa đàm "Văn hóa ứng xử của người trẻ nơi công cộng" do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM phối hợp với Ban Thường vụ Thành đoàn TP.HCM tổ chức, bà Thân Thị Thư, trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, đề cập: "HS phản ánh cô giáo suốt học kỳ cô không giảng bài, không nói chuyện với HS. Đến lúc này tôi vẫn không thể hình dung được, không tưởng tượng nổi về sự việc này.Đây là vấn đề ứng xử mà chúng ta cần hết sức quan tâm về các mối quan hệ học đường, đó là mối quan hệ giữa thầy cô với học trò, giữa GV với phụ huynh, giữa học trò và học trò. Cần chú ý cầu nối gia đình - nhà trường trong việc giáo dục HS", bà Thư nhấn mạnh.Tại cuộc họp báo thường kỳ của UBND TP.HCM diễn ra sáng 29/3, vấn đề cô giáo gần 4 tháng lên lớp không nói, không giảng bài cũng được đề cập.Ông Võ Văn Hoan, chánh Văn phòng UBND TP.HCM, cho hay thành phố cũng mới nắm được sự việc này. UBND sẽ chính thức có văn bản gửi sở GD&ĐT xem xét, kiểm tra xử lý theo đúng thẩm quyền. Nếu có vấn đề gì khó khăn hay vượt quá thẩm quyền thì báo cáo lên lãnh đạo TP.HCM để có hướng xử lý.
Theo P.V (Người lao động)
Hiệu trưởng lên tiếng vụ học sinh viết tâm thư tố thầy giáo quấy rối tình dục Thời gian qua, dư luận xôn xao trước vụ việc học sinh viết tâm thư gửi đến thầy hiệu trưởng một trường trung học phổ thông trên địa bàn TPHCM. Tâm thư trình bày bức xúc về việc một thầy giáo có thái độ, lời lẽ không đúng mực đối với học sinh và có hành vi quấy rối học sinh nam của...