Nơi Từ Thức gặp tiên, vớt lộc trời đen sì, kiếm cả trăm triệu/năm
Nhiều năm trở lại đây, nghề khai thác rau câu đã trở thành nghề hái ra tiền đối với nhiều hộ dân ở vùng ven biển Nga Sơn (Thanh Hóa) và công việc này đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây. Mùa vớt rau câu ở quê hương “ Từ Thức gặp tiên” được ví như thu lộc trời cho khi có gia đình kiếm được cả trăm triệu đồng.
Nga Sơn là một huyện ven biển nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với câu chuyện Mai An Tiêm trồng dưa hấu, chuyện chàng Từ Thức gặp tiên mà còn nổi tiếng là vùng đất có nhiều rau câu. Huyện cũng có diện tích ao đầm nuôi trồng thủy hải sản khá lớn. Những năm gần đây, ngoài nguồn thu chính từ nuôi, bán hải sản người dân ở đây còn kiếm thêm hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ khai thác rau câu.
Nhờ công việc khai thác “lộc trời” cho mà nhiều hộ dân ở ven biển huyện Nga Sơn có thêm nguồn thu nhập đáng kể.
Rau câu thực chất là một loại rong biển mọc tự nhiên ở trong các ao đầm nước lợ và được người dân ở đây gọi là “lộc trời” cho. Đây là một loại tảo giàu chất dinh dưỡng nên chúng được sử dụng trong chế biến thực phẩm, thức uống giải khát…Gần đây, nhu cầu sử dụng rau câu cao nên số lượng người đi vớt rau câu ở các xã ven biển ở huyện Nga Sơn càng nhiều.
Anh Vũ Văn Tri ở xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn cho PV Dân Việt biết, việc khai thác rau câu được nhiều hay ít còn tùy thuộc vào thời tiết năm đó có thuận lợi cho rau câu phát triển không. Gia đình anh Tricó hơn 2 ha ao đầm nuôi trồng thủy hải sản, trung bình mỗi năm cũng vớt được 5-7 tấn rau câu khô, có những năm được mùa thì thu được hơn chục tấn.
“Rau câu được người tiêu dùng ưa chuộng nên rất dễ bán, có bao nhiêu là thương lái thu mua hết bấy nhiêu. Giá thu mua dao động từ 4.000-6.000 đồng/kg rau câu khô, tính ra mỗi năm gia đình tôi kiếm được hơn 30 triệu đồng từ công việc này”, anh Tri tiết lộ. Anh Tri còn nói vui, vùng đất Nga Sơn vốn nổi tiếng với câu chuyện Mai An Tiêm trồng đặc sản dưa hấu thời Hùng Vương, ngày nay rau câu Nga Sơn cũng nổi tiếng không kém
Không phải mất công nuôi trồng hay chăm sóc, nhiều hộ dân ở vùng ven biển Nga Sơn (Thanh Hóa) chỉ cần ra đầm vớt rau câu về bán, cũng có thể kiếm từ vài chục cho đến cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Video đang HOT
Cũng theo anh Tri, rau câu ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản, nó làm hạn chế lượng ô-xy trong nước của đầm nuôi, dẫn tới giảm năng suất của các loại thủy sản khác nên khi thấy rau câu trong đầm quá nhiều cần phải vớt ngay, nhằm tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cua, cá
Do có diện tích ao đầm nước lợ ven biển lớn nên mỗi năm gia đình nhà ông Mai Văn Công ở xã Nga Tân, huyện Nga Sơn có nguồn thu gần 100 triệu đồng từ công việc khai thác rau câu. Vừa vớt rau câu, ông Công cho hay, rau câu mọc tự nhiên ở các đầm nuôi trồng thủy sản nên chẳng mất công chăm sóc hay nuôi trồng. Cứ tới mùa nó mọc thành từng mảng lớn, chỉ cần vợt hoặc dùng tay để vớt sau đó phơi khô rồi đem bán cho thương lái là có tiền.
Với giá bán trung bình từ 4.000-6.000 đồng một kg, nhiều hộ dân ở huyện Nga Sơn có nguồn thu nhập đáng kể và ổn định từ loài tảo biển này.
“Do thời tiết thuận lợi mà năm vừa qua, gia đình tôi vớt được hơn 20 tấn rau câu khô nên sau khi bán cũng kiếm được hơn 100 triệu đồng. Năm ngoái tôm cá thả nuôi chết hết, cũng may có số tiền này để năm nay có tiền mua giống thả nuôi tiếp”, ông Công chia sẻ.
Nói thêm về rau câu, ông Công cho biết, rau câu là loại rong biển giàu dinh dưỡng, thường được sử dụng để chế biến thực phẩm như thạch rau câu, canh rau câu được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng như hiện nay, rau câu được xem là loại thực phẩm “vàng” giúp giải nhiệt rất tốt.
Theo Danviet
Thanh Hóa: Trồng dưa trong nhà kính, mỗi vụ lãi 50 triệu đồng
Với quyết tâm phải làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã đầu tư vốn để trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà kính.
Mô hình trồng dưa trong nhà kính của ông Hào không chỉ thay đổi cách làm truyền thống mà còn mang về cho ông hàng trăm triệu đồng/năm.
Dẫn phóng viên đi thăm quan mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính, ông Hào chia sẻ, trước kia, ông cũng trồng dưa, rau... nhưng chủ yếu vẫn theo cách làm truyền thống nên thu nhập cũng không khá lên là bao. Dù có bán lưng cho đất bán mặt cho trời, làm việc cặm cụi cả năm mà cuộc sống của gia đình ông cũng chỉ đủ ăn.
"Lúc này tôi đứng trước 2 sự lựa chọn một là bỏ nghề nông tìm việc khác làm, hai là tiếp tục theo nghề và canh tác theo kiểu khác, cũng đúng thời gian này nhà nước lại có chủ trương hỗ trợ sản xuất rau an toàn và tôi đăng ký tham gia", ông Hào nhớ lại.
Đầu năm 2018, cùng với số tiền nhà nước hỗ trợ, gia đình ông Hào huy động, vay mượn và tự bỏ ra hơn 300 triệu đồng để đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính rộng hơn 1.000m2 với đầy đủ các trang thiết bị phụ trợ và cùng hệ thống phun tưới tự động khác.
Ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), bên cạnh vừa dưa trồng trong nhà kính của gia đình mình.
Với hơn 1.000m2 nhà kính, ông Hào chủ yếu trồng 3 loại dưa như: dưa lưới, dưa vàng, dưa chuột. Vì được đầu tư bài bản và đồng bộ nên cây dưa phát triển cực tốt và cho năng suất tốt, sau khi trừ hết chi phí gia đình ông Hào lãi hơn 200 triệu đồng.
Hệ thống nhà kính trồng dưa lưới của ông Hào có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng và do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Đối với hệ thống tưới, ông dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Phân được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0.
Cận cảnh nhà kính rộng hơn 1000m2 của gia đình ông Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành.
Ông Mai Văn Hào cho biết, so với trồng dưa ở ngoài đồng thì trồng dưa trong nhà kính công nghệ cao tốn ít công chăm sóc, mặt khác quả dưa cũng to đẹp và chất lượng ngon hơn nên được bán với giá khá cao. Trung bình năm vừa qua, gia đình ông thu về hơn 10 tấn dưa các loại.
"Trong 3 loại dưa trên thì dưa lưới là hiệu quả kinh tế nhất, nhưng một năm chỉ trồng được một vụ. Cứ trồng một sào thì sau một vụ sẽ thu được 4 tấn quả và được bán với giá dao động từ 30.0000 đến 35.000 đồng, sau khi trừ hết chi phí lãi khoảng 50 triệu đồng", ông Hào tiết lộ.
Nhờ trồng dưa trong nhà kính và ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt mà gia đình ông Hào có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Nói về bí quyết làm dưa sạch, ông Hào kiên quyết nói không với việc dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học. Hầu như vườn dưa nhà ông đều sử dụng phân hữu cơ.
"Trồng trong nhà kính thì hầu như cây dưa không có sâu bệnh nên không bao giờ cần đến thuốc BVTV, gia đình tôi chủ yếu sử dụng phân hữu cơ bón cho cây dưa nên quả dưa ngon ngọt hơn và khách hàng tin tưởng lựa chọn", ông Hào chia sẻ.
Sau nhiều vụ dưa đã qua, đến nay ông Mai Văn Hào đang khẳng định được hiệu quả của mô hình trồng dưa trong nhà kính công nghệ cao. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 này không chỉ thay đổi cách làm truyền thống, mà còn mở ra cơ hội làm giàu cho bà con trong vùng, cũng như sự phát triển nghề sản xuất rau an toàn của tỉnh Thanh Hóa.
Theo Danviet
Sang nhà hàng xóm chơi, bất ngờ dùng dao cứa cổ tự tử Khi đang đứng tại sân nhà hàng xóm, bà L bất ngờ dùng dao cứa cổ tự tử. Dù được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời, tuy nhiên, nạn nhân đã tử vong. Tối 2.11, ông Mai Thế Huynh - Chủ tịch UBND xã Nga Nhân, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc...