Nơi tình người nở hoa xuân
Một số xã vùng sâu vùng xa của huyện Thạch Thất như Tiến Xuân và Yên Trung dù đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng các trường học ở đây đều đạt chuẩn quốc gia, môi trường giáo dục hiện đại. Để có được sự phát triển vượt bậc này, ngoài sự quan tâm của lãnh đạo thành phố còn là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của thầy cô nơi đây.
Một giờ học tại trường THCS Yên Trung
Yêu nghề, bám lớp
Đến các trường Tiểu học Tiến Xuân A, THCS Yên Trung vào những ngày giáp Tết, không khí rất rộn ràng, cả cô và trò đều hân hoan.
Trước khi về với Hà Nội, trường tiểu học Tiến Xuân B chỉ có mấy phòng học, không cổng trường, không tường bao… Văn phòng của trường phải mượn nhà thầy hiệu trưởng. Tỉ lệ học sinh bỏ học rất nhiều.
Cô Nguyễn Thị Huệ, Phó hiệu trưởng nhà trường, nhớ lại: “Năm đầu về với Hà Nội, cả trường không có máy vi tính, giáo viên cũng chưa bao giờ được tiếp cận với máy tính. Phòng GD-ĐT huyện đã tặng một cái máy tính cũ. Chúng tôi mừng rơi nước mắt, giáo viên cứ thay nhau ngồi học và gõ kì cạch cả ngày”.
Trường THCS Yên Trung (Thạch Thất) khi về với Thủ đô cũng chỉ có vài lớp học dột nát, giáo viên thiếu, chất lượng học sinh thấp. Cô Nguyễn Thị Lan Hương, Hiệu trường nhà trường, hồi tưởng: “Hồi đó, cơ sở vật chất khó khăn, học sinh bỏ học rất nhiều. Ban Giám hiệu đã họp và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm: nếu hai ngày học sinh không đến lớp, giáo viên phải đến tận nhà tìm hiểu lý do. Hầu hết các thầy cô trong nhà trường đều nhận đỡ đầu những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.
Một giờ học tại trường THCS Yên Trung
Video đang HOT
Đường về các thôn chưa đổ bê tông như bây giờ. Mỗi lần đến nhà học sinh để thuyết phục phụ huynh cho các cháu đi học, chúng tôi phải đạp xe vượt qua dốc núi, vác xe qua suối. Khi trời mưa, đường bẩn và trơn kinh khủng. Giờ nghĩ lại, không hiểu tại sao khi ấy mình có thể đi được. Tôi nhớ nhất trường hợp một em học sinh nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn, bố nghiện rượu, mẹ phải đi làm thêm trong nội thành. Có khi cả tháng trời ba bà cháu chỉ ăn cơm với muối trắng. Nhà không có gì ngoài một cái giường để bố nằm, còn ba bà cháu nằm dưới đất. Tôi phải xuống khu nhà công vụ lấy giường chở đến cho ba bà cháu ngủ. Chúng tôi chẳng giúp đỡ được nhiều, thi thoảng mua cho các cháu ít xà phòng giặt, mì chính, mắm, muối hoặc thức ăn…”.
Vượt khó
Khó khăn là vậy nhưng để chất lượng dạy và học tiệm cận với các trường khác trong huyện, các thầy cô của trường tiểu học Tiến Xuân B và THCS Yên Trung đã dành mọi tâm huyết, nâng cao trình độ chuyên môn, đẩy mạnh phong trào thi đua.
Từ năm 2009 đến nay, trường Tiểu học Tiến Xuân B được thành phố quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất. Trường được xây dựng khang trang với đầy đủ phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ. Chất lượng giáo viên và học sinh ngày một đi lên, năm nào cũng có giáo viên và học sinh giỏi cấp huyện. Tháng 11/2017, trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1.
Còn trường THCS Yên Trung, 84,6% học sinh là dân tộc thiểu số nhưng với tấm lòng yêu nghề, tập thể nhà trường đã không quản khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học. Sau khi được về với Hà Nội, trường đã được xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Năm học 2018-2019 đã có 9 giáo viên được tặng kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục, 36 lượt thầy cô là chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp huyện… 256 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, 30 em đạt học sinh giỏi thành phố. Mới đây, trường đã được đánh giá là trường chuẩn cấp độ 3.
Một giờ học tại trường tiểu học Tiến Xuân B
Thầy Bùi Xuân Chiến, hiệu trưởng trường Tiểu học Tiến Xuân B, chia sẻ: “Trước kia, Tết đến giáo viên chỉ được thưởng 100 nghìn đồng. Bây giờ chúng tôi được quan tâm nhiều hơn, cả về vật chất và tinh thần, tiền thưởng chắt chiu lại cả năm nên mỗi giáo viên được 1 triệu đồng”.
Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Nguyên đán, trên gương mặt mỗi giáo viên, học sinh như rạng rỡ hơn. Các thầy cô dành tặng học trò manh áo, sách vở, thực phẩm được chắt chiu từ khoản lương eo hẹp của mình. Tình người nơi đây bỗng trở nên ấm áp vô cùng…
MAI KHÔI
Theo tuoitrethudo
Cô giáo tâm sự: "Mất ăn, mất ngủ" vì học sinh bỏ học
Đọc bài viết "Khổ như... giáo viên chủ nhiệm duy trì sĩ số lớp" của cô giáo Loát Trần, tôi rất đồng cảm với nỗi lòng của người trong cuộc. Bởi chính tôi cũng đã có một thời "mất ăn, mất ngủ" vì học sinh bỏ học và lặn lội đi vận động các em đến lớp.
Ảnh minh họa
Nhiều người hay né tránh công tác chủ nhiệm cũng là điều dễ hiểu bởi chính áp lực "khổng lồ" trong nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) mà chúng tôi thường đùa nhau là "GV chịu trách nhiệm".
Bên cạnh vô số trách nhiệm về chất lượng hai mặt, mũi nhọn học sinh (HS) giỏi, nề nếp HS, phong trào thi đua... thì nhiệm vụ duy trì số lượng HS cũng được "khoán trắng" cho GVCN lớp.
Ngay từ đầu năm học, khi nhận danh sách lớp, GV đã bị "mặc định" đảm bảo số lượng HStrong danh sách. Ngoại trừ các trường hợp chuyển trường hoặc kiểm tra trong hè không đạt thì những em chưa đến lớp trong ngày tựu trường sẽ giao cho GVCN chịu trách nhiệm tìm hiểu, điều tra, báo cáo với nhà trường.
Có nhiều HS còn "mải mê" nghỉ hè hoặc du lịch cùng gia đình chưa về thì GV còn có hy vọng và lý do chính đáng để trình bày với nhà trường. Vậy nhưng chẳng may gặp phải trường hợp HS bỏ học trong hè thì y như rằng GV phải bắt tay vào hành trình "vận động".
GV hết thuyết phục phụ huynh lại chuyển sang động viên HS tiếp tục việc học. Nhưng không phải lúc nào nhiệm vụ ấy cũng thành công. Có em đã đi học nghề ở tỉnh khác được dăm bảy tuần, GV cũng phải "a lô" khuyên bảo, can ngăn. Rồi khi đã thật sự bất lực, GV phải hướng dẫn phụ huynh viết đơn xin nghỉ học làm hồ sơ nộp nhà trường.
Rồi khi danh sách lớp được duyệt và chốt lại, chỉ tiêu duy trì số lượng HS bao giờ cũng phải đạt 100%. Trong suốt năm học, GV bao giờ cũng phải bám sát lớp, cập nhật tình hình vắng trễ của HS qua từng buổi học. Và nếu HS có vắng học không phép 1 buổi là GV đã cảm thấy bất an, bấm số, liên lạc với gia đình.
Mỗi lần nghe phong thanh HS kháo nhau có bạn muốn bỏ học, gia đình nào muốn cho con đi học nghề là lòng GVCN đã trĩu nặng lo toan. Khi số buổi vắng nâng lên thành 2, 3 buổi, GV đã chuyển sang trạng thái lo lắng, bất an và cuối buổi dạy thế nào cũng phải chạy xe tìm đường về nhà HS tìm hiểu tình hình.
Hành trình vận động HS đến lớp không hề đơn giản. Ở thành thị đông đúc còn có thể dựa vào số nhà, ngõ kiệt để tìm kiếm, còn vùng nông thôn với những con đường ngút ngàn sẽ là thử thách không nhỏ đối với GV.
Tôi nhớ cách đây hơn 10 năm trước, khi tôi nhận công tác ở một trường trung học cách xa trung tâm thị trấn, điều tôi lo lắng nhất vẫn là vượt những cung đường về nhà HS. Dẫu biết rằng công việc huy động HS đến lớp vừa là trách nhiệm vừa là tình thương của người thầy nhưng những cung đường đó vẫn nhọc nhằn, vất vả vô cùng.
Ở đó, có con đường đất đỏ lầy lội mỗi khi trời mưa xuống là bùn ngập nửa gang tay. Vì tay lái yếu nên đôi ba lần trơn trượt khiến cả người và xe lấm lem bùn đất. Rồi cũng phải dắt xe đứng dậy đi tiếp để vận động.
Ở đó có con đường vòng vèo giữa bạt ngàn đồi núi, đá sỏi gập nghềnh. Mấy chiếc cầu bắc ngang khe nước bé tí ti khiến tim tôi đập mạnh, tay run run dắt xe máy và lo thon thót đường quay về.
Ở đó, đáng lo nhất vẫn là con đường vượt đường sắt dân sinh cắt ngang nằm cheo leo trên mô đất cao chót vót. Mỗi lần HS ở trong thôn đó nghỉ học là các cô giáo lại lo cảnh dắt xe qua đường sắt. Phải đợi người dân đi qua dắt hộ, phải dặn HS lớp 9 đứng đợi rồi hai, ba em cùng hùa lại dắt xe giúp cô giáo. Và đâu chỉ một lần qua đó, phải dăm ba lần về nhà thuyết phục, vận động HS.
Nhưng những nhọc nhằn trên con đường duy trì sĩ số đó xem ra chẳng đáng là bao so với áp lực từ nhà trường khi sĩ số lớp sụt giảm. Lời nhắc nhở từ ban giám hiệu về thành tích của nhà trường cần được đảm bảo rồi những cuộc họp với lời chất vấn, nâng lên hạ xuống thi đua cá nhân... mới thật sự khiến GVCN áp lực vô cùng.
Bởi vậy, tôi mong rằng bên cạnh việc giảm áp lực cho thầy cô về sổ sách và thi cử thì ngành Giáo dục cũng cần "cởi trói" một phần nào đó cho người thầy về nhiệm vụ "duy trì sĩ số HS"!
Nguyễn Thùy
(Thừa Thiên Huế)
Theo Dân trí
700 em học sinh Hoàng Su Phì có áo ấm đến trường Đoàn tình nguyện Quỹ Trái Tim Lạc Hồng và chương trình thiện nguyện "Ánh sáng học đường - Soi sáng tương lai" đã mang theo những chiếc áo đồng phục, cùng với vở, bút và những món quà nhỏ từ các nhà hảo tâm đến với trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS xã Túng Sán. Niềm vui của...