Nói tiếng Anh có cần hay?
Tiếng Anh là công cụ truyền đạt ý tưởng, không nên đặt vấn đề hay dở, hãy xem có hiệu quả hay không.
Thầy giáo Quang Nguyễn chia sẻ suy nghĩ về mục đích học tiếng Anh.
Nói tiếng Anh không phải là môn nghệ thuật giống như hát, không nên có khái niệm “nói hay” hay “nói dở”. Trong giao tiếp, tiếng Anh là công cụ truyền đạt ý tưởng nên tôi nghĩ từ “hiệu quả” sẽ phù hợp hơn.
Tại sao phải đặt ra vấn đề này? Vì tôi thấy nhiều người nói tiếng Anh như một thứ đồ trang sức, hơn là công cụ. Và điều đó hoàn toàn không tốt. Khi bạn chú ý vào hình thức của tiếng Anh, hơn là nội hàm và mục đích của nó, việc học sẽ “lệch dòng”, bạn sẽ ngại khi giao tiếp tiếng Anh hơn và khó sử dụng hơn.
Ảnh: Shutterstock
Ví dụ, trong một video của TEDx, một khách hàng vào cửa hàng mua thuốc, thấy có hai loại nhãn DHA và EPA, liền hỏi cô quản lý. Cô này lo lắng, lắp bắp rồi tuôn một tràng các định nghĩa về DHA và EPA – một thứ tiếng Anh mọi người thường cho là “hay”. Khách hàng người Mỹ mặt thộn ra, chả hiểu gì.
Rồi khách hàng cầm hai chai thuốc ra hỏi cô bán hàng ở ngoài. Cô nói: “EPA for heart, DHA for brain. Your heart OK or not?”.
Trong một bài thi nói, cô quản lý chắc sẽ chiến thắng, vì cô nói “hay” hơn. Nhưng trong thực tế, cô bán hàng chiến thắng, vì cô biết mình cần nói những gì.
Video đang HOT
Học để làm gì mới là câu hỏi quan trọng nhất. Nói tiếng Anh để cho hay hoặc để khoe khoang sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì. Nói tiếng Anh là để giao tiếp, nên trước hết cần nói rõ ràng, có nghĩa bạn dùng tối đa những gì mình có để diễn đạt ý tưởng của mình. Bạn thấy đấy, cô bán hàng không có ngữ pháp chuẩn, tiếng Anh cũng rất đơn giản, nhưng lại hiệu quả tới từng chi tiết. Nói rõ ràng là nói chậm hơn một chút, phát âm cuối đầy đủ, đúng trọng âm của từ…
Ngoài ra, bạn có thể học cao hơn, nói có “rhythm” (nhịp điệu) để tăng tính hiệu quả. Ví dụ, trong câu “I go to school”, bạn chỉ nhấn vào chữ “school” thôi. Việc xử lý âm cuối cũng giúp bạn tăng độ trôi chảy và tính hiệu quả.
Tuy nhiên, rốt cuộc thì nói tiếng Anh vẫn chỉ là để thể hiện ý tưởng của mình, làm được điều này là bạn đã thành công. Hãy hướng tới một thứ tiếng Anh “hiệu quả” thay vì tiếng Anh “hay”.
Quang Nguyen
Theo Vnexpress
Những từ tiếng Anh khó đọc nhất thế giới, đến cả người bản địa cũng líu lưỡi
Tiếng Anh là một loại ngôn ngữ mà quy luật về cách đọc và cách viết có thể không liên quan đến nhau dẫn đến việc chúng ta luôn gặp khó khăn khi học phát âm.
Worcestershire (/ws.t. ss/)
Không có quá nhiều âm tiết, nhưng "Worcestershire" thường bị phát âm sai thành các cách như "Wor-kester-shire. Whats-dis-here. Wooster-shire".
Worcestershire chính là sôt Worcestershire, thường được gọi tắt là sốt Worcester. Worcestershire là một gia vị lỏng lên men, có nguồn gốc từ vùng Worcester của nước Anh. Loại Worcestershire sauce này có thành phần chính gồm giấm mầm lúa mạch, giấm rượu, mật mía, đường, muối, cá cơm, me, hành, tỏi và các gia vị khác.
Choir (/kwa(r)/)
Se rât nhiêu ngươi ngac nhiên khi biêt Choir đoc la /kwa(r)/. Bạn có thể phát âm từ "Choir" giống như từ "enquire" nhưng không có tiền tố "en".
Choir co nghia la: Đội hợp xướng, đội hợp ca (của nhà thờ); Chỗ ngồi của đội hợp xướng trong nhà thờ; Đội đồng ca; Bầy chim; bầy thiên thần...
Schedule /'edju:l/ - /skedu:l/
Hầu hết những người học tiếng Anh hay đọc từ này thành ['skedju:l].
Purpose /pps/
Purpose hay bị đọc nhầm thành /ppz/ vì chữ "pose" khi để một mình lại là /pz/ khiến nhiều người nhầm lẫn. Thực ra, trong tiếng Anh, nhiều từ ghép có chứ pose đều được phát âm như vậy (ví dụ: suppose, proposse) nên người học tiếng Anh cũng mặc định "purpose" có cùng cách đọc.
Anhedonia (/,nhi'do ni/)
Cam giac khi ban không con tim thây niêm vui tư nhưng điêu tưng đem lai sư thich thu.
Isthmus (/sms/)
Cũng giống như "sixth", việc hai âm "s" và "th" đứng cạnh nhau sẽ gây khó khăn cho người đọc. Theo định nghĩa, "Isthmus" là một dải đất hẹp nối hai vùng đất và có biển bao quanh hai bên.
Otorhinolaryngologist (/otoranolrnldi/)
Những từ ngữ chuyên ngành y khoa đôi khi là một cơn ác mộng với người đọc. Tuy nhiên, nếu bạn biết chia nhỏ từ này ra để đọc, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Về bản chất, "oto-rhino-laryng-ologist" có nghĩa là bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng.
Ngoai ra môt sô tư như: electroencephalography, pseudohypoparathyroidism, arteriosclerosis... cung khiên ngươi hoc tiêng Anh đau đâu vi trên mang rât it trang day va phat âm đung chuân chung.
Theo Helino
Cách người Australia chọn nghề nghiệp Cách các bạn trẻ Australia chọn nghề nghiệp rất thú vị và đáng để nhiều người Việt Nam học hỏi. Ảnh minh họa Cựu du học sinh Nguyễn Thắng từ Australia chia sẻ câu chuyện lập nghiệp của nhiều bạn trẻ Australia. Trent là bạn hàng xóm đầu tiên của tôi khi đến Australia du học. Lúc đó Trent đang học năm cuối...