Nỗi thống khổ của chàng trai trẻ từng là chiến sỹ công an
Trong căn nhà cấp 4 ọp ẹp, hai mái đầu bạc ngồi bón cháo cho đứa con mới ngoài 30 tuổi tật nguyền, từng là một chiến sỹ công an nhân dân. Những tiếng rên la đau đớn của anh như lưỡi dao cứa vào lòng bố mẹ già.
Đã 9 năm nay, anh Vũ Công Bằng (36 tuổi), ở thôn 10, xã Tượng Văn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, vẫn nằm mê man bất tỉnh trên giường sau vụ tai nạn giao thông. Bệnh tình của anh ngày một nặng, trong khi đó để có tiền chữa bệnh cho con, người cha già đã ngoài 60 tuổi phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi.
Sinh ra trong một gia đình có 3 anh em, là anh cả nên Vũ Công Bằng luôn ý thức được mình phải làm gì để giúp đỡ bố mẹ, là tấm gương để các em noi theo. Vì vậy, suốt 12 năm học, anh Bằng luôn đạt học sinh giỏi, với nhiều danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, huyện.
Mỗi bữa ăn, ông bà Lương lại khổ sở mới bón cho đứa con tật nguyền của mình vài lưng cháo.
Ông Vũ Công Lương, bố của anh Bằng là một quân nhân, nên từ nhỏ anh Bằng luôn được bố dạy rất nghiêm. Ngoài ra ông Lương còn dạy cho anh Bằng rất nhiều điều luật của quân đội. Anh Bằng cũng không biết mình yêu thích nghề công an từ khi nào. Từ đó, Bằng nuôi ước mơ trở thành người cảnh sát nhân dân, được khoác trên mình bộ quân phục, bảo vệ sự bình yên của cuộc sống.
Tốt nghiệp xong lớp 12, con đường phía trước mà cậu thanh niên trai trẻ chọn không ngoài dự định. Bằng đã nộp hồ sơ thi vào trường Trung học cảnh sát nhân dân II – TPHCM. Với niềm đam mê, và nghị lực, cộng với sự quyết tâm của bản thân, Bằng đã đậu vào trường với số điểm cao.
Trong suốt thời gian học ở trường, anh Bằng luôn là sinh viên giỏi, được thầy cô và bạn bè quý mến. Chính nhờ sự ham học, năng nổ và có kiến thức của mình mà cánh cửa tương lai đã mở ra với anh ngay sau khi tốt nghiệp. Anh Bằng được về công tác tại Trại giam An Phước – Cục V26 – Bộ Công an. Tưởng cuộc sống sẽ mỉm cười với chàng trai trẻ đầy nghị lực này, nhưng oái oăm thay, công tác chưa được bao lâu thì Trung úy Vũ Công Bằng gặp tai nạn giao thông vào ngày 4/1/2004.
Lá thư anh Bằng gửi từ ngày anh còn khỏe mạnh vẫn làm đắng lòng những bậc sinh thành.
Bà Nguyễn Thị Linh, mẹ anh Bằng vừa tâm sự vừa rơi những giọt nước mắt đớn đau của người mẹ: “Nó được cơ quan cho nghỉ phép đi thăm bà con bằng xe máy, đến một trạm xăng chiếc xe máy đi trước đột ngột băng qua đường mà không xin đường, do chiếc xe băng qua đường với tốc độ nhanh đã làm cho Bằng không tránh kịp. Chiếc xe trên đã tông thẳng vào xe của con tôi. Nó bị chấn thương sọ não rất nặng, phải phẫu thuật ở bệnh viện Chợ Rẫy”. Nói đến đây bà Linh nghẹn lại, hướng đôi mắt nhìn đứa con đang nằm bất động trên giường.
Thấy gia cảnh của người gây ra tai nạn cho con trai mình cũng khốn khổ chẳng kém, vì vậy gia đình ông Lương cũng không yêu cầu gia đình bên kia phải bồi thường cho con trai mình.
Đã 9 năm trôi qua, những dòng chữ do chính tay anh Bằng viết trước khi xảy ra tai nạn vẫn được ông bà gói ghém cẩn thận như một kỷ vật cuối cùng của người con trai tội nghiệp của mình: “Con ở trong này vẫn khoẻ, công tác như cũ, đã kết nạp Đảng hồi tháng 10. Còn về chuyện riêng tư, con đã có bạn gái tên Hường… Tết này con không về được, đành hẹn gia đình vào dịp khác”. Mỗi lần nhớ về đứa con trai khỏe mạnh của mình, ông bà lại lấy lá thư ra đọc. Nỗi khổ tâm lại càng xoáy sâu hơn, nhìn những dòng chữ anh Bằng viết, ông bà cứ ngỡ con trai mình mới chỉ viết hôm qua.
Cụ Vũ Công Lợi, ông nội của anh Bằng năm nay đã ngoài 80 tuổi. Khi nhắc về đứa cháu nội của mình, cụ không ngăn được dòng nước mắt đục ngầu trên đôi mắt đã nhiều vết chân chim. Có lẽ trước khi nhắm mắt điều cụ trăn trở nhất vẫn là đứa cháu nội đáng thương đang nằm miên man trên chiếc giường mà 9 năm rồi chưa một lần ngồi dậy và gọi được tiếng “ông”. Cụ trải lòng: “Mong sao tôi có thể gánh đỡ bớt đi nổi đau mà cháu đang chịu đựng. Tôi già rồi, chết cũng được chứ cháu nó tội lắm. Vợ con thì chẳng có, bố mẹ nó cũng đã ngoài lục tuần, nay đau mai ốm, nuôi nó đã đành lại còn nuôi thêm thân già tôi nữa”.
Sau khi bị tai nạn, các bác sĩ đã cắt đi phần xương sọ não bị dập để lấy máu bầm và nuôi, sau này cấy ghép. Thời gian điều trị 8 tháng tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện 30/4, Bộ Công an, bệnh của anh Bằng vẫn không thuyên giảm. Cũng từ đây, anh Bằng vĩnh viễn bị liệt. Sờ vào phần đầu bên trái của anh, lấy ngón tay ấn nhẹ cũng đã lún sâu, chỉ là một khối thịt.
Đã 9 năm nay, ngày cũng như đêm, anh Bằng vẫn nằm mê man bất tỉnh. Bên cạnh anh luôn có cha mẹ và người thân chăm sóc. Mỗi khi cho anh Bằng ăn, bà Linh phải cố gắng hết sức mới có thể đưa từng miếng cháo vào miệng cho anh, cha thì xoa bóp khắp người với ý nghĩ con sẽ bớt đau và dễ ăn hơn. Đêm ngủ, mẹ nằm trong, cha nằm ngoài, bao bọc che chở cho đứa con xấu số.
Đã 9 năm trôi qua, anh Bằng sống đời thực vật trên chiếc giường nhỏ hẹp ở góc nhà.
Thời gian đi bệnh viện tốn không biết bao nhiêu tiền, rồi điều trị tại nhà đã làm cho kinh tế của gia đình ông Lương kiệt quệ. Hàng tháng, anh chỉ nhận được tiền hỗ trợ người tàn tật là 360.000đồng/tháng. Số tiền lương hưu của ông Vũ Công Lương cũng phải chi tiêu một cách tằn tiệm lắm mới nuôi sống gia đình. Bên cạnh đó còn phải lo cho các con ăn học, đồng thời trích ra một khoản để điều trị cho người con trai cả với hi vọng phép mầu sẽ đến với gia đình.
Ông Lương sụt sùi: “Thời hạn nuôi ghép phần xương sọ của cháu đã hết hạn nên bệnh viện và gia đình đã hủy không nuôi nữa. Sau này cháu có khỏe lại thì cũng ghép bằng xương sọ nhân tạo thôi. Nếu có ngày đó, thì gia đình tôi cũng không biết đào đâu ra tiền để làm phẫu thuật cho con”. Trong khi đó, cả hai ông bà Lương đều bị hành hạ bởi căn bệnh tim, thường xuyên phải đi điều trị tại bệnh viện, bây giờ cả nhà chỉ trông chờ vào vài ba sào ruộng, và đồng lương hưu ít ỏi của ông.
“Bây giờ hai vợ chồng tôi đang còn chút sức khỏe, mai nay già yếu, bệnh tim của hai vợ chồng ngày một nặng. Đến lúc đó không biết ai sẽ thay chúng tôi chăm sóc cháu nữa”, ông Lương trăn trở.
Rời ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ tường vôi, nơi những bậc sinh thành đang cố gắng sống từng ngày chỉ để chăm sóc đứa con tật nguyền mà chúng tôi không cầm được nước mắt. Trong căn nhà ấy từ lâu đã không còn tiếng cười, nỗi đau về đứa con thương tật không chỉ làm đắng lòng, mà ngay cả gánh nặng cơm áo cũng đè nặng lên đôi vai của đôi vợ chồng già này.
Video đang HOT
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 831: Ông Vũ Công Lương: Thôn 10, xã Tượng Văn, huyện Nông Cống, Thanh Hoá
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM(VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Đắng lòng trước bé 8 tháng tuổi người H'Mông bị tim bẩm sinh
Đứa trẻ yếu ớt, đôi môi thâm tím, cả ngày em chỉ gục lên vai mẹ lặng im. Giấy hẹn mổ cho con bác sĩ đã đưa rồi nhưng không tiền anh chị trực bế con về mà trong lòng không nỡ bởi trở về nhà là đồng nghĩa với việc nhận án tử cho con
Ở phòng bệnh của Viện tim mạch thuộc bệnh viện E, tôi để ý đến em bởi cái thân hình mỏng manh và quá ư yếu ớt. Gương mặt non nớt với làn da trắng nhợt càng làm cho người đối diện dễ dàng nhận ra đôi môi thâm tím tái. Em bị tim bẩm sinh nên yếu lắm, chẳng cười, cũng chẳng quấy bố mẹ, chỉ thỉnh thoảng khóc lên những tiếng ngằn ngặt đến đắng lòng.
Nhìn con khóc cả hai vợ chồng trong lòng như có lửa đốt nhưng bất lực không biết làm gì
Đứa bé đáng thương đó là Giàng Hồng Sơn (8 tháng tuổi) người dân tộc H'Mông ở Bản Nà Dỉ Thẳng, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Lên bệnh viện chăm con anh Giàng A Giống và chị Trùng Thị Chư không có gì ngoài cái liều cứu con bằng được cho dù tay trắng. Thấy thằng bé sinh ra yếu ớt người tím tái, dân trong bản xui lên bệnh viện vì nó bệnh, anh chị cũng nghe theo chứ có chuẩn bị được gì. Tôi hỏi :"Lên đây rồi anh chị biết bệnh của con chưa?", chị Chư vừa bế con vừa khóc: "Bác sĩ nói cháu bị tim bẩm sinh nặng lắm, không mổ thì không sống được nữa".
Trao đổi với bác sĩ Trần Đắc Đại (Trưởng khoa Tim mạch - Trung tâm tim mạch bệnh viện E) được biết : "Bé Hồng Sơn bị tim bẩm sinh thể nặng và rất phức tạp vì thế phải sửa dần dần. Trước mắt để cứu cháu bệnh viện sẽ tiến hành mổ tạm thời và sẽ còn tiếp tục phải mổ các lần tiếp theo. Hiện tại đã có lịch mổ cho Sơn rồi nhưng gia đình nghèo quá chưa lo được kinh phí nên còn phải đợi".
Lịch mổ đã có nhưng Sơn vẫn đang trong tình trạng phải chờ vì bố mẹ nghèo không có tiền chữa cho em
Vợ chồng đều là người dân tộc, cuộc sống nghèo túng đến lo cái ăn còn chưa nổi nên số tiền mổ cho con anh chị không lo được. Chị Chư cho biết : "Ở bản hai vợ chồng chỉ có mấy sào nương rẫy làm ngoài ra thỉnh thoảng đi lên rừng đốn củi thuê cho người ta. Mùa nào chăm chỉ thì cũng chỉ no cái bụng còn không thì hai vợ chồng phải chịu đói". Hoàn cảnh "tay trắng" không có lấy một đồng, anh chị thật lòng không dám nghĩ sẽ mổ được cho con nhưng chẳng lẽ lại bỏ mặc.
Anh Giống ngậm ngùi : "Thật lòng hai vợ chồng không có tiền đâu nên đã nghĩ là bế con về nhưng về nhà rồi để nó chết thì tội lắm. Bác sĩ đưa giấy hẹn mổ mấy hôm rồi nhưng tôi cứ lần khất để nghĩ xem có vay ai được không, nhưng số tiền mấy chục triệu đồng nhiều quá chẳng ai có cả".
Ở trên viện, hàng ngày cả hai vợ chồng đều phải ăn mì tôm để dành dụm những đồng tiền cuối cùng mua bỉm cho con. Lần đầu lên thủ đô, anh chị bỡ ngỡ lắm, không biết gì lại không một ai thân thích nên cũng không dám nhờ vả. Có lần đói lả, chị Chư không có sữa cho con bú, anh Giống cũng nhịn luôn phần của mình nhường cho vợ còn bản thân mình tặc lưỡi "đến ngày mai sẽ ăn". Nghèo túng quá chẳng biết làm thế nào, quanh quẩn từ sáng đến chiều hai vợ chồng cứ nhìn nhau rồi lại nhìn con mà ứa nước mắt. Con yếu lắm, cả ngày chẳng khi nào cười khiến bố mẹ cũng rầu rĩ không kém mà vẫn bế tắc chưa tìm được cách giải quyết.
Không có tiền cho con mổ, người mẹ trẻ chỉ còn biết khóc mà thương cho phận nghèo
Thương vợ, xót con, anh Giống ngậm ngùi nói với tôi : "Tôi không hi vọng được ai cho tiền cứu con cả, chỉ mong có ai cho tôi vay thôi rồi cả đời này tôi sẽ đi làm để trả nợ. Dù là nhiều đến mấy tôi cũng sẽ trả được chị ạ, chỉ cần con tôi được sống trở về nhà thôi". Lời người đàn ông dân tộc ít học quanh năm chỉ biết đến nương rẫy nhưng sao với tôi nghe "thấu tình" đến vậy. Không có tiền đâu, nhưng anh yêu con hơn cả mạng sống của mình nên hàng ngày vẫn cứ gắng gượng ở lại để chờ đợi một tia hi vọng cứu con cho dù mong manh.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 795: Anh Giàng A Giống và chị Trùng Thị Chư (Bản Nà Dỉ Thẳng, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái)
ĐT: 01278.431.074
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Ông đau, bà ốm, bé 4 tuổi không người chăm sóc Bà Phol bị bệnh ung thư vú, chồng bà bị xơ gan và suy thận mãn. Hai ông bà không tiền uống thuốc, nằm vật vờ chờ đợi một phép mầu. Nhưng điều ông bà lo nhất: chẳng biết đứa cháu ngoại 4 tuổi bám víu vào ai khi ông bà qua đời? Đến xã Tam Ngãi (huyện Cầu Kè, Trà Vinh) hỏi...