Nới thời gian, nhiều ngành vẫn đóng cửa
Mùa tuyển sinh năm 2012 các trường được kéo dài thời gian xét tuyển đến hết tháng 11, nhưng nhiều trường dừng tuyển trước thời hạn vì…không có thí sinh đến đăng ký. Hàng loạt ngành học sẽ phải tạm dừng tuyển sinh vì thiếu nguồn tuyển.
“Điệp khúc” của nhiều trường
Những tưởng Bộ GD-ĐT gia hạn thời gian xét tuyển sẽ giúp các trường thuận lợi hơn trong tuyển sinh, nhưng thực tế lại diễn ngược. Lãnh đạo một số trường đã phải thốt lên “không hiểu tại lý do gì mà tuyển sinh không được?”
Tại Quảng Ngãi đến 3 trường ĐH thì riêng Trường ĐH Kinh tế Tài chính thì tuyển đủ chỉ tiêu. Còn Trường ĐH Phạm Văn Đồng, ĐH Công nghiệp TP.HCM cơ sở Quảng Ngãi đến thời điểm này chỉ tuyển chưa đến 40% trong tổng chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT giao. Đại diện của hai trường cho biết năm nay có khoảng 3 ngành có nguy cơ đóng cửa.
Theo thông báo của ĐH Huế thì nguy cơ có khả năng đóng cửa nhiều ngành. Những ngành có nguy cơ đóng cửa của các đơn vị trực thuộc ĐH Huế như sau: Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, gồm ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (2 SV/50 CT), Kỹ thuật Điện (3 SV/50 CT), Kỹ thuật Bản đồ (3 SV/50 CT); ĐH Khoa học Huế: Hán Nôm (5 SV/30 CT), Địa lý tự nhiên (8 SV/40 CT)…;
Trường ĐH Nông lâm Huế có khả năng đóng cửa ngành Trồng trọt, Thủy sản, Lâm nghiệp, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, cùng 5 ngành bậc CĐ.
Trường ĐH Sư phạm Huế đã có đơn chuyển lên đề xuất chuyển các sinh viên (SV) mới trúng tuyển ở 2 ngành Sư phạm (SP) Kỹ thuật Công nghiệp và SP Kỹ thuật Nông nghiệp sang ngành đào tạo khác. Lý do là do 2 khoa này có số SV nhập học chỉ có 15 thí sinh. Như vậy hai ngành trên đóng cửa trong mùa tuyển sinh năm nay.
Ông Hoàng Hữu Hòa – phó Trưởng Ban đào tạo ĐH Huế cho biết: “trong 3 năm trở lại đây thì ĐH Huế cũng có từ 2 đến 3 ngành đóng cửa vì những ngành này thì sinh không còn quan tâm đến, vì thí sinh cho rằng học những ngành này ra trường không xin được việc làm”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Hòa thì chúng ta phải chọn lọc lại những ngành nào mà đặc thù và thế mạnh của trường và sắp xếp các khối ngành nghề thích hợp; mạnh dạn ngừng tuyển sinh một số ngành học khó tuyển trong những năm qua…
Trường ĐH Nha Trang năm nay tuyển sinh vẫn điệp khúc là đóng cửa nhiều ngành. Trường CĐ Công nghệ Thông tin (ĐH Đà Nẵng) thông báo đóng cửa ngành Công nghệ thông tin vì mới có 7 thí sinh đăng ký.
Trường ĐH Quảng Nam dừng tuyển sinh ngành CĐ ngành Sư phạm Mỹ thuật.
Trường ĐH Đồng Tháp năm nay phải tạm dừng tuyển sinh các ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp bậc ĐH và ngành Công nghệ thiết bị trường học bậc CĐ. Tương tự, Trường ĐH An Giang cũng tạm dừng tuyển sinh bốn ngành.
Những ngành nông nghiệp và ngành khoa học cơ bản của ĐH Phú Yên, ĐH Trà Vinh cũng có nguy cơ đóng cửa vì ít thí sinh đăng ký.
Trường ĐH Phú Xuân (Thừa Thiên Huế) và ĐH Phan Chu Trinh cũng “ngồi trên đống lửa” vì có khoảng 5 ngành không tuyển đủ thí sinh. Nghiêm trọng hơn khi đến thời điểm này Trường ĐH Tân Tạo mới chỉ có 30 thí sinh đến nhập học mà tổng chỉ tiêu (ĐH, CĐ) là 500.
Trường ĐH Phú Yên tạm dừng tuyển sinh ngành Văn học, Lịch sử, Việt Nam học và Sinh học…
Còn nước còn tát…
Đại diện nhiều trường cho rằng vớt được thí sinh nào thí hay thí sinh đó…
Thạc sĩ Lâm Thành Hiển – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho biết: Lý do nhiều trường ĐH ngoài công lập khó tuyển là vì nhiều trường ĐH công lập ngâm thí sinh và nhiều trường còn xin thêm chỉ tiêu nên các trường ĐH (NCL) tuyển không được. Do đó, còn ngày nào chúng tôi cố vớt được thí sinh nào thì hay thí sinh đó.
Cũng theo ông Hiển, đến thời điểm này ngành Đông phương học, Sinh học mới tuyển chưa được 40% trong tổng chỉ tiêu 200 được giao.
Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn – Đào Văn Lượng cho biết: “khó tuyển nhất của trường là các ngành kỹ thuật. Nhiều ngành tuyển chưa đến 20% trong tổng chỉ tiêu được giao”.
Lý do dẫn đến các ngành không tuyển được thí sinh – theo ông Lượng vì nhiều trường ĐH lớn cũng có nhiều hệ đào tạo thí khi thí sinh nạp hồ sơ vào thì khó rút ra. “Để có kinh phí đầu tư cơ sở vất và đội ngũ giảng viên nên nhà trường vẫn phải cố gắng vớt được chút nào hay chút đó” – lời ông Lượng.
Ông Phạm Hồng Dũng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Phan Thiết cho rằng, việc ngành CNTT của trường đến thời điểm này tuyển không được là do thí sinh không còn xem ngành CNTT là “hot” nữa. Nhưng dù số lượng thí sinh nhập học ít trường vẫn tổ chức dạy, chứ không đóng cửa ngành.
Khác với cách làm của các trường là nỗ lực để vợt thí sinh thì ông Hoàng Xuân Quảng – phó hiệu trưởng Trường ĐH An Giang đã thông báo tạm dừng tuyển sinh 4 ngành gồm: Sư phạm sinh học, Sư phạm tin học, Chăn nuôi (bậc ĐH) và Chăn nuôi (bậc CĐ) ngay sau khi công bố điểm chuẩn NV1 mà không chờ NV bổ sung. Hai ngành Quản trị kinh doanh và Luật kinh tế (liên kết với Trường ĐH Kinh tế – luật – ĐHQG TP.HCM) cũng không thể mở được do chỉ có tám thí sinh đạt điểm chuẩn.
Theo ông Quảng, có xét tuyển nữa thì nguồn tuyển cũng không có nên trường quyết định dừng tuyển sinh.
Theo VNN
Nhiều ngành trong ĐH công lập tại Huế có nguy cơ "đóng cửa"
Nhiều ngành học tại các đơn vị trực thuộc ĐH Huế đang có nguy cơ phải đóng cửa trong năm 2012 vì tuyển sinh chỉ dưới 10 sinh viên/ngành và đã 2-3 năm qua có rất ít SV vào học.
Theo tin từ ĐH Huế, hiện Trường ĐH Sư phạm Huế đã có đơn chuyển lên đề xuất chuyển các sinh viên (SV) mới trúng tuyển ở 2 ngành Sư phạm (SP) Kỹ thuật Công nghiệp và SP Kỹ thuật Nông nghiệp sang ngành đào tạo khác. Lý do là do 2 khoa này có số SV nhập học quá ít. Ngành SP Kỹ thuật Công nghiệp chỉ có 7 SV/50 chỉ tiêu (CT), ngành SP Kỹ thuật Nông nghiệp là 10 SV/50 CT.
Sau khi chờ đợt gọi NV4 vào kết thúc, ĐH Huế sẽ xem xét để có thể chuyển các SV này qua học ngành đào tạo khác của Trường ĐH SP Huế với điều kiện ngành được chuyển sang phải cùng khối thi và điểm chuẩn không thấp hơn ngành chuyển sang. Nếu vậy đồng nghĩa với việc 2 ngành SP Kỹ thuật Công nghiệp và SP Kỹ thuật Nông nghiệp phải đóng cửa tuyển sinh tạm thời 1 năm.
Một số ngành khác cũng trong "hoàn cảnh" tương tự. Có thể kể đến Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, gồm ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường (2 SV/50 CT), Kỹ thuật Điện (3 SV/50 CT), Kỹ thuật Bản đồ (3 SV/50 CT) ĐH Khoa học Huế: Hán Nôm (5 SV/30 CT), Địa lý tự nhiên (8 SV/40 CT)... ĐH Nông lâm Huế: Ngành Trồng trọt, Thủy sản, Lâm nghiệp, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, cùng 5 ngành bậc Cao đẳng...
Chưa tính đến số lượng thí sinh đến nhập học NV4, qua 3 đợt xét tuyển, ĐH Huế đã gửi giấy báo nhập học đến 16.378 thí sinh trúng tuyển/10.850 chỉ tiêu. Đến ngày 9/10, đã có 10.299/10.850 thí sinh đến nhập học, đạt 94,92% tổng chỉ tiêu của ĐH Huế.
Ngoài các trường có số thí sinh nhập học lớn hơn chỉ tiêu gọi vào như: ĐH Y - Dược Huế (1.623/1.380), ĐH Ngoại Ngữ Huế (1.016/1.000), Khoa Luật (764/600), Khoa Giáo dục Thể chất (270/250), một số trường còn thiếu khá nhiều chỉ tiêu như ĐH Nông lâm Huế (1.528/1.950), ĐH Khoa học Huế (1.272/1.500), Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị (139/280).
ĐH Huế đã đưa ra một số kiến nghị tại hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh ĐH 2012 nhằm cho đợt tuyển sinh năm sau được tốt hơn.
"Chúng ta phải cùng suy nghĩ chiến lược tuyển sinh trong năm tới. Thực tế đang có một số ngành 3 năm qua tuyển quá ít thí sinh, nên những ngành khó tuyển sinh quá thì tạm thời ngừng tuyển hay ghép thí sinh sang học ở các ngành khác. Vì chính các ngành này sẽ ảnh hưởng đến các ngành còn lại, kéo thấp số lượng tổng thí sinh vào học trên tổng chỉ tiêu mà chúng ta đang đề ra" - PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc ĐH Huế cho biết về thực trạng tuyển sinh ĐH, CĐ vào Huế năm 2012.
Cũng trong hội nghị Tổng kết tuyển sinh ĐH và CĐ 2012 do ĐH Huế tổ chức vào ngày 12/10 vừa rồi, Hội đồng tuyển sinh của ĐH Huế đã có kiến nghị các đơn vị đào tạo thành viên cần nghiên cứu để tổ chức, sắp xếp các khối ngành nghề thích hợp mạnh dạn ngừng tuyển sinh một số ngành học khó tuyển trong những năm qua đồng thời có kế hoạch bổ sung đội ngũ, cơ sở vật chất và tăng cường chỉ tiêu hợp lý cho những ngành hiện xã hội đang có nhu cầu cao.
Đại Dương
Theo dân trí
Tuyển sinh du học trường ĐH James Cook Sẽ thực sự là một thiếu sót lớn đối với các bạn học sinh - sinh viên đang tìm kiếm, lựa chọn cho mình một ngôi trường không những có chất lượng đào tạo tốt nhất, đồng thời, những công tác hỗ trợ cũng như phúc lợi dành cho sinh viên luôn ở mức cao nhất. Đó là chưa kể đến trường ĐH...