Nội trú – góc khuất sau cổng trường: ‘Vua’…một cõi
Bên cạnh những quản nhiệm hết lòng vì học trò, còn có những người xem đây là công việc đầy quyền lực. Họ buộc học trò tuân thủ quy tắc do mình đặt ra, khi trái ý sẽ tìm cách “hành” khiến học sinh bất mãn, khiếp sợ.
Khi vào học nội trú, học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào thầy, cô quản nhiệm. Chỉ một hành động đối xử không công bằng cũng có thể khiến học trò bị tổn thương – LAM NGỌC
Chỉ một lời nhận xét không tốt từ quản nhiệm cũng khiến một học sinh vài tháng không được gặp ba mẹ. Điều đó khiến nhiều cô, cậu học trò bất mãn.
Bị cấm túc vì… ăn trước cô
Trước khi vào dạy chính thức, tôi được lãnh đạo Trường THPT P.H (Q.12) dặn dò cài mật khẩu cho điện thoại, máy tính vì trường cấm học sinh sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, khi Khánh Minh (14 tuổi) một mình trốn trong phòng khóc nức nở thì tôi cầm lòng không được. “Con nhớ nhà, nhớ bạn trai. Lúc đi con chưa kịp chào tạm biệt bạn trai nên sợ anh ấy lo lắng. Cô cho con mượn điện thoại nhắn cho mẹ là con đã ngoan rồi và tạm biệt bạn trai. Chỉ một tin nhắn thôi”, Minh nài nỉ tôi.
Trước lời hứa của cô học trò, tôi cho em mượn điện thoại và sau đó có thông báo lại chuyện này với quản nhiệm phụ trách Minh. Cô quản nhiệm nói rằng việc này không quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vì một vài phát sinh, bạn trai Minh tìm đến nhà gây sức ép buộc gia đình phải đón em về và còn tới trường gây sự nên cũng trong tuần đó Minh bị buộc phải về cơ sở ở Thủ Đức (nơi này dành cho học sinh không nghe lời với những nguyên tắc giáo dục cực kỳ hà khắc). Sợ quá, trưa đó Minh không ăn cơm, chạy xuôi chạy ngược xin ở lại nhưng “không ai xin được hết”, giáo viên quản nhiệm của Minh khẳng định.
Lo Minh về cơ sở Thủ Đức sẽ bị bắt nạt nên Phạm Anh Thơ (học sinh lớp 9) âm thầm viết thư: “Bé Minh qua đó ráng ngoan nha! 2.9 chị lên Thủ Đức thăm em. Không được tỏ thái độ, cộc lốc nhé. Buồn thì ghi thư nhờ thầy cô gửi qua đây cho chị. Đừng bướng nữa, không tốt đâu. Nhớ lời chị dặn, đừng tin tưởng ai hết! Lo giữ gìn sức khỏe, ráng học, ngoan để xin lên lại đây”.
Trong khi đó, một số bạn khác cũng giúp Minh chuẩn bị quần áo, mền gối, móc phơi đồ. Cô bé tên Pu còn nhồi một bọc bánh, kẹo, sữa, mì để Minh mang theo ăn.
Buồn cho Minh và cũng buồn cho mình, Bích Ngọc (học sinh lớp 10) đỏ hoe mắt bởi em vừa nhận lệnh cấm túc từ giáo viên quản nhiệm. Ba tháng tới Ngọc không được gặp ba mẹ vì lý do làm trái lời mẹ dặn. Mẹ Ngọc lên thăm mang theo chả cá nóng và dặn con đợi cô quản nhiệm lên rồi chia cho cả phòng ăn. Lúc lên phòng, không thấy cô quản nhiệm đâu, lại nghĩ chả cá nóng bốc mùi sẽ khiến mọi người khó chịu nên Ngọc sớt phần chả và bánh mì để phần cô quản nhiệm rồi rủ các bạn lấy ra ăn. “Vậy mà cô quản nhiệm giận vì con làm sai lời mẹ dặn không đợi cô lên ăn. Con bị cấm túc trong ba tháng. Cả ngày hôm nay cô không thèm nhìn con, con chào cô cũng không trả lời”, Ngọc kể.
Không được giải thích, cũng không cảm thấy được lắng nghe, Ngọc thấy mình bị bắt nạt và dần bị cô lập trong tập thể.
Đánh học sinh theo “combo”
Vào trường nội trú được vài ngày, nhiều người hỏi tôi đã bị học sinh dọa chưa. Họ cho rằng tôi không thể làm quản nhiệm được vì quá hiền. Trong khi đó, một số học sinh hỏi tôi: “Sau này cô có đánh tụi con không?”. Tôi nói không, nhưng tất cả đều không tin. “Thầy cô nào lúc đầu cũng nói như cô là sẽ không đánh ai đâu, nhưng chỉ một thời gian sau là… quên hết. Mỗi khi phạm lỗi, tụi con đều bị “ăn combo” (gồm đấm, đá, tát, lên gối). Đôi khi giáo viên chỉ vô tình gạt chân cũng có bạn rạn xương sườn và không cố ý cũng làm học sinh gãy sống mũi”, một học sinh tâm sự với tôi.
Làm tổn thương học sinh không phải chuyện hiếm ở trường nội trú. Trong giờ trực văn hóa tại Trường N.V.A (Q.Tân Phú), tôi thường xuyên chứng kiến cảnh giáo viên “dạy dỗ” học sinh ngay tại hành lang lớp học. Đôi khi những hành động bạo lực ấy diễn ra ngay trong lớp, trước sự chứng kiến của học sinh và cả giáo viên văn hóa.
Về lý thuyết, giáo dục bằng đòn roi không được chấp nhận; nhưng thực tế vẫn diễn ra ở một số trường nội trú. Nhiều quản nhiệm lạm dụng việc đánh đập học sinh nhưng lại dùng mánh che giấu. Quản sinh thường tìm nơi không có camera để “nói chuyện” phải trái với học trò. Khi không nhận được thái độ hợp tác từ học sinh thì sẽ ra đòn.
Để tránh bị người khác cũng như phụ huynh phát hiện vết thương của học sinh, quản nhiệm chỉ đánh từ cổ trở xuống. Khi lỡ đánh bị thương phần đầu hoặc mặt, quản nhiệm thường kiếm cớ để cấm túc học sinh. Trong thời gian cấm túc, vết thương sẽ lành lại. Lúc này nếu học sinh có nói với phụ huynh thì cũng không còn chứng cứ để chứng minh.
Video đang HOT
Mỗi khi học sinh trốn trường bị bắt lại là sẽ phải “ăn combo”, bởi vậy hầu hết học sinh đã trốn trường đều rất sợ bị bắt lại. Làm một khảo sát bỏ túi trên 50 học sinh tại Trường N.V.A (Q.Tân Phú), 90% học sinh xác nhận mình từng bị đánh đòn khi vào trường.
Cô T.T.Lý (giáo viên toán, Trường N.V.A, Q.Tân Phú) chia sẻ, lớp cô dạy thường rất ồn, hơn 90% học sinh ngồi trên lớp nhưng lại làm việc riêng và gây mất trật tự. Những lúc đó, giáo viên quản nhiệm sẽ vào “dẹp loạn”. Thông thường họ nhắc nhở học sinh vi phạm và cho một số em cứng đầu ra khỏi lớp. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị “xử lý” tại chỗ bằng nhéo tai, nhéo mũi và ra đòn ngay tại lớp. “Những lúc như vậy tôi thấy mình bất lực, xấu hổ vì để người khác phải dẹp loạn giúp mình. Tuy nhiên, tôi cũng không đồng tình việc đánh học sinh ngay tại lớp vì làm mất mặt học sinh trước nhiều người sẽ khiến các em càng khó dạy”. (Còn tiếp)
Nhiều người mắng chửi khiến học sinh bức xúc
Trong cuộc họp giáo viên đầu năm học 2018 – 2019, Hiệu trưởng Trường N.V.A (Q.Tân Phú) nhắc nhở giáo viên chuẩn bị tâm lý cho thời điểm cuối học kỳ 1, học sinh sẽ quậy phá. Lý do là đầu năm học, học sinh vẫn còn được dạo chơi, có em mới được về với gia đình nên thuần tính. Tuy nhiên tới giữa học kỳ 1, ngoài giáo viên quản nhiệm có thêm mười mấy giáo viên bộ môn văn hóa gây áp lực. Lại thêm bên y tế, an ninh chửi mắng sẽ khiến học sinh khó chịu, bức bối dẫn đến quậy phá nhiều hơn. Số học sinh trốn trường cũng vì thế mà tăng nên giáo viên cần chuẩn bị mọi phương án cho thời gian này.
“Những lúc như vậy tôi thấy mình bất lực, xấu hổ vì để người khác phải dẹp loạn giúp mình. Tuy nhiên, tôi cũng không đồng tình việc đánh học sinh ngay tại lớp vì làm mất mặt học sinh trước nhiều người sẽ khiến các em càng khó dạy”
Cô T.T.Lý (Trường N.V.A, Q.Tân Phú)
Theo thanhnien
Cựu học sinh nói về "kỷ luật sắt" ở THPT Nguyễn Khuyến: Chúng ta đang chỉ trích đến môi trường học mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề
"Nếu mọi người đang nói đến áp lực của việc học trong một môi trường được ví là "khắc nghiệt như trong quân đội" thì riêng bản thân mình nghĩ áp lực của việc học chẳng thể nào so sánh được với áp lực của ba, của mẹ hay thậm chí của cả gia đình", một cựu học sinh THPT Nguyễn Khuyến cho biết.
Sự việc nam sinh 16 tuổi tại trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP HCM) nhảy lầu tự tử đến giờ vẫn khiến nhiều người bàng hoàng. Trong lá thư tuyệt mệnh để lại, em cho biết mình quyên sinh vì áp lực học tập, áp lực về sự kỳ vọng của chính gia đình.
Cũng từ sự việc đau lòng ấy mà dư luận lại bàn nhiều về phương pháp giáo dục hàng chục năm qua của trường Nguyễn Khuyến, trong đó các cựu học sinh của nhà trường đã đồng loạt lên tiếng. Dù đã từng cùng được đào tạo dưới 1 mái trường, dưới 1 hình thức giáo dục nhưng với những cựu học sinh ấy, họ lại có nhiều đánh giá khác nhau về THPT Nguyễn Khuyến.
Trường THPT Nguyễn Khuyến - nơi xảy ra vụ việc nam sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử.
Trường THPT Nguyễn Khuyến nổi tiếng với "kỷ luật sắt". Tại đây, nhà trường áp dụng những nội quy riêng như học sinh không được sử dụng điện thoại di động và Internet, phụ huynh phải làm quen với việc không được gọi điện liên lạc với các con mỗi ngày. 60% học sinh nội trú trong trường chỉ được liên lạc với gia đình thông qua hệ thống điện thoại của nhà trường.
Trên mạng xã hội, không ít cựu học sinh của trường đã chia sẻ cảm giác "nhẹ nhõm" khi mình đã tốt nghiệp.
Anh V.Q.Minh - 1 cựu học sinh của trường Nguyễn Khuyến viết trên Facebook: " Ngôi trường này chính là địa ngục trần gian chứ không phải nhà tù nữa. Tôi ghét nó".
Một vài cựu học sinh hoặc người từng trải nghiệm 1, 2 năm học trước khi chuyển sang trường khác cũng viết: "Nhà tù", "May quá tôi đã ra trường rồi", "Quá đáng sợ",...
Nhiều cựu học sinh không dành nhiều tình cảm với trường cũ - Ảnh chụp màn hình.
Thế nhưng bên cạnh những lời chê bai chỉ trích, phần lớn cựu học sinh Nguyễn Khuyến lại phản đối việc gọi ngôi trường của mình là "chạy theo thành tích" hay "học gạo", một số bạn còn cho biết, họ nhận được nhiều niềm vui và những kỷ niệm thời thanh xuân khó quên nhất dưới mái trường Nguyễn Khuyến.
"Nơi tôi không phải lo nghĩ gì ngoài việc ăn, học và vui chơi"
Trên FB, anh D.Nguyễn viết: " NKP not Nguyễn Khuyến Prison but this is Nguyễn Khuyến Paradise (Nguyễn Khuyến không phải nhà tù mà nơi đây chính là thiên đường - PV). Đây là nơi tôi không phải lo nghĩ gì nhiều ngoài việc ăn học vui chơi. Vì vậy đừng đánh giá nó là nhà tù mà đó là nơi thanh xuân của tôi đã gửi trọn".
Tập thể lớp của anh D.Nguyễn tại trường Nguyễn Khuyến - Ảnh: FB D.Nguyễn
Cùng quan điểm như anh D.Nguyễn, anh L.T.Đạt cũng chia sẻ nhiều kỷ niệm đẹp của mình tại mái trường Nguyễn Khuyến nơi anh từng học tập.
"Mình là cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến, sau khi ra trường mình vẫn phát triển một cách có tư duy và là người có ích cho xã hội!
Nếu mọi người đang nói đến áp lực của việc học trong một môi trường được ví là "khắc nghiệt như trong quân đội" thì riêng bản thân mình nghĩ áp lực của việc học chẳng thể nào so sánh được với áp lực của ba, của mẹ hay thậm chí của cả gia đình, dòng họ khi phải mỗi tháng gồng gánh chi trả học phí cho con, em mình học thành tài tại ngôi trường tốt.
Việc một nam học sinh tự tử không thể chỉ trích mỗi việc môi trường học của em ấy có vấn đề, còn xuất phát từ gia đình, xuất phát từ xã hội và dường như chúng ta đang chỉ trích đến mỗi cái môi trường mà bỏ qua các khía cạnh khác của vấn đề" - anh L.T.Đạt viết trên Facebook.
Chia sẻ của anh L.T.Đạt - Ảnh chụp màn hình.
Từng bị thầy cô đánh vào mông, nhưng không phải vì trù dập hay thù ghét
Có 2 người anh họ và chính bản thân mình cũng là cựu học sinh trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, anh T.Q.Minh cũng đưa ra một góc nhìn khác về "kỷ luật sắt" ở trường. Anh Minh cho biết trong 2 người anh của anh thì một người học đến lớp 8 thì bị đuổi khỏi trường vì học hành chểnh mảng và vi phạm kỉ luật, người còn lại thì đã tốt nghiệp và đỗ hai trường đại học. Vậy sự khác biệt ở đây là gì?
Anh Minh thừa nhận lý do ba mẹ gửi anh vào trường Nguyễn Khuyến từ năm lớp 8 chỉ vì "người nhà nói thầy cô sẽ đánh đòn học sinh nếu vi phạm kỉ luật. Ba mẹ tôi đồng ý với điều này và tôi chính thức vào học tại Nguyễn Khuyến".
Theo anh Minh, chương trình lớp 8 tại Nguyễn Khuyến thường như bao ngôi trường cấp hai khác, có phân loại học sinh để có thể có cách tiếp cận tốt nhất. Dù cho áp lực học tập chưa có nhiều nhưng anh cũng dần làm quen với sự nghiêm khắc của thầy cô giáo.
"Nếu vi phạm kỉ luật, các học sinh sẽ bị đánh đòn, dùng cây đánh vào mông. Nhưng tôi không thấy sự trù dập hay thù ghét cá nhân nào cả, các thầy cô làm vậy cũng chỉ muốn học sinh tốt hơn. Tôi học chung với con trai của cô giáo chủ nhiệm, cô rất quý tôi. Và lúc sau, tôi mới phát hiện ra chính cô là người đuổi học anh họ của mình", anh kể.
Các học sinh trường Nguyễn Khuyến.
Khi vào lớp 9, anh Minh mới thực sự trải nghiệm quá trình học gian khổ của Nguyễn Khuyến. Chỉ trong một học kỳ từ tháng 9 đến tháng 12, các học sinh đã học xong chương trình của toàn lớp 9. Từ sau tháng 12 đến tháng 5 là chương trình ôn luyện để thi tốt nghiệp và thi vào cấp 3. Lịch học lúc này bắt đầu thay đổi, học sinh phải học từ 6h sáng cho đến 10h đêm. Khối 12 còn có lịch học còn dày đặc hơn, ăn ngủ tại trường, chỉ đến ngày chủ nhật mới được về nhà.
Từ sáng đến chiều, học sinh học những dạng bài nâng cao, từ chiều tối đến đêm là lúc để ôn luyện những dạng bài trọng điểm cho kì thi tốt nghiệp. Thầy cô có thể gọi bạn lên bất cứ lúc nào để kiểm tra, nếu không thuộc bài thì sẽ bị phạt và đánh đòn.
"Đối với nhiều học sinh khác, có lẽ lịch học này sẽ khiến cho họ cảm thấy quá sức. Tuy nhiên, thời gian học buổi tối thực ra không quá kinh khủng như vậy, đây cũng là lúc cả lớp có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn. Thầy chủ nhiệm của chúng tôi, lúc này cũng cởi mở rất nhiều với học sinh. Thầy kể chuyện về gia đình, nói việc khi lên cấp 3 thì cuộc sống của bọn em sẽ khác rất nhiều. Nó sẽ là quãng thời gian trải qua rất nhanh nhưng cũng chính là thời điểm quan trọng nhất để nghĩ về việc mình phải trở thành một con người như thế nào", anh Minh chia sẻ.
Học sinh trường Nguyễn Khuyến trong giờ ra chơi. Ảnh: Facebook.
Học sinh dành 14 tiếng để học thì thầy cô cũng mất chừng đó thời gian để kèm cặp
Anh Minh quan niệm rằng, nói đi cũng phải nói lại, một ngày có 24 tiếng, học sinh dành ra 14 tiếng để học, thì thầy cô giáo của cũng mất chừng đó thời gian để kèm cặp và uốn nắn. "Có lần khi trên đường từ trường về nhà, tôi có đi qua công viên và chợt thấy thầy giáo của mình đi cùng bạn gái. Còn nghe loáng thoáng cô bạn gái phàn nàn về việc tại sao lúc nào đến gần nửa đêm mới được gặp nhau. Thầy giáo tôi chỉ cười mà không nói gì".
Càng gần đến ngày thi thì những buổi kiểm tra cũng dồn dập hơn. Tuần nào cũng vậy, hai ngày thứ 7 và Chủ Nhật sẽ là lúc học sinh phải thi thử 6 môn tốt nghiệp. Bất kì điểm thi môn nào dưới 7 cũng sẽ bị kỉ luật. Lúc đó, Sinh Học là một trong những môn thi tốt nghiệp, đề thi sẽ có phần vẽ hình các bộ phận cơ thể người. Đề cương thi gồm có 6 hình phải nhớ và mỗi học sinh lớp 9 trường Nguyễn Khuyến khi đó, vẽ mỗi hình không dưới hàng trăm lần.
Các em học sinh bịn rịn trong khoảnh khắc tốt nghiệp, chia tay bạn bè. Ảnh: Facebook.
Theo anh Minh, áp lực từ việc thi cử, từ thầy cô giáo và và gia đình là rất lớn. Giờ tan học cũng là lúc có nhiều bạn mệt lả. Nhưng như vậy cũng không là gì so với các anh chị lớp 12. Họ ở lại trường, phải thức dậy từ rất sớm, mỗi người cầm một quyển sách và một cái ghế nhựa, ra ngồi ở góc cầu thang và học. Các thầy cô cũng nghiêm khắc hơn rất nhiều. Thầy giáo cũng luôn lấy các anh chị khối trên làm gương và tìm cách động viên học sinh khối dưới.
Trong suốt thời gian đó, anh Minh cũng nhiều lần tự hỏi rằng phải học nhiều như vậy liệu có kết quả gì hay không. Nhưng chỉ đến ngày thi, anh mới thấy câu trả lời của mình.Tại trường thi, nếu như các học sinh trường khác vẫn lo lắng khi cầm trên tay sách vở để xem lại kiến thức trước giờ thi thì học sinh Nguyễn Khuyến ai cũng vui vẻ và ngồi nói chuyện vui vẻ. Đề thi lúc này, chỉ đơn giản là những bài kiểm tra bạn đã làm hàng trăm lần. Và năm đó, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cũng như đại học của trường Nguyễn Khuyến không dưới 95%.
"Học sinh ở lại trường phải thức dậy từ rất sớm, mỗi người cầm một quyển sách và một cái ghế nhựa ra ngồi học"- Ảnh: Nguyen Khuyen Confession.
Trong suốt thời gian học tại Nguyễn Khuyến, anh Minh cũng cảm thấy may mắn khi gia đình đã không tạo ra quá nhiều áp lực vì sự tin tưởng dành cho trường Nguyễn Khuyến. "Các thầy cô giáo cũng tin vào học lực của tôi và quan trọng hơn rằng tôi cũng tin vào việc mình sẽ thi đỗ. Bên việc học kiến thức, tôi tin rằng việc tạo ra sự tự tin cho học sinh cũng quan trọng không kém. Việc tạo ra áp lực lên học sinh là cần thiết, nhưng nó cần phải có giới hạn, gia đình cũng phải biết học lực của con em mình đang ở mức nào và có một hướng đi đúng đắn. Tôi đồng tình với ý kiến của thầy hiệu trưởng Lê Trọng Tín khi nói rằng các học sinh Nguyễn Khuyến đỗ cao không chỉ vì thích nghi được với sự nghiêm khắc của nhà trường mà còn cảm thấy thoải mái với môi trường học như thế này", anh Minh nói.
Trước đó, trong buổi họp thông tin với báo chí vào ngày 12/4, thầy Hiệu trưởng Lê Trọng Tín cho biết, vì kỳ vọng của phụ huynh đặt vào con rất nhiều nên nhà trường phải nỗ lực dạy dỗ. So với trường bạn thì thời gian học và khối lượng kiến thức mà học sinh trường Nguyễn Khuyến có được sẽ nhiều hơn.
"Vấn đề ở đây không phải là phương pháp dạy mà là đại bộ phận các em có thích nghi được hay không. Đa phần các em đỗ cao không chỉ vì các em thích nghi được mà còn cảm thấy thoải mái với môi trường học như thế này" - thầy Tín cho biết.
Theo Helino
Các bậc cha mẹ cho con sử dụng điện thoại cần nhớ kỹ Học sinh tiểu học sử dụng điện thoại thông minh ngày càng nhiều, gắn liền với thực trạng này là nguy cơ bị bắt nạt trên mạng. Sử dụng điện thoại khiến trẻ dễ bị bắt nạt hơn - REUTERS Tờ Washington Post ngày 9.10 đăng bài cảnh báo tình trạng ngày càng nhiều học sinh cấp 1 được cha mẹ cho đem...






Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Triệu Lộ Tư bị chặn đường sống
Hậu trường phim
2 giờ trước
Bạn gái kém 36 tuổi của NSND Việt Anh sexy, vợ chồng Bích Tuyền có động thái mới
Sao việt
2 giờ trước
Gần 2.000 người sập bẫy đường dây lừa đảo đầu tư tiền ảo hơn 2.000 tỷ đồng
Pháp luật
2 giờ trước
Ông Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga - Mỹ, hoãn thăm Ả Rập Xê Út
Thế giới
3 giờ trước
Từng bị bắt nạt vì màu da, Tyla biến mình thành biểu tượng mới tại Hollywood
Nhạc quốc tế
4 giờ trước
Giới trẻ ngày đêm túc trực bắt trend chụp ảnh tại ga An Phú: "Visual rất Việt Nam nhưng cứ Thái Lan, Nhật - Hàn kiểu gì ấy!"
Netizen
4 giờ trước
Mỹ nhân Kristen Bell ủng hộ chồng đóng cảnh thân mật với bạn diễn khác giới
Sao âu mỹ
4 giờ trước
Hai người may mắn thoát nạn sau va chạm khiến ô tô 7 chỗ biến dạng
Tin nổi bật
4 giờ trước
Ngôi sao võ thuật Hồng Kim Bảo ngồi xe lăn, gặp vấn đề sức khỏe ở tuổi 73
Sao châu á
5 giờ trước
Pep Guardiola không thông cảm với Bellingham vì tấm thẻ đỏ do chửi thề
Sao thể thao
5 giờ trước