Nỗi thống khổ người trẻ vai vế to: Đi ăn cỗ ngồi toàn mâm trên
Nếu không phải người có vai vế lớn trong họ, trong làng bạn sẽ khó để thấu cảm nỗi khổ tâm của những bạn trẻ dù mới ngoài 20 nhưng đã lên chức ông chức bác.
Không ít những câu chuyện dở khóc dở cười về nỗi khổ của một số bạn trẻ có vai vế lớn trong họ. Trong đó có người phải ngồi cùng các bác, các ông trên mâm cỗ, người lại bị đặt nặng về chuyện gia đình, phải lấy vợ và sinh con trai để nối dõi.
Xét về tuổi thì có thể cách nhau tới mấy chục năm nhưng vai vế ngang nhau nên ngồi cùng mâm. (Ảnh: T.N)
Vừa là trưởng họ vừa là cháu đích tôn
Nhiều người dù còn trẻ tuổi nhưng vẫn được họ hàng quan tâm hơn vì nắm vai vế quan trọng trong dòng tộc. Tuy nhiên điều này lại mang đến áp lực không nhỏ khiến họ phải tuân theo một số quy tắc được cho là trách nhiệm với dòng họ. Câu chuyện về nam thanh niên lên mạng “than trời” về việc mình vừa là cháu đích tôn vừa mang danh trưởng họ bị mẹ ép cưới là một trường hợp điển hình.
Anh thanh niên chia sẻ câu chuyện của mình được nhiều người quan tâm. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể, bố mẹ của anh chàng này bất ngờ chuẩn bị mọi thủ tục cưới hỏi sẵn, chỉ chờ con về đến nhà là tổ chức hôn lễ. Thế nên anh chàng cực kì bàng hoàng khi rơi vào hoàn cảnh éo le thậm chí đến mặt vợ sắp cưới còn chưa biết. Giải thích về việc làm này, đấng sinh thành cho rằng anh đã đến tuổi kết hôn nên không thể chậm trễ nữa. Anh bạn trẻ phải lập gia đình để làm gương cho các con cháu khác trong họ nhà mình.
Tới cả phông bạt đám cưới cũng đã sắp xếp xong, chỉ chờ mỗi chú rể về nhà. (Ảnh: FBNV)
Video đang HOT
Ngồi cùng mâm với toàn người đáng tuổi chú, bác
Thêm trường hợp khác cũng làm dân tình “ngã ngửa” là bạn nam còn rất trẻ nhưng ngồi bên cạnh những người đàn ông trung niên trạc tuổi cha, ông trong bữa cỗ. Được biết, trong những lần hội ngộ với gia đình, dòng họ, anh bạn này luôn phải ngồi trên mâm với “các cụ” vì là cháu đích tôn, có vai vế to. Điều này khiến nhân vật chính bối rối, chẳng biết xưng hô thế nào cho phải phép và không bị ngượng nghịu.
Người đầu xanh, người đầu bạc nhưng theo vai vế lại là anh em. (Ảnh: T.N)
Quả thật, vấn đề vai vế trong họ đôi khi gây khó xử cho những người trẻ. Bạn có cảm nhận ra sao về vấn đề này, hãy chia sẻ ngay cùng với chúng tôi nhé!
Sau 2 năm mới dám dọn đồ của vợ, người đàn ông đau xót vì sai lầm không thể cứu vãn
"Hôm đó là ngày bọn tôi chọn sinh mổ sớm hơn dự tính. Vợ tôi trước khi vào phòng mổ vẫn cười nắm tay tôi và nói "đợi em nhé" nhưng trong lòng tôi tự nhiên bất an vô cùng", người đàn ông nhớ lại.
Đó là câu chuyện của một người chồng mất vợ vì gia đình cố sinh con trai. Biến cố lớn để lại trong anh nỗi day dứt suốt cả cuộc đời. Gia đình thiếu đi một mảnh ghép, mãi mãi không thể nào trọn vẹn.
" Mùa đông năm nay lạnh quá!
Ngày mai là tôi phải thu dọn quần áo của vợ đem đi cho cô ấy rồi. Tôi đã giữ nó 2 năm nay, để nguyên mọi đồ đạc trong nhà từ khi cô ấy mất.
Vợ chồng tôi lấy nhau 10 năm rồi. Tôi là đứa con độc đinh duy nhất của dòng họ. Con trai trưởng nên áp lực sinh con trai lớn lắm dù không khá giả gì. 2 đứa đầu đều con gái lại sinh mổ, tôi cũng không muốn sinh con thứ 3 vì sợ nguy hiểm tính mạng vợ. Nhưng rồi vợ tôi đi soi trứng và quyết định sinh đứa nữa, canh con trai. Và lần này vợ tôi bầu con trai thật. Cả nhà tôi mừng lắm.
Khó khăn áp lực con cái học hành cộng khoản tiền canh trứng con trai khiến cơm áo gạo tiền cứ ngày một nặng lên. Chúng tôi đành gửi một cháu về quê học. Vợ chồng đi làm tích góp gửi tiền về quê cho ông bà chăm giúp, chẳng dám sắm thứ gì.
Đến ngày gần sinh vợ tôi vẫn bình thường, sức khoẻ tốt. Cả gia đình hân hoan đón con chào đời. Hôm đó là ngày bọn tôi chọn sinh mổ sớm hơn dự tính. Vợ tôi trước khi vào phòng vẫn cười nắm tay tôi và nói "đợi em nhé" nhưng trong lòng tôi tự nhiên bất an vô cùng.
Vẫn là tiếng người và âm thanh bệnh viện như mọi khi. Rồi lúc sau là dồn dập những âm thanh khác nữa. Vợ tôi bị tai biến sản khoa.
Được chuyển lên bệnh viện trung uơng cấp cứu luôn nhưng không cứu được. Chỉ còn lại thằng bé con, tôi đỡ con, thất thần mất ngủ mấy tháng liền. Cuộc sống không đủ ăn đủ mặc khiến vợ tôi gầy gò nằm đó. Tôi ôm con đỏ hỏn với 2 đứa nhỏ nhìn vợ lần cuối.
Tôi vẫn nhớ như in hình bóng của vợ tôi, nhớ những thức ăn vợ nhịn ăn ở công ty phần về cho con nhỏ, nhớ vợ nhịn mặc cả năm có mấy bộ quần áo cũ cũng chẳng dám mua. Tôi xót vợ lắm. Vợ tôi mất chẳng kịp nói câu nào. Tôi nén lòng mua cho cô ấy bộ váy cô ấy thích. Tự tay tắm rửa, thay cho vợ tôi. Tới hôm nay khi thằng bé đã 2 tuổi, tôi mới quyết định dọn quần áo của vợ mang đi.
Quần áo cũ của vợ khiến người đàn ông nhói lòng
Giờ tôi đã hiểu cái người đàn ông cần không phải là con trai hay con gái mà chính là mái ấm và người vợ tào khang bên cạnh. Tại sao phải chạy theo dư luận dù nó nguy hiểm đến tính mạng vợ con?
Lòng tôi hôm nay đau quá. Chỉ muốn thú nhận tôi có tội với vợ tôi, nợ cô ấy cả cuộc đời ", người đàn ông tâm sự.
Câu chuyện buồn khiến người ta không khỏi nao lòng. Sinh con trai là điều mà nhiều gia đình Việt Nam mong muốn. Tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến họ bất chấp tất cả để có một cậu quý tử trong nhà. Trên con đường đeo đuổi ước muốn ấy, những người vợ phải chịu thiệt thòi nhất.
" Đọc mà đứt ruột. Cả hai vợ chồng anh đều đáng thương! Mất vợ là mất một nửa gia đình, con thơ không còn hơi ấm của mẹ. Ước gì người Việt biết sợ, đừng phân biệt giới tính nữa, con nào chẳng là con ", tài khoản Nhật Phương bày tỏ.
" Mỗi lần bầu bí, sinh đẻ rút đi bao nhiêu sức khỏe của người phụ nữ. Còn người là còn tất cả, đừng hy sinh người đang hiện hữu chỉ vì áp lực xã hội. Cứ sinh con trai thì đảm bảo hạnh phúc gia đình à? ", một dân mạng khác bức xúc.
Hạnh phúc thực sự là khi gia đình sống vui khỏe bên nhau, phụ nữ được yêu thương và tôn trọng như một nửa còn lại. Cuộc sống là của bạn, quyết định cũng nằm trong tay bạn, những lời đồn thổi ngoài kia chỉ như gió thoảng qua tai, người ngoài không sống thay bạn đâu. Chẳng ai quý mạng sống của bạn bằng chính bạn, hãy suy nghĩ thận trọng trước khi ra quyết định để không phải hối hận cả một đời.
Chỉ 8 tháng sau khi Mao Ca xây biệt phủ, Mao Đệ cũng tổ chức tiệc tân gia, khoe biệt thự 2,5 tỷ to rộng nhất làng! Hết Mao Ca khoe biệt phủ, giờ tới Mao Đệ phụ giúp bố mẹ xây biệt thự, 2 anh em YouTuber này quả thật khiến mọi người trầm trồ khen ngợi. Mặc dù càng ngày càng xuất hiện nhiều kênh YouTube về ẩm thực nhưng anh em Tam Mao vẫn là cái tên có sức hút bởi phong cách dân dã, có cá...